4.Giải quyết công ăn việc làm(lao động và
đại lý bảo hiểm)
7.000 30.000 0 76.60 0 125.10 0 136.70 0 143.540 180.2 3 223.676 277.571
Thị trường bảo hiểm năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song quy mô thị trường bảo hiểm vẫn còn nhỏ, chưa xứng đáng với tiềm năng. Thủ đô Hà Nội là một trong 2 địa bàn(Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có hoạt động kinh doanh bảo hiểm lớn nhất cả nước.
Trong các năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường thành phố Hà Nội nói riêng đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp cho việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất kinh doanh và đời sống của xã hội;cải thiện môi trường đầu tư; giảm bớt gánh nặng cho NSNN, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
Trong số 38 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường Việt Nam thì hầu hết các doanh nghiệp này đều có trụ sở tài thành phố Hà Nội. Sự tăng trưởng và phát triển về cả quy mô và chất lượng của các doanh nghiệp bảo hiểm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đưa thị trường bảo hiểm thủ đô thành một bộ phận quan trọng trong phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Năm 2008, doanh thu phí trên toàn thành phố Hà Nội chiếm khoảng 21% so với doanh thu toàn thị trường, trong khi đó hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn này cũng chiếm trên 25% tổng số tiền các doanh nghiệp đầu tư trở lại nền kinh tế.
Tổng doanh thu bảo hiểm bình quân của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 24%/năm, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ tăng khoảng 16,5%/năm và bảo hiểm nhân thọ tăng khoảng 28%/năm.
Tổng doanh thu bảo hiểm năm 2008 trên địa bàn Hà Nội là 4.450 tỷ đồng trong đó bảo hiểm nhân thọ đạt doanh thu 2.124 tỷ đồng. Tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực năm 2008 là 423.667 hợp đồng bảo hiểm với số dân Hà Nội là 3,4 triệu người vậy thì chỉ có 12% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ tỷ lệ này là quá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.3.5.Huy động vốn thông qua cổ phần hóa DNNN và phát triển các công ty cổ phần.
Cổ phần hóa DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm tăng cường huy động vốn dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời đó là một kênh tạo hàng và thúc đẩy cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Việc cổ phần hóa không chỉ thu hút vốn của các nhà đầu tư, của những người lao động trong các doanh nghiệp mà còn thu hút được cả vốn của những người nông dân cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, chuyển họ thành những cổ đông và gắn bó thực sự với doanh nghiệp.
Việc chuyển cổ phần hóa từ hướng khép kín, nội bộ sang hình thức đấu giá công khai, bán cổ phần ra bên ngoài để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần tạo ra sức bật mạnh mẽ để đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thống các DNNN, đồng thời góp phần tạo điều kiện cho các thành phần khác, trong đó có dân cư cùng tham gia.
Trên phạm vi toàn quốc, kể từ ngày 8/6/1992 thực hiện chỉ thị số 202/CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và sau nhiều lần đổi mới các quy định các chính sách (NĐ 28, NĐ 44, NĐ 64, NĐ 187) nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, gắn việc cổ phần hóa với việc phát triển TTCK, đến hết năm 2008 đã có trên 3.863 DNNN và bộ phận DNNN chuyển đổi thành công ty cổ phần. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 10: Số lượng DNNN của Việt Nam cổ phần hóa qua các năm Năm Số DNNN đã cổ phần hóa 1993 2 1994 1 1995 3 1996 5 1997 7 1998 100 1999 250 2000 212 2001 204 2002 164 2003 532 2004 753 2005 754 2006 659 2007 116 2008 74 Tổng cộng 3.836 Nguồn: Cục thống kê
Bảng trên cho thấy tiến trình cổ phần hóa ngày càng được đẩy mạnh, do đó số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa tăng nhanh, liên tục(trừ 2 năm 2007, 2008)
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, hình thức cổ phần hóa phổ biến nhất là bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp với phát hành thêm cổ phiếu (chiếm 43,4%) tiếp đó là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp với phát hành thêm cổ phiếu (chiếm khoảng 43,4 %), tiếp đó là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (26%), còn lại là bán toàn bộ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (15,5%) và giữ nguyên vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu (15,1%).
doanh nghiệp cổ phần hóa nằm trong số doanh nghiệp sắp xếp lại) - Sắp xếp lại Cổ phần hóa Cả nước 5.414 3.836 Các bộ, ngành 1.354 1.164 Các tổng công ty 91 554 440 Các địa phương 5.506 2.232
Sau 15 năm cổ phần hóa các DNNN, có thể nhận thấy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có chuyển biến sau:
Thứ nhất, sự chuyển hướng từ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực sang cổ phần hóa DNNN ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực, trong cả nền kinh tế, dịch vụ văn hóa, kể cả NHTM, trừ DNNN trong lĩnh vực dầu khí và an ninh quốc phòng.
Thứ hai, chuyển biến từ việc chỉ cổ phần hóa các DNNN quy mô nhỏ về vốn và lao động, làm ăn thua lỗ, nay sang cả những doanh nghiệp làm ăn có lãi với các ngành trọng yếu của nền kinh tế (như điện lực, xi măng, viễn thông, hàng không), với kết quả hoạt động sau cổ phần hóa ngày càng tiến bộ. Thứ ba, việc cổ phần hóa không chỉ nhằm thu hút vốn của các nhà đầu tư, của những người lao động trong doanh nghiệp, mà còn thu hút cả vốn những người nông dân cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, chuyển họ thành những cổ đông, gắn bó họ với sự phát triển của doanh nghiệp.
Thứ tư, việc chuyển từ cổ phần hóa theo hướng cơ bản khép kín, nội bộ chuyển sang hình thức đấu giá công khai, bán cổ phần ra bên ngoài để thu hút các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Đây được coi là sự chuyển biến “có chất “ nhất thể hiện sự thay đổi căn bản về quan điểm và chủ trương về cổ phần hóa, góp phần tạo ra sức bật mạnh mẽ để đẩy nhanh, mạnh mẽ đến tiến trình cải các hệ thống DNNN một cách công khai minh bạch và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia. Trong số gần
3.000 doanh nghiệp cổ phần thì Nhà nước nắm 46,5% vốn điều lệ. Cổ đông là người lao động chiếm 15,1%.
Bảng 12: Một số đặc điểm của các DNNN sau khi cổ phần hóa. 2002 2003 2005 2006 2007 Vốn điều lệ trung bình(tỷ đồng) 7,0 6,6 10,3 12,6 14,5 Tỷ trọng vốn điều lệ của DNNN lớn hơn 10 tỷ đồng(%) 17 29 27 29 38 Nợ ngân hàng trung bình (tỷ đồng) 5 6 8 9 19
Số nhân công trung bình 247 218 184 237 304
Tỷ lệ nhà nước nắm giữ trong các công ty cổ phần hóa nắm giữ trên 35(%)
27 29 43 56 53
Cổ phần hóa các DNNN không có cổ phiếu bán ra bên ngoài (%)
50 50 52 46 29
Nguồn:Dự án giám sát việc thành lập và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Theo bảng trên, quy mô trung bình của các DNNN tiến hành cổ phần hóa mặc dù nhỏ nhưng vẫn tăng lên theo thời gian. Năm 2007, vốn cổ phần trung bình của các DNNN có số vốn nhà nước là 14,5 tỷ đồng, nợ ngân hàng 18 tỷ đồng và 300 nhân công, tất cả các chỉ tiêu này đều cao hơn so với năm 2006.
Cổ phần hóa các DNNN thường giao dịch đóng với bên ngoài, nhưng số liệu trên bảng cho thấy tình hình ngày càng giảm đi. Tỷ lệ các DNNN cổ phần không bán cổ phiếu ra bên ngoài giảm từ 52% năm xuống còn 29% năm 2007. Trong năm 2006, phần vốn bán ra bên ngoài chiếm chưa đến 9% tổng số vốn của các doanh nghiệp này nhưng đến năm 2007 con số này đã tăng lên 14%. Tỷ lệ này được dự đoán sẽ tăng lên khi các DNNN lớn hơn được cổ phần hóa.
Với 3836 DNNN được cổ phần hóa năm 2008, các tổ chức và các cá nhân đã đầu tư 12.411 tỷ đồng mua cổ phiếu, nhà nước đã có 10.169 tỷ đồng
(chiếm 58% tổng số vốn nhà nước cổ phần hóa ) để đầu tư trở lại vào DNNN hoặc vào các mục đích khác nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển.
Trên địa bàn Hà Nội, CPH DNNN cũng phát triển mạnh và phản ánh kết quả đặc điểm chung nêu trên của quá trình cổ phần hóa DNNN trên toàn quốc.
•Về công tác cổ phần hóa DNNN địa phương:
Hà Nội đã tích cực triển khai công tác cổ phần hóa DNNN địa phương, thành ủy đã ban hành chỉ thị số 10-CT/TU, chương trình 18-CTr/TU,kế hoạch 20-KH/TU(khóa XIII) và chương trình 13-CTr/TU(khóa XIII), trong đó xác định những nhiệm vụ, mục tiêu về cổ phần hóa DNNN địa phương. Ban chỉ đạo đổi mới DNNN thành phố được thành lập. Danh sách và lộ trình các DNNN trong diện cổ phần hóa được xây dựng và đôn đốc thực hiện với các nhiệm vụ cụ thể được giao cho từng bộ phận,cá nhân có trách nhiệm…
Ngày 7/5/2003, chính phủ có quyêt định số 86/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2003-2005. Ngay sau đó, thành phố đã có chỉ thị số 20-CT/TU ngày 18/6/2003 và UBND Thành phố có tờ trình số 25/TTr-TB ngày 19/6/2003 về “Một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ sắp xếp và đổi mới DNNN thuộc thành phố Hà Nội” ; Quyết định số 2063/QĐ-UB về quy trình sắp xếp, cổ phần hóa và quyết định số 3287/QĐ-UB về quy trình sắp xếp, cổ phần hóa và quyết định số 3287/QĐ-UB về quy chế thuê tư vấn công ty cổ phần hóa.
Nhìn chung mặc dù có sự chững lại vào những năm 2000-2002, song việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN được thành ủy và UBND Thành phố đặc biệt quan tâm, chỉ đạo theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ năm 1998 đến 30/6/2005, thành phố đã hoàn thành cổ phần hóa 111 doanh nghiệp (trong đó cổ phần hóa bộ phận 20
doanh nghiệp, cổ phần toàn bộ 91 doanh nghiệp) và thành lập 114 công ty cổ phần.
Các mục tiêu của cổ phần hóa bước đầu đạt kết quả tốt. Sau cổ phần hóa, bình quân vốn doanh nghiệp đạt gần 4,6 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần. Hầu hết các doanh nghiệp đều có mức doanh thu lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước cao hơn khi còn là DNNN (tăng khoảng 15-20%). Đa số các công ty cổ phần đều có cổ tức chia cho cổ đông và tỷ lệ cổ tức chia cho cho các cổ đông và tỷ lệ cổ tức thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Đào tạo và đào tại lại 2.500 lao động, tuyển thêm 622 lao động mới. Ý thức, năng suất lao động và thu nhập của người lao động được cải thiện. Huy động thêm được 351,4 tỷ đồng tiền vốn từ các cổ đông, vốn nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa được bảo toàn và tiếp tục tăng trưởng…
Chất lượng công tác sắp xếp, cổ phần hóa được nâng cao: Các tồn tại tài chính, lao động của doanh nghiệp được sắp xếp, cổ phần hóa cơ bản được xử lý. Phương án sản xuất kinh doanh sau sắp xếp, cổ phần hóa được xây dựng công phu và có tính khả thi cao…Đa phần các doanh nghiệp sau sắp xếp, cổ phần hóa hoạt động ổn định, có hiệu quả hơn so với khi còn là DNNN. Đặc biệt, các mục tiêu cổ phần hóa DNNN đều được thực hiện:
+ Cổ phần hóa đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, đồng thời tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người lao động nâng cao vai trò làm chủ trong doanh nghiệp.
Theo số liệu tổng hợp của 58 doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2006, tổng vốn điều lệ của 58 công ty cổ phần là 622.497 triệu đồng, trong đó nhà nước giữ 212.972 triệu đồng, tương đương : 34,2%,cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp giữ 392.899 triệu đồng, chiếm 53% và tổng giá trị cổ phần bán đấu giá cho các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp là :79.626 triệu đồng, chiếm 12,8%. Chính sách cổ phần hóa cho phép đại đa số người lao
động trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Người lao động - cổ đông là chủ thực sự phần vốn góp của mình, có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp với tinh thần dân chủ trách nhiệm cao như: Tham dự đại hội đồng cổ đông để thông qua điều lệ công ty, bầu các thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát, biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp … làm cho cơ chế quản lý doanh nghiệp thay đổi theo chiều hướng tích cực, hoạt động quản lý năng động, có hiệu quả và thích nghi với nền kinh tế thị trường. Chính sách cổ phần hóa cho phép đại đa số người lao động trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Người lao động- cổ đông là chủ thực sự phần vốn góp của mình có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp một cách có hiệu quả bằng việc dự Đại hội đồng cổ đông để thông qua các điều lệ công ty, bầu các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển dài hạn hàng năm, tăng giảm vốn điều lệ, đầu tư sản xuất phân chia lợi nhuận … Nhờ đó họ nâng cao được tính chủ động, ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho hiệu quả hoạt đọng của doanh nghiệp ngày một tăng.
Việc kiểm tra, giám sát của người lao động- cổ đông và xã hội đối với công ty cổ phần thực sự có hiệu quả, tài chính của công ty cổ phần được minh bạch, công khai, cùng với những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cổ đông tạo điều kiện cho việc thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp một cách đầy đủ và triệt để.
+Cổ phần hóa trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong cơ cấu lại DNNN, để DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn, tập trung vào những ngành những lĩnh vực then chốt của thành phố.
Thông qua việc cổ phần hóa số lượng DNNN được giảm bớt, đồng thời DNNN có bước cơ cấu lại quan trọng. Từ chỗ DNNN rất phân tán, dán trải trong tất cả các ngành, lĩnh vực này tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của thành phố cần ưu tiên để phát triển : cung cấp nước sạch, vận chuyển hành khách công cộng bằng xe bus, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, kinh doanh thương mại hiện đại…
+Cổ phần hóa đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh.
Các doanh nghiệp cổ phần hóa tạo hàng hóa cung cấp cho các hoạt động của TTGDCK Hà Nội. Ngược lại, TTGDCK Hà Nội ra đời có tác động thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa được nhanh hơn, đồng thời là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp vừa rẻ vừa tiện lợi.
TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cổ phần được tham gia niêm yết trên sàn sàn giao dịch để huy động vốn, tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư.
+ Cổ phần hóa mang lại cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động , có