Huy động vốn dân cư qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 46)

hoạch thu năm ngoái, chuyển tiếp sang kế hoạch đầu tư năm 2009.

Một số dự án thuộc kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản điều chỉnh năm 2008 giao Kho bạc Nhà nước thành phố thanh toán như: Nhà NƠ1 đô thị mới Định Công; Nhà N1A, N1B, N5A, N5BC, N5D đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính; cụm nhà ở cao tầng trên ô đất N2A, N2B, N2C, N2D, N2E, N2F cũng thuộc khu Trung Hòa - Nhân Chính...

2.3.2. Huy động vốn dân cư qua kênh ngân hàng và các tổ chức tíndụng. dụng.

Với mục đích huy động nguồn vốn lớn trong dân cư, hệ thống ngân hàng đã thực hiện nhiều cải cách theo hướng thị trường hóa và hiện đại hóa nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và tăng cường lòng tin của công chúng trong hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đưa ra quy chế mới về tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Nội dung cải cách gồm:

- Quy định đối tượng gửi tiết kiệm bao gồm cả cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

- Cho phép các TCTD được tự quy định các điều kiện và điều khoản đối với hoạt động gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Nội dung cải cách bao gồm:

- Quy định đối tượng gửi tiết kiệm bao gồm cả cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

- Cho phép các tổ chức tín dụng được tự quy định các điều kiện và các điều khoản đối với hoạt động gửi tiết kiệm như thời hạn,các hình thức huy động…

- Cho phép tổ chức tín dụng tổ chức việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại các địa điểm giao dịch khác nhau trong cùng hệ thống.

- Cho phép tổ chức tín dụng áp dụng chức năng thanh toán đối với tài khoản riền gửi tiết kiệm của người gửi tiền trong một số trường hợp.

Đánh giá việc huy động vốn của thành phố Hà Nội trong thời gian qua: Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động bình quân của các TCTD của thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2008 đạt trên 25% /năm (2008 vốn huy động tăng hơn 20% so với năm 2007). Cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng (24%/năm).Tiền gửi của dân cư và các doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn có thời hạn trên 1 năm tăng khá trong những năm gần đây đã tạo được thế chủ động trong cho vay và đầu tư trung và dài hạn. Đây là yếu tố quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và phát triển các ngân hàng trên địa bàn.

Bảng 4: Nguồn huy động vốn của các tổ chức dân cư thông qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đơn vị:tỷ đồng 2000 2001 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn huy động 74.477 92.500 147.175 172.160 175.227 231.779 285.088 342.105 Trong đó Tổ chức kinh tế 41.214 51.270 90.917 107.410 96.559 128.271 183.876 201.956 Dân cư 33.263 41.230 56.228 64.750 78.668 13.508 101.231 140.149

Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đã tìm mọi biện pháp đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế thông qua phát triển mạng lưới các chi nhánh trực thuộc, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng thanh toán. Các phương thức huy động vốn và công cụ lãi suất đã được đáp ứng một cánh linh hoạt đa dạng.

Đặc biệt, các NHTM và các TCTD còn quan tâm chú trọng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, bao gồm: dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quĩ, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, dịch vụ tư vấn, thanh toán liên ngân hàng qua mạng máy vi tính, chuyển tiền điện tử, dịch vụ rút tiền tự động (qua máy ATM), ngân hàng điện tử…Kết quả thu nhập từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng và các TCTD không ngừng được nâng lên.

Các dịch vụ ngân hàng hiện đại được ứng dụng với những tiện ích do công nghệ mới hiện đại mang lại đã có ý nghĩa kinh tế xã hội, khuyến khích dân cư mở rộng giao dịch với ngân hàng, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần phát triển thương mại điện tử. Hiện nay ngân hàng nhà nước Việt Nam và tất cả các ngân hàng thương mại đã xây dựng website để giới thiệu về hoạt động của mình, thông tin các dịch vụ ngân hàng. Trên 80% nghiệp vụ ngân hàng được tin học hóa, công nghệ tin học được ứng dụng trực tiếp vào công tác thanh toán. Đồng thời phần lớn các ngân hàng thương mại đã giao dịch một cửa, đặc biệt là trong giao dịch nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, áp dụng phần mềm vi tính cho quá trình giao dịch nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tài khoản cá nhân, áp dụng mã số hóa tiền gửi tiết kiệm, áp dụng phần mềm vi tính cho quá trình giao dịch nhận và chi trả tiền gửi tiết

kiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

2.3.3.Huy động vốn trong dân cư qua trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

TTCK Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. TTCK bước vào giai đoạn bùng nổ về quy mô, đặc biệt là thị trường cổ phiếu. Kể từ khi thành lập tính đến ngày 31/3/2009, có 177 công ty đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội. TTCKVN đã thực sự thể hiện được vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Theo thống kê của UBCKNN, năm 2007 TTCKVN đã huy động được 90.000 tỷ đồng vốn cho các doanh nghiệp bao gồm cả hoạt động phát hành, đấu giá trên thị trường chính thức:

• UBCKNN đã cấp phép chào bán cổ phiếu cho 179 công ty, với tổng cộng 2.460 triệu cổ phiếu được phát hành ra công chúng, tương ứng với khoảng 48.000 tỷ đồng, gấp 25 lần năm 2006.

• UBCKNN cũng tổ chức phát hành được 3.468 triệu trái phiếu, tương đương 3.750 tỷ đồng cho 3 NHTM cổ phần;

• UBCKNN chấp thuận phát hành 25 triệu chứng chỉ quỹ, tương đương 250 tỷ đồng cho quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife.

Trải qua nhiều thăng trầm, TTCKVN năm 2007 vẫn đạt được mức tăng trưởng vượt bậc, giá trị vốn hóa thị trường đạt 43,7% GDP - một con số không nhỏ so với một thị trường còn non trẻ như Việt Nam. Trong đề án phát triển thị trường vốn của Bộ Tài chính trình Chính phủ trong năm 2007, mốc 50% GDP vào năm 2010 và đến năm 2020 đạt 70% GDP.

Tính đến 31/12/2008, tổng số doanh nghiệp niêm yết tại đây đã tăng lên 168 công ty, với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 21,715 tỷ đồng, giá trị vốn hóa

thị trường đạt 55.174 tỷ đồng. Mặc dù thị trường sụt giảm so với thời điểm cuối năm 2007, giá trị vốn hóa thị trường giảm trên 40%, nhưng quy mô niêm yết trong năm 2008 đã tăng mạnh : số lượng công ty niêm yết tăng 50%, khối lượng niêm yết tăng 62,8%.

Bảng 5:Quy mô niêm yết trên TTGDCK Hà Nội. Loại chứng khoán 7-12/2005 2006 2007 2008 Số lượng Giá trị niêm yết (tỷ đồng) Số lượng Giá trị niêm yết (tỷ đồng) Số lượng Giá trị niêm yết (tỷ đồng) Số lượng Giá trị niêm yết (tỷ đồng) Cổ phiếu 6 118,255 84 14.054,793 113 18.758,408 171 37.824,298 Trái phiếu 7 1200 78 17270 157 64.175,598 501 158.503,598 Toàn thị trường 13 1318,255 162 34.324,793 270 81.934,006 672 212.154,848 Nguồn:TTGDCK Hà Nội. 2.3.3.1.Về hoạt động đấu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hà Nội.

Tính đến thời điểm ngày 31/3/2006, trên TTGDCK Hà Nội có 10 công ty thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu với vốn hóa trên thị trường trên 2.300 tỷ đồng và 6 loại trái phiếu với tổng trị giá 1.060 tỷ đồng. Nhưng đến ngày 22/12/2006, đã có đến 87 tổ chức đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường là 32.096 tỷ đồng và 90 loại trái phiếu với tổng giá trị là 18.140 tỷ đồng.

Năm 2007 đã diễn ra nhiều cuộc đấu giá và IPO các doanh nghiệp lớn với số lượng cổ phần chào bán đạt mức kỷ lục trong lịch sử 7 năm hoạt động của TTCK với một số tên tuổi tiêu biểu sau:

Bảng 6. Một số doanh nghiệp lớn tham gia đấu giá năm 2007.

Tên doanh nghiệp Vốn điều lệ (tỷ đồng)

Số lượng cổ phiếu đấu giá

Giá trúng thầu bình quân (đồng/cổ phiếu) Thời gian đấu giá PVFCCo 3.800 128.626.000 54,403 24/04/2007

Tập đoàn Bảo Việt 6.800 59.440.000 73,910 31/05/2007 Tài chính dầu khí 5.000 59.638.900 69,974 19/10/2007

Vietcombank 15.000 97.500.000 107,680 26/12/2007

Nguồn: TTGDCK Hà Nội.

Về nhà đầu tư tham gia đấu giá, năm 2005 có tới 4.085 lượt nhà đầu tư tham gia đấu giá; 2.880 lượt nhà đầu tư đã trúng giá, trong đó có 2.734 nhà đầu tư cá nhân trúng giá. Như vậy trung bình có 146 nhà đầu tư tham gia vào một đợt đấu giá, trung bình có 103 nhà đầu tư trúng giá trong một phiên đấu giá. Tổng số cổ phần đăng ký đặt mua cao hơn 16,7% so với tổng số cổ phần chào bán. Số tiền chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá trúng thầu là 1.500 đồng. Nói cách khác thông qua đấu giá cổ phần nhà nước đã thu được khoản chênh lệch gần 300 tỷ đồng so với giá khởi điểm.

Nếu tính đến thời điểm ngày 31/12/2007 thì tổng số đợt đấu giá đã thực hiện là 53 đợt. Tổng số đợt nhà đầu tư tham gia đăng ký đấu giá là 59.808, có 17.973 nhà đầu tư đã trúng giá trong đó có 17.602 nhà đầu tư cá nhân trúng thầu và 371 nhà đầu tư có tổ chức trúng thầu. Như vậy trung bình có 1129 nhà đầu tư tham gia vào một đợt đấu giá.

Bảng 7. Thống kê hoạt động đấu giá cổ phần tại TTGDCKHN (chỉ bao gồm các đợt đấu giá do TTGDCKHN chủ trì )

Năm 2007

STT CHỈ TIÊU NỘI DUNG

1 Tổng số đợt đấu giá đã thực hiện 53

2 Tổng số cổ phần chào bán 331 134 518

3 Tổng giá trị cổ phần bán đấu giá 3 311 345 180 000 4 Tổng số nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá 59 808

5 Tổng số cổ phần đăng ký mua 1 207 024 357

6 Tổng số nhà đầu tư tham gia hợp lệ 51 0

7 Tổng số nhà đầu tư trúng giá: Tổ chức: Cá nhân: 17 973 371 17 602 8 Tổng số cổ phần trúng giá 285 299 763 9 Tổng giá trị cổ phần trúng giá 14 847 720 279 200 10 Tổng giá trị chênh lệch so với mệnh giá 11 993 569 569 200 11 Tổng giá trị chênh lệch so với giá khởi điểm 6 628 471 662 800

Năm 2006

STT CHỈ TIÊU NỘI DUNG

1 Tổng số đợt đấu giá đã thực hiện 40

2 Tổng số cổ phần chào bán 258.191.736

3 Tổng giá trị cổ phần bán đấu giá 2.599.590.120.000 4 Tổng số nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá 29.633

5 Tổng số cổ phần đăng ký mua 1.160.332.422

6 Tổng số nhà đầu tư tham gia hợp lệ 29.347

7 Tổng số nhà đầu tư trúng giá 5.279

+ Tổ chức: 190

+ Cá nhân: 5.089

8 Tổng số cổ phần trúng giá 213.987.456

9 Tổng giá trị cổ phần trúng giá 7.746.140.938.760 10 Tổng giá trị chênh lệch so với mệnh giá 5.588.658.418.760 11 Tổng giá trị chênh lệch so với giá khởi điểm 5.205.880.021.690

NĂM 2005

STT CHỈ TIÊU NỘI DUNG

1 Tổng số đợt đấu giá đã thực hiện 28

2 Tổng số cổ phần chào bán 204.523.854

3 Tổng giá trị cổ phần bán đấu giá 2.128.186.749.750 4 Tổng số nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá 4.085

5 Tổng số cổ phần đăng ký mua 238.686.830

6 Tổng số nhà đầu tư tham gia hợp lệ 4.075

7 Tổng số nhà đầu tư trúng giá 2.880

+ Tổ chức: 137

+ Cá nhân: 2.743

8 Tổng số cổ phần trúng giá 184.058.194

9 Tổng giá trị cổ phần trúng giá 2.039.215.515.900 10 Tổng giá trị chênh lệch so với mệnh giá 329.903.575.900 11 Tổng giá trị chênh lệch so với giá khởi điểm 274.109.285.200

Nguồn:TTGDCK Hà Nội.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp huy động thêm vốn thành công qua TTCK. Nhìn chung tất cả các công ty niêm yết đều có mức tăng trưởng khá cả về doanh thu và lợi nhuận, trình độ quản lý, trình độ quản trị công ty được nâng cao và tính công khai minh bạch ngày càng được tăng cường nên càng thuận lợi trong việc huy động vốn.

2.3.3.2 Hoạt động giao dịch trên TTGDCK Hà Nội.

Hastc-Index kết thúc năm 2008 với mức giảm 0.32 điểm xuống 105,12 điểm. Khối lượng giao dịch khớp lệnh toàn thị trường đạt 5,19 triệu cổ phiếu, tương đương 118,6 tỷ đồng. Tính chung giao dịch thỏa thuận, tổng khối lượng giao dịch phiên này là 6,13 triệu cổ phiếu, tương đương 166,79 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu ACB giao dịch thỏa thuận 500.000 đơn vị và khối ngoại mua thỏa thuận 600.000 cổ phiếu KBC. Ba cổ phiếu có dư mua trần nhiều nhất phiên đều là 3 cổ phiếu nhỏ: HNM có dư mua trần 195.500 cổ phiếu (giá 10.300 đồng), POT (dư mua 133.000 cp giá 8.900 đồng), V11 (dư mua 77.400 cp giá 11.800 đồng), HBE (dư mua 82.300 cp giá 9.700 đồng). Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất phiên này trên sàn Hà Nội là SPP, VBH, NPS và KBC (cũng tăng 1.000 đồng), VTL tăng 900 đồng. Ngoài KBC giao dịch khớp lệnh 38.200 cổ phiếu, các mã còn lại đều giao dịch dưới 1.000 đơn vị. Như vậy, kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2008, Hastc-Index đã để mất 217,22 điểm so với đầu năm.

Bảng 8.Tổng quan về hoạt động giao dịch trên TTGDCK Hà Nội.

Năm VN- index (31/12) KLGD (CP&CCQ) GTGD (1000đ) Hastc index (31/12) KLGD (CP) GTGD (1000đ) 2000 207 3.641.000 90.214.760 0 0 2001 235 19.028.200 964.019.550 0 0 2002 183 35.715.939 959.329.653 0 0 2003 167 28.074.150 502.022.234 0 0 2004 239 76.393.008 2.003.868.492 0 0 2005 308 120.959.797 3.040.370.004 96,24 20.423.383 264.372.635 2006 752 643.281.249 38.175.024.441 242,89 95.606.426 3.917.384.521 2007 927.02 2.008.535.798 205.732.389.629 323,55 612.038.933 63.422.391.065 2008 315.62 367.992.000.000 105,12 1.531.376.137 57.122.358.541 Nguồn:TTGDCK Hà Nội.

Theo Giám đốc HASTC, ông Trần Văn Dũng, trong năm 2008, với 248 phiên giao dịch, tổng giá trị giao dịch cả năm đạt hơn 57.122 tỉ đồng, giảm

10,6% so với năm 2007. Tuy nhiên, xét về khối lượng giao dịch trong năm lại tăng khá mạnh, với tổng khối lượng giao dịch đạt 1.531 triệu cổ phiếu, tăng gấp gần 2,5 lần năm 2007. Khối lượng giao dịch bình quân phiên trong năm 2008 đạt 6,17 triệu cổ phiếu, tăng 148% so với năm 2007. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 230 tỉ đồng/phiên. Trong năm 2008, HASTC đã nhận được 76 bộ hồ sơ từ các doanh nghiệp xin niêm yết và đã chấp thuận đưa 53 cổ phiếu vào giao dịch.

Kênh chứng khoán đang dần thể hiện vai trò thu hút vốn đầu tư của dân cư, bên cạnh kênh truyền thống là ngân hàng và các kênh khác như bảo hiểm, bất động sản…Đến cuối năm 2006, số lượng của nhà đầu tư chứng khoán mở tại các công ty chứng khoán chỉ đạt 86.184 tài khoản, nhưng đến cuối năm 2007 toàn thị trường có 327.000 tài khoản giao dịch mở tại các công ty chứng khoán (tăng 240.816 tài khoản,tương đương 279% so với cuối năm 2006). Khối lượng các nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 80-90% tài khoản giao dich trên thị trường. Với đà tăng trưởng như hiện nay, số lượng các nhà đầu tư sẽ tăng lên từ 3-4 lần so với hiện tại, đạt khoảng 900-1000 nghìn tài khoản. Sự gia tăng về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán là một dấu hiệu khả quan về sự quan tâm và tham gia vào TTCK của công chúng đầu tư. Hơn nữa so với các năm trước,năm nay các nhà đầu tư cũng đã trưởng thành hơn, và ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn. Trình độ và nhu cầu về đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức ngày một tăng. Tâm lý đầu tư theo phong trào đã giảm thiểu đáng kể, góp phần tạo sự ổn định cho thị trường.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w