Các thành viên tham gia hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH Nam Cường Nam Cường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH Nam Cường (Trang 26 - 29)

Các trung gian trong kênh phân phối đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chuyển giao hàng hóa tới tay người tiêu dùng, họ có tác động tích cực trong quá trình phân phối hàng hoá.

Kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Nam Cường bao gồm những thành viên sau:

-Nam Cường: đóng vai trò của một nhà sản xuất cung cấp hàng hoá vào kênh phân phối.Hệ thống kênh phân phối thực hiện mục tiêu bán hàng cho doanh nghiệp, mọi hoạt động xúc tiến cho kênh chủ yếu được thực hiện bởi nhà sản xuất. Các quan hệ của Nam Cường trong hệ thống phân phối chủ yếu thực hiện với các đại lí mua hàng của công ty.

_Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp. Lực lượng này bao gồm lực lượng bán hàng hữu cơ và hệ thống các đại lí có hợp đồng của công ty. Những đại lí thuộc công ty có vai trò hỗ chợ thực hiện cung ứng hàng hoá trong kênh phân phối.

 Lực lượng bán hàng hữu cơ: gồm 8 nhân viên phòng kinh doanh và 12 nhân viên phòng marketting .Lực lượng này chia thành 2 bộ phận bán hàng tại

doanh nghiệp là các nhân viên phòng kinh doanh và bán hàng bên ngoài doanh nghiệp nhân viên tìm kiếm thị trường của marketting. Những nhân viên này đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, họ là những người sát cánh cùng công ty kể từ khi thành lập doanh nghiệp, mọi thành viên đều có trình độ đại học hoặc tương đương đại học.Nhân viên phòng kinh doanh thực hiện bán hàng tại văn phòng công ty, quá trình giao dịch diễn ra thông qua đàm thoại giữa khách hàng và nhân viên công ty, Nhân viên phòng marketting chia làm hai bộ phận, 7 nhân viên phát triển thị trường chịu trách nhiệm nghiên cứu phát triển thị trường theo chiều sâu tại 7 khu vực thị trường của công ty, 3 nhân viên thực hiện chức năng nghiên cứu hoàn thiên sản phẩm theo đúng nhu cầu của khách hàng, trưởng phòng và phó phòng có nhiệm vụ chỉ đạo các thành viên hoạt động theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra, hoàn thành các mục tiêu, chiến lược.

 Hệ thống các đại lí có hợp đồng ( các đại lí của công ty): Đây là lực lượng có tác động tích cực trong chuyển giao hàng hoá tới khách hàng của công ty chủ yếu là các đại lí mua đứt bán đoạn, qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường, vươn cánh tay tới nhà bán lẻ và những khách hàng cuối cùng. Hiện nay công ty chỉ có 3 đại lí trực thuộc nằm tại 3 khu vực đó là khu vực 1, khu vực 5 và khu vực 7 , đây là các khu vực có khối lượng tiêu thụ hàng hoá khá lớn hoặc ở quá xa công ty không có khả năng vân chuyển hàng hoá vào như khu vực 1. Do khoảng cách khá xa công ty nên khả năng kiểm soát các đại lí này vô cùng kho khăn thêm vào đó là lực lượng nhân viên của công ty khá mỏng không thể kiểm soát một cách tốt nhất các hoạt động của họ. Các vấn đề về bán giá cao hơn quy định vẫn xẩy ra khi hàng khan hiếm, các chính sách khuyến mại cho khách hàng không được đảm bảo, trình độ nghiệp vụ của lực lượng này không cao có thể dẫn tới tình trạng khách hàng quay lưng lại với công ty khi có mâu thuẫn phát sinh.

_Các đại lí mua đứt bán đoạn: Đây là những khách hàng trực tiếp của công ty,có 168 đại lí mua hàng của công ty sau đó bán lại cho cac nhà bán buôn hoặc

bán lẻ nhằm mục tiêu hưởng chênh lệch giá. Tại mỗi tỉnh thành thông thường có từ 2 tới 5 đại lí thuộc loại hình này. Các đại lí này liên kết với doanh nghiệp qua hợp đồng bán hàng trong đó quy định các đại lí huởng chiết khấu thanh toán và chiết khấu về giá khi mua hàng cho công ty, một thực tế là hoạt động của hệ thống các đại lí nay có sự chênh lệch khá lớn về khả năng kinh doanh. Các đại lí khu vực miền trung và khu vực 1 hoạt động không hiệu quả, doanh số của hai khu vực này không cao nhưng nợ sấu rất nhiều, tại các khu vực như khu vực 5 và khu vực 7 nợ sấu không thường xuyên và doanh số của hai khu vực này thuộc loại cao nhất. Theo nghiên cứu của phòng marketting thì cơ sở vật chất của các đại lí tại những khu vực hoạt động kém rất hạn chế, trình độ quản lí và khả năng kinh doanh của họ cũng rất yếu,kho bãi không đủ các điều kiện bảo quản tốt cho hàng hoá dẫn tới tình trạng hàng hoá bán ra không đảm bảo chất lượng tốt nhất ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu của công ty, công ty cần sâu sát hơn trong vấn đề đánh giá các đại lí này.

_Các nhà bán lẻ do đặc điểm là người trực tiếp bán hàng cho người sử dụng do vậy họ thường là những người có hiểu biết rất tốt về sản phẩm, các vấn đề về bảo quản, thực hiện các chức năng tư vấn họ làm rất tốt, những nhu cầu của khách hàng thường phản ánh chủ yếu qua những lực lượng này. Doanh nghiệp cần phát huy tốt hơn nữa khả năng bán hàng cho lực lượng này.

_ Người sử dụng, đây là thành viên cuối cùng trong kênh phân phối, họ là .Họ nằm ở vị trí cuối cùng trong hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp, họ là những người bán trực tiếp cho người sử dụng sản phẩm của công tyTNHH Nam Cường, do hệ thống phân phối có mặt trên khắp 64 tỉnh thành nênh thị trường của công ty cũng trải dài trên 64 tỉnh thành. Sản phẩm động cơ thuỷ và động cơ điêzen của công ty chủ yếu phục vụ những đối tượng khách hàng có liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp. Các sản phẩm của công ty sẽ được khách hàng chế tạo thành các máy tuốt lúa, máy cày, máy cắt…tua bin quay, máy tạo bọt nước, và động cơ suồng ghe….

2.2.4 Các sản phẩm lưu thông trong hệ thống kênh phân phối của công tyTNHH Nam Cường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH Nam Cường (Trang 26 - 29)