doanh nghiệp Nam Cường
_Về vấn đề tổng khối lượng hàng bán trung bình một tháng của hệ thống kênh phân phối chưa tương xứng với thị trường của công ty TNHH Nam Cường
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nay chúng ta có thể tam chia thành các nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
Từ phía doanh nghiệp Nam Cường,
Thứ nhất, các hoạt động xúc tiến quảng cáo không được thực hiện một cách thường xuyên và chú trọng đúng tầm quan trọng của các hoạt động này. Củng cố sản phẩm và thương hiệu của công ty trong lòng người tiêu dùng là hoạt động phải thực hiện trong kinh doanh ngày nay. Hoạt động này giúp giữ vững niềm tin trong khách hàng thu hút thêm những khách hàng mới nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi bán được hàng của các đại lí hay bán được hàng của công ty. Tại Nam Cường các hoạt động này chưa được chú trọng nhiều, những hoạt động chủ yếu của công ty chỉ dừng ở mức đơn giản nhất như giảm giá hàng bán, tặng quà nhân các ngày lễ, các hoạt động tài trợ cho các quỹ từ thiện khi có chương trình nhân đạo được tổ chức
Thứ hai, khả năng kiểm soát giá cả thị trường của sản phẩm không tốt. Để có thể thành công và chiếm lĩnh tốt thị trường thì bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần phải có khả năng kiếm soát giá sản phẩm củ mình trên thị trường. Khả
năng kiểm soát giá là điều kiện cơ bản để công ty thực hiện theo đuổi các chiến lược ngắn hạn như tăng thị phần của công ty, sử dụng giá cả làm vũ khí cạnh trạnh với các đối thủ trực tiếp của Nam Cường. Theo đánh giá của phòng marketting công ty không có khẳ năng kiểm soát giá tốt, nhìn vào hệ thống phân phối chúng ta thấy khách hàng trực tiếp của công ty là người tiêu dùng rất ít thậm chí là không đáng kể, Nam Cường bán hàng tới tay người tiêu dùng thông qua các trung gian thương mại.
Về phía các đại lí,
Thứ nhất, mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh ngắn hạn đã thôi thúc họ có những hành vi gian lận trong kinh doanh,cạnh tranh là một trong nhưng đặc trưng của nền kinh tế thị trường, đảm bảo một khả năng cạnh tranh tốt luôn là mục tiêu của bất kì một tổ chức cá nhân nào khi tham gia thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các chủ đại lí thông thường họ chịu tác động mạnh mẽ của những lợi ích trong ngắn hạn, những lợi ích này đã thôi thúc họ có những hành vi kinh không minh bạch như thực hiện bán hàng kém chất lượng cho khách hậu quả gây mất uy tín với sản phẩm của công ty, ảnh hưởng lớn tới nhãn hiệu sản phẩm của Nam Cường, thương hiệu của Nam Cường, về lâu dài họ cũng là những người chịu tác động xấu từ chính những hành vi của mình tạo ra. Thứ hai, trình độ kinh doanh của các chủ cửa hàng hầu hết là dựa trên kinh nghiệm. Trong thực tế các chủ đại lí là những người có tiền và có khả năng thực hiên kinh doanh họ sẽ tiến hành nhập hàng về bán, các kỹ thuật về bán hàng, cạnh tranh, thu hút khách hàng, mở rộng thị trường ….họ không được đào tạo một cách bài bản, kinh doanh vẫn mang nặng tính tự phát, quan điểm kinh doanh là “ khi khách hàng cần sẽ tìm tới chúng ta” quan điểm này đã không còn phù hợp từ lâu trong nền kinh tế thị trường. Hệ quả tất yếu năng lực kinh doanh không cao, không khai thac tốt nhất khu vực thị trường của mình, tạo điều kiện cho các thương nhân khác thực hiện kinh doanh mặt hàng cạnh tranh.
Tại Nam Cường, Do cách tính khối lượng hàng dự trữ của ban lãnh đạo công ty không phù hợp, không đảm bảo tính khoa học cần thiết. Trong cách tính khối lượng dữ trữ trong kho bằng 1/3 tổng nhu cầu tháng kế hoạch đã bộc lộ nhiều hạn chế không còn phù hợp với tình hình biến động rất nhanh của thị trường ngày nay. Cách tính này gây ra rất nhiều những khó khăn cho công ty năm 2007 và 2008 khi thị trường có những thay đổi đột biến có thể dự báo nhưng trong công tác dự trữ sản phẩm không có những đều chỉnh phù hợp. Hệ quả của cách tính này năm 2007 đã có tới 3 lần công ty rơi vào tình trạng không có hàng bán trong khi đơn đặt hàng ngày càng nhiều, công nhân không có việc làm sản xuất kinh doanh bị gián đoạn.
Tại các đại lí của Nam Cường, dự trữ tại các đại lí không đảm bảo được cho kinh doanh diễn ra bình thường khi có những biến động bất ngờ xẩy ra.Nguyên nhân của vấn đề này chính là phương pháp tính dự chữ tại các đại lí. Phương pháp tính dữ trữ tại các đại lí phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá chính xác nhu cầu hàng hoá trong thời gian tới của chủ đại lí, nhưng các chủ đại lí hầu hết là những người kinh doanh chưa qua đào tạo chuyên môn, hoạt động dưa trên kinh nghiệm, ngoài ra tư tưởng kinh doanh của chủ đại lí hoạt động nhằm hưởng hoa hồng do vậy họ không đầu tư một cách thích đáng cho công việc đánh giá nhu cầu hàng trong kì kế hoạch chính xác. Cũng giống như tại Nam Cường phương pháp tính dự trữ bảo hiểm và chuẩn bị tại các đại lí được xác định thông qua tính toán của phong kinh doanh khoảng 3 ngày tiêu thụ hàng( khối lượng tiêu thụ tính theo thời điểm hết dự trữ thường xuyên) Cách tính này cũng như cách tính tại công ty Nam Cường không phù hợp với điều kiện kinh doanh khi mà công tác thu thập, phân tích thông tin, đánh giá nhu cầu không chính xác của các thành viên tham gia.
Chương 3 Giải pháp hoàn thiên hệ thống kênh phân phối sảnphẩm của công ty TNHH Nam Cường