V Còn như không có phòng riêng?
PHỤ TRƯƠNG TAM ĐỘC: THAM, SÂN, S
TAM ĐỘC: THAM, SÂN, SI
V.- Phật Giáo gọi Tham, Sân, Si là Tam Độc. Gốc Tam Độc ở đâu?
Đ.- Tham, Sân, Si vốn của Tàu dịch ba chữ Phạn: Raga, Dosa, Moha. Raga: Pháp dịch là: Désir: Sự ham muốn.
Tàu dịch là: Tham.
Dosa: Pháp dịch là: Colère, haine: Giận hờn, Oán ghét.
Tàu dịch là: Sân, có thể thêm chữ hận nữa là: Sân hận.
Moha: Pháp dịch là Erreur, Illusion: Sự lầm lạc, ảo tưởng, huyễn tưởng.
Tàu dịch là: Si, tức là Ngu si, Mê muội, không thấy lẽ chánh, theo đường sa ngã, bỏ nẻo Chơn. Nó là Tà Kiến, khác Chánh Kiến.
Mà Tham, Sân, Si ở đâu ra?
Tham, Sân, Si là những tánh xấu của ba thể: Thân, Vía, Trí. Người ta cũng gọi những tánh xấu nầy là Tam Bành, Lục Tặc. Ta thấy rõ ràng:
Xác thân ham ăn, ham uống, ham ngủ nghê, ưa chơi đùa, tức là Tham.
Cái Trí còn kiêu căng, phách lối, chia rẽ. Nó không biết phục thiện, bày mưu kế ác độc, được lợi cho mình mà hại cho người, gây ra những Quả xấu, kiếp sau phải trả, tức là không sáng suốt, còn Si, còn Mê.
PHƯƠNG PHÁP TRỪ TAM ĐỘC
V.- Muốn trừ Tam Độc thì phải làm thế nào?
Đ.- Muốn trừ Tam Độc phải tập làm chủ ba Thể: Thân, Vía, Trí.
V.- Tại sao vậy?
Đ.- Bởi vì khi chưa trở nên tinh khiết thì ba Thể nầy xúi dục ta gây nên muôn vàn tội lỗi. Nhưng một khi ta tinh luyện chúng nó rồi thì chúng nó trở lại giúp ta tạo ra công đức vô lượng. Bây giờ đây, chúng nó là Bè Từ đưa ta qua Bờ Giác.
Cả muôn, cả ngàn kiếp rồi, chúng nó làm chủ ta, sai khiến ta, ta nghe theo chúng nó, mà ta không ngờ. Bây giờ ta phải tập làm chủ lại chúng nó, điều khiển chúng nó quay về đường Chơn Chánh, Từ Bi, Bác Ái.
V.- Tại sao phải tập?
Đ.- Tại vì cả chục triệu năm rồi, ta để cho chúng nó buông lung, muốn làm chi thì làm, bây giờ đây chúng nó trở nên cứng đầu, cứng cổ, không phải dễ mà trị chúng nó đâu. Chắc chắn Huynh đã nghe câu nầy:
“Thật là nó mạnh hơn tôi.” Nó là ai? mà mạnh hơn mình. Mình biết là quấy quá mà cưỡng lại không được, phải làm, nhưng làm rồi thì ăn năn, hối hận. Không phải một bận mà cả trăm, cả ngàn lần, từ kiếp nầy qua kiếp kia, cứ lập đi, lập lại mãi; chớ không phải chỉ có một ngày, một bữa rồi thôi. Cho tới chừng nào bị đau khổ ê chề rồi ta mới chịu tìm phương giải thoát.
---
[[1]] Xin xem quyển Nhân Quả của tôi và 5 quyển sau nầy của bạn Nguyễn hữu Kiệt: