Thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì cần phải có một nguồn vốn lớn. Chính sách huy động và sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nó liên quan đến chính sách phân phối thu nhập trong phạm vi toàn xã hội, tác động trực tiếp đến các mối quan hệ tích lũy, tiêu dùng và các chính sách tiền tệ tín dụng.

Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam phải hoàn tất củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng. Điều này yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ, bao gồm quỹ Nhà nước và vốn từ các cá nhân cả trong nước và nước ngoài, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước và cá nhân trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng.

Theo báo cáo Phát triển Việt Nam 2007 của ngân hàng Thế giới, đầu tư hàng năm của Việt Nam vào cơ sở hạ tầng chiếm từ 9-10% GDP (tỉ lệ cao nhất so với tiêu chuẩn quốc tế). Tuy nhiên, cả Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á đều cho rằng, để duy trì tỉ lệ hiện tại, Việt Nam nên tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng đến 11-12% trong tổng GDP.

Theo Thứ trưởng Sở Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Bích Đạt, đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng phải gấp 2 lần tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, nếu không, mọi thứ sẽ phải được bố trí lại.

Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp phát triển vào năm 2020, Việt Nam phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và toàn diện. Giai đoạn 2007-2008, đất nước cần khoảng 30 tỉ USD/năm để phát triển cơ sở hạ tầng. Hiện tại, gần 40% trong tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là được cung cấp từ nguồn vốn quốc tế, trong khi đó, chỉ 15% là từ tư nhân. Đối với nhu cầu đầu tư vốn để nâng cao hệ thống giao thông cho đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam cần 117.744 tỉ VND (gần 7,4 tỉ USD), trong khi hiện tại, khả năng đáp ứng nhu cầu trên chỉ ở mức 2-3 tỉ USD, chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, ODA và trái phiếu Chính phủ. Theo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), con số này chỉ đáp ứng 20-30% tổng nhu cầu.

Hà Nội là trung tâm tài chính- tiền tệ lớn nhất Miền Bắc và đứng thứ hai đất nước sau thành phố Hồ Chí Minh.Trong những năm qua, Hà Nội đã thu hút được khá nhiều nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Phương hướng và nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đã được khẳng định và thể chế hóa qua nghị quyết của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô trong thời kỳ 2001-1010 và Pháp lệnh Thủ đô, theo đó mục tiêu đề ra là đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Hà Nội đạt khoảng 9%, GDP bình quân đầu người đạt 2100-2200USD/người, cơ cấu kinh tế là: dịch vụ 56%, công nghiệp 42%, nông nghiệp 2%.

Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, việc huy động tối đa các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thủ đô đóng vai trò quyết định.Theo ước tính, trong thời kỳ 2001-2010, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội 329.000 tỷ đồng, bình quân hàng năm nhu cầu về vốn là 32.900 tỷ đồng.

Tình hình huy động vốn của Hà Nội trong mấy năm gần đây được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2: Tình hình huy động vốn cho đầu tư phát triển của thành phố Hà Nội từ 2005-2007 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 Tổng số 35.418 56.953 62.947 1.Vốn trong nước 28.974 49.164 54.639 -Vốn đầu tư từ NSNN 5.433 6.402 6.189

-Phần vốn các DNNN đầu tư thêm 11.944 15.817 17.000

-Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư thêm 11.596 26.945 31.450 -Các doanh nghiệp ngoài nhà nước 9.697 24.840 29.000

-Dân tự đầu tư 1.900 2.105 2.450

2.Vốn ngoài nhà nước 6.444 7.789 8.308

-Vốn FDI 5.423 7.453 7.877

-Vốn ODA 1.021 336 431

Nguồn: Cục thống kê Hà Nội.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Hà Nội trung bình trong giai đoạn từ 2005-2007 là 35,7 %. Trong đó nguồn vốn trong nước chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng số vốn huy động( chiếm khoảng 85,5 % trong tổng số vốn huy động). Và trong năm 2005- 2007 đã thu hút được vốn trung bình là 51.772 tỷ đồng. Vì vậy, Hà Nội đã thực hiện tương đối tốt công tác thu hút vốn cho đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w