Huy động vốn dân cư qua các doanh nghiệp bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 50)

Bảo hiểm là ngành dịch vụ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và các doanh nghiệp.

Thị trường bảo hiểm là nơi dẫn vốn để cho các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các vai trò trung gian trung gian tài chính; vai trò nhà đầu tư có tổ chức và vai trò các tổ chức phát hành.

Với vai trò là trung gian tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đã khẳng định là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Bảo hiểm con người là công cụ hữu hiệu để huy động những nguồn tiền nhàn rỗi nằm ở các tầng lớp dân cư trong xã hội. Khi kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cao sẽ xuất hiện nhu cầu tiết kiệm hoặc đầu tư số tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Ở các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển thường thiếu các công cụ để đáp ứng nhu cầu này, vì vậy bảo hiểm con người, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ ra đời đã giúp các cá nhân và các tổ chức thực hiện nhu cầu một cách có hiệu quả. Do đối tượng rộng, lại vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro, hơn nữa, do cơ chế và cách thức đóng phí thuận lợi, cho nên bảo hiểm nhân thọ có nhiều ưu điểm hơn hẳn gửi tiền tiết kiệm.

Có thể thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đang là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và ấn tượng nhất trong khu vực và trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1998-2008 đạt khoảng 20%/năm. Nếu như năm 1993, doanh thu ngành BH mới chỉ đạt 700 tỷ đồng, chiếm 0,37% GDP, thì đến năm 2008, con số này ước đạt 27.000 tỷ đồng, chiếm 2,22% GDP. Năng lực tài chính của các DN BH cũng liên tục được cải thiện. Nếu như năm 1993, ngành BH có vốn chủ sở

hữu 145 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 188 tỷ đồng, thì đến nay vốn chủ sở hữu đã lên tới hơn 17.500 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ đạt tới 35.485 tỷ đồng.

Năm 2008 toàn ngành bảo hiểm đạt doanh thu trên 27.000 tỉ đồng bằng 2,2% GDP, Bảo hiểm nhân thọ đạt 10.339 tỉ đồng tăng 9,3%, Bảo hiểm phi nhân thọ đạt 10.855 tỉ đồng tăng 31,2%, tái bảo hiểm (VNR) đạt 1.050 tỉ đồng, doanh thu từ hoạt động đầu tư 5.700 tỉ đồng. Đầu tư vào nền kinh tế trên 57.000 tỉ đồng (kể cả Vinare).

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dự báo ngành BH phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2009. Song đây cũng là cơ hội để ngành BH mở rộng thị trường. Bởi khi khủng hoảng tài chính xảy ra, lãi suất liên tục giảm, người dân sẽ tìm đến BH như một sự bảo toàn chắc chắn.

Thị trường mở rộng, loại hình phong phú .Với xuất phát điểm chỉ có một doanh nghiệp (DN) BH duy nhất là Bảo Việt, đến nay, thị trường BH Việt Nam đã có 28 DN BH phi nhân thọ, 11 DN BH nhân thọ, 10 DN môi giới BH. Mạng lưới hoạt động của ngành BH cũng liên tục được mở rộng tại khắp các tỉnh, thành và hiện đã tiếp cận đến hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh, với nhiều loại hình BH phong phú. Thống kê của Hiệp hội BH Việt Nam cho thấy, nếu như năm 1999, thị trường này mới chỉ có 20 sản phẩm BH, đến nay khối BH phi nhân thọ đã có 600 sản phẩm do DN BH đăng ký với Bộ Tài chính và 3 sản phẩm bắt buộc. Khối BH nhân thọ cũng có gần 200 sản phẩm BH được Bộ Tài chính phê duyệt, với nhiều sản phẩm BH đòi hỏi công nghệ BH cao như BH hàng không, dầu khí, đóng tàu hay các công trình ngầm...

Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 20% trong vòng 10 năm qua, thị trường BH Việt Nam đã chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt với các DN nước ngoài. Tính đến nay, đã có 21 DN BH đang hoạt động có vốn nước ngoài.

Quá trình mở cửa thị trường BH đã kích thích các DN trong nước mở rộng kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, tích lũy lợi nhuận đóng góp trở lại cho nền kinh tế. Thống kê cho thấy, năm 2008, đầu tư trở lại nền kinh tế của các DN BH đạt 58.896 tỷ đồng tập trung vào các lĩnh vực: trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng… Nguồn vốn đầu tư này không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội mà còn khiến nguồn bảo tức của khách hàng mua BH trở nên dồi dào hơn.

Cơ cấu đầu tư từ nguồn tiết kiệm bảo hiểm đã chuyển mạnh từ đầu tư ngắn hạn sang đầu tư dài hạn, dưới các hình thức:mua TPCP,đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết, đầu tư vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng như giao thông, năng lượng, khu đô thị, khu công nghiệp, các dự án sản xuất, dịch vụ… Tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn ngày càng tăng, trong đó tỷ trọng đầu tư TPCP năm 2008 đã tăng 1,5 lần so với năm 2005.

Tổng số tiền đầu tư của bảo hiểm nhân thọ năm 2008 là 39.253 tỉ đồng (gồm cả 02 doanh nghiệp mới là Great Eastern và Cathay Life), tăng 23,23% so với 2007, trong đó Prudential 14.333 tỉ đồng, Bảo Việt 14.669 tỉ đồng, Manulife 3.583 tỉ đồng. Cơ cấu đầu tư: tiền gửi ngân hàng 16,25%, trái phiếu chính phủ 58,10%, cổ phiếu góp vốn 7,6%, cho vay 10,15, đầu tư khác 7,95%.

Một số công ty bảo hiểm đã thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư để chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh, cung cấp thêm các dịch vụ tài chính cho thị trường qua đó góp phần tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế, nhất là vốn từ các tầng lớp dân cư. Chính sự tham gia tích cực và ngay từ đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm vào thị trường vốn và các TTCK Việt Nam là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của thị trường.

Theo Hiệp hội Bảo hiểm, năm 2008, BH phi nhân thọ đã giải quyết bồi thường ước đạt 4.500 tỷ đồng và trả tiền BH nhân thọ ước đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Nhiều tổn thất lớn đã và đang được ngành BH giải quyết bồi thường. Các DN BH cũng đã tích cực hạn chế tổn thất qua việc xây dựng các công trình đường lánh nạn, gương cầu lồi, khắc phục điểm đen tai nạn…

Với vai trò là các nhà đầu tư có tổ chức, các doanh nghiệp bảo hiểm thu hút được lượng vốn nhàn rỗi lớn, bằng các đặc thù của các loại hình bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm huy động được cả vốn ngắn hạn và dài hạn trên thị trường. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có nguồn vốn dài hạn trên thị trường vốn. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ không chỉ thể hiện trong từng gia đình đối với từng cá nhân trong việc góp phần ổn định cuộc sống mà còn thể hiện rõ trên phạm vi xã hội, bảo hiểm nhân thọ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động vốn trong nước từ những nguồn tiền mặt nhàn rỗi nằm trong dân cư. Nguồn vốn này không chỉ có tác dụng đầu tư dài hạn mà còn góp phần thực hiện tiết kiệm, chống lạm phát và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Ngành bảo hiểm được đánh giá là kênh huy động vốn tiềm năng đầu tư vào nền kinh tế quốc dân lớn thứ hai-sau ngành ngân hàng.

Bảng 9: Một số chỉ tiêu bảo hiểm chủ yếu.

Các chỉ tiêu chủ yếu 1996 1999 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

1.Kết cấu thị trường

.Tổng số DNBH,MGBH 8 15 20 24 26 32 38 41 49

.Doanh nghiệp phi nhân thọ 6 10 13 14 14 16 22 23 27

.Doanh nghiệp nhân thọ 3 4 4 5 8 8 9 11

.Doanh nghiệp tái bảo hiểm 1 1 1 1 1 1 1 1 1

.Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 1 1 2 5 6 7 7 8 10

2.Quy mô thị trường bảo hiểm(tỷ đồng) 1.356 2.291 7.825 11.376 14.088 15.678 17.99 9

22.896 26.894

.Doanh thu phí bảo hiểm(tỷ đồng) 1.264 2.091 6.992 10.390 12.479 13.558 14.86 18.000 21.194

+Phi nhân thọ 1.264 1.606 2.624 3.815 4.768 5.535 6.360 8.500 10.855

+Nhân thọ 1 485 4.368 6.575 7.711 8.023 8.500 9.500 10.339

.Doanh thu đầu tư (tỷ đồng) 92 200 833 986 1.609 2.120 3.139 4.896 5.700

.Đóng góp vào GDP(%) 0.49 0.57 1.46 1.86 1.97 2,03 2.09 2.12 2.2

+Phi nhân thọ 0.46 0.4 0.49 0.54 0.67 0,72 0.73 0.78 0.89 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Nhân thọ 0.12 0.81 1.18 1.08 1,04 0.98 0.88 0.84

+Hoạt động đầu tư 0.03 0.05 0.16 0.14 0.22 0,27 0.38 0.46 0.47

.Phí bảo hiểm bình quân đầu người(nghìn đồng)

17 27 88 125 152 163 179 216 255

3.Đầu tư trở lại nền kinh tế(tỷ đồng) 1.232 2.664 9.955 14.602 21.195 26.906 35.00 0

Một phần của tài liệu Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 50)