V Bây giờ về thực phẩm phải làm sao?
MỘT Ý NGHĨA NỮA CỦA THÂN TINH KHIẾT
Thân tinh khiết còn có nghĩa khác nữa là không để những việc làm, những hành động quấy quá nào trái với Luân Thường Đạo Lý làm nhơ bợn xác thân. Chúng ta phải suy nghĩ kỹ lưỡng và chính chắn trước khi bắt tay vào việc. Phải tập rèn, phải học hỏi và kinh nghiệm thìlần lần sẽ trở nên sáng suốt.
Nói thì nhiều xin tóm tắt lại là: Phải tận tâm cùng chức nghiệp; phải làm sao cho tròn bổn phận hằng ngày, cố gắng giữ cho được bốn chữ: Thanh, Cần, Liêm, Chánh.
Về cách đối xử với thiên hạ, trong mọi việc phải lưu chút nhơn tình, đừng quá gắt gao; phải nhớ khi người, khi ta, không ai được Ba Vuông, Bảy Tròn.
Đừng để bị sắc đẹp hay tiền tài lôi cuốn vào những việc làm bất nghĩa, bất chánh,
không kíp thì chầy cũng phải mang tai họa vào thân, vì Luật Nhân Quả Báo Ứng.
Nếu một người kia làm nhiều việc ác đức mà y vẫn giàu sang, vinh hiển hãy khoan nói Trời bất công. Ấy tại y hưởng chưa hết cái Phước của y đã tạo ra kiếp trước. Ngày nào cái Phước hết rồi, cũng như vốn liếng đã hết thì sẽ mắc nợ lại. Những sự khó khăn rắc rối sẽ dồn dập tới cho y.
Lời xưa đã dạy:
Hữu thế bất khả ỷ tận.
Hữu phước bất khả hưởng tận.
Không bao giờ sai. Chỉ vì người đời có thói quen muốn thí nghiệm lại những điều mà từ ngàn xưa người ta đã kinh nghiệm và đã dạy lại để răn đời: Cũng như trường hợp của anh Tất Đạt trong quyển “Câu Chuyện Của Dòng Sông” (Xin xem đoạn chót quyển nầy).
Ý
VÀ TRÍ TINH KHIẾT
Phải giữ lòng thanh tịnh và trong sạch, không hề sanh ra một tư tưởng hay một ý muốn thấp hèn. Nếu ơ hờ để nó nảy sanh thì phải mau nghĩ tới một tư tưởng tốt đối lập với nó đặng xua đuổi nó đi ra khỏi Trí.
Muốn thực hiện được việc kiểm soát tư tưởng thì trước nhứt ta phải biết ta muốn cái chi, tưởng cái chi, mới loại ra được khỏi Tâm Trí ta cái ô trược, đê tiện, mà chỉ giữ lại cái chi cao thượng, thanh bai thôi.
Đây là tập Tánh Phân Biện, tánh thứ nhứt mà kẻ chí nguyện làm Đệ Tử phải thực hiện cho được mới vững bước đi xa.
Con người phạm tội lỗi là tại không chịu đem vào tai những lời của các vị Thánh Nhơn, Hiền Triết đã dặn dò và luôn luôn lập đi, lập lại từ đời nầy qua đời kia. Vì thế mà phải Luân Hồi mãi để học cho thuộc những bài cần phải học; đáng lẽ phải thuộc trong vài kiếp mà để tới ba, bốn chục kiếp mới học xong một bài. Vì vậy sự tiến hóa mới chậm trễ