Đối với kênh huy động vốn qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số doanh nghiệp ngoà

2.4.2Đối với kênh huy động vốn qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

doanh nghiệp tham chiếu.

-Kỹ thuật phát hành trái phiếu còn nhiều hạn chế. Phát hành trái phiếu trực tiếp qua hệ thống KBNN chi phí cao; các phương thức đấu thầu, bảo lãnh được coi là tiên tiến, nhưng trong bối cảnh cụ thể hiện nay vẫn chưa thể triển khai có hiệu quả; số lượng thành viên tham gia thị trường ít, chủ yếu tập trung vào một số NHTM Nhà nước, chưa có mạng lưới đại lý phân phối sơ cấp đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, việc phát hành còn chia làm nhiều đợt trong năm với khối lượng hạn chế… gây khó khăn cho các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư tham gia thị trường thứ cấp.

- KBNN phát hành TPCQĐP trong 2 năm qua mới giới hạn chỉ phát hành loại trái phiếu công ích (do NSNN chi trả), và đối tượng mua là các tổ chức tài chính-tín dụng, chưa có hình thức bán lẻ đến tay người dân, vì thế chưa huy động được vốn dân cư trực tiếp cho cho NSNN. Hơn nữa, việc chưa phát hành trái phiếu với công trình được chi trả bằng tiền thu hồi từ công trình cũng hạn chế vì chưa cho phép khả năng tăng huy động vốn dân cư xã hội hóa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thành phố.

2.4.2 Đối với kênh huy động vốn qua ngân hàng và các tổ chức tíndụng. dụng.

- Nguồn huy động của các ngành ngân hàng Hà Nội chiếm tỷ trọng cao so với toàn ngành song tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn còn thấp để đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp hóa hiện đại hóa.Vốn huy động được từ dân cư chủ yếu là vốn ngắn hạn, thường có kỳ hạn 12 tháng - 24 tháng.Vốn có kỳ hạn 2 năm trở lên chiếm tỷ trọng rất thấp trong số tổng vốn huy động. Nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển vững chắc, còn chứa đựng những nhân tố biến động không luờng trước được như lạm phát, tỷ giá, lãi suất…vì vậy việc gửi các khoản tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn thường được

những người có vốn lựa chọn hơn để họ dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng vốn chuyển sang mua vàng, chứng khoán, bất động sản… hơn là gửi tiền tiết kiệm.

- Dịch vụ ngân hàng chưa phát triển đa dạng: Hầu hết các dịch vụ ngân hàng do các TCTD trên địa bàn cung cấp là các dịch vụ ngân hàng truyền thống huy động vốn, tín dụng và thanh toán). Các dịch vụ ngân hàng nhất là các dịch vụ gắn kết trung tâm tiền tệ và trung tâm vốn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và dân cư. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, chưa được triển khai rộng rãi.

-Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông quốc gia còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng lĩnh vực kinh doanh của các TCTD: Cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng một cách có hiệu quả là phải có một hệ thống hạ tầng công nghệ hỗ trợ hữu hiệu.Tuy nhiên, hiện nay nền tảng công nghệ thông tin viễn thông trên địa bàn chưa đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Nhìn chung hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông quốc gia của các TCTD còn chưa hiện đại và phát triển không đồng bộ đã dẫn đến khả năng kết nối, tích hợp giữa các hệ thống công nghệ, nhất là hệ thống thanh toán giữa các TCTD gặp nhiều khó khăn.

- Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ngân hàng còn hạn chế so với yêu cầu phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại. Trong điều kiện ngành ngân hàng đang có những bước phát triển hết sức nhanh chóng nhờ ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, song có một số bộ phận không nhỏ cán bộ và lãnh đạo điều hành trong các TCTD còn nhiều hạn chế về kỹ năng quản trị kinh doanh ngân hàng hiện đại, hiểu biết về dịch vụ ngân hàng mới, marketing, đánh giá, phân tích tín dụng, quản trị rủi ro…

Một phần của tài liệu Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)