ĐỨC TÁNH THỨ MƯỜI MỘT: HY SANH

Một phần của tài liệu CACH TU HANH (Trang 50 - 51)

V Bây giờ về thực phẩm phải làm sao?

ĐỨC TÁNH THỨ MƯỜI MỘT: HY SANH

HY SANH

Mọi người đều hy sanh không nhiều thì ít, trước nhứt cho gia đình, kế đó là xã hội rồi cuối cùng, tức là tới một ngày kia mới là nhơn quần.

Ta lo lắng cho gia đình được ấm no, con cái nên danh phận, có nghề nghiệp sanh sống mà không quản nhọc nhằn, tức là hy sanh, mặc dầu còn trong vòng chật hẹp.

Lúc con cái đau ốm, bịnh hoạn, người ta mới thấy sự hy sanh của người mẹ nhiều hơn người cha. Chẳng những con người mà loài thú vật nào cũng hy sanh cho con cái của nó cả mà luôn luôn những thú cái tận tụy và quên mình hơn những thú đực.

Còn ngoài xã hội, chúng ta đều hy sanh cho nhau, tùy công việc, tùy tài đức.

Nhưng nói cho đúng sự hy sanh vốn ở trong mục đích việc làm chớ không phải ở trong kết quả. Những sự hy sanh nào mà không mưu cầu hạnh phúc hay là lợi lộc cho mình mới là cao thượng. Tỷ dụ như những gương sau đây:

a.- Người chiến sĩ cầm khí giới ra trận, chiến đấu dũng mãnh không để cho quê hương, tổ quốc bị chà đạp dưới gót giày của những kẻ xâm lăng, bạo ngược, hung tàn.

b.- Những nhà từ thiện, những tu sĩ, trọn đời săn sóc những người mắc các chứng bịnh nan y như: phong đơn, bại xụi, điên khùng. . .

c.- Những người hy sanh một cách âm thầm lặng lẽ cho Nghệ Thuật, cho Khoa Học, những sự phát minh hữu ích cho nhơn loại, v.v…, mà chúng ta không biết và cũng không thấy.

Nói tóm lại, đất cát hy sanh cho cây cỏ, cây cỏ hy sanh cho cầm thú, cầm thú hy sanh cho con người trong những công việc thường ngày, (chớ không phải để cho chúng ta ăn thịt), còn con người thì hy sanh cho nhau.

SỰ

HY S INH TRONG ĐƯỜNG ĐẠO

Còn trong Đường Đạo, người thứ nhứt của nhơn loại Hy Sanh triệt để, tới ngày nay chưa ai sánh kịp là Đấng Chí Tôn mà người ta gọi là Đức Phật Cồ Đàm (Gautama), hay là Đức Phật Thích Ca.

Không phải vì trong kiếp nầy, Đức Thái Tử Sĩ Đạt Ta lìa bỏ cung vàng, điện ngọc, cung phi, mỹ nữ vào rừng sâu tu luyện đặng thành Chánh Quả mà gọi Ngài hy sanh triệt để.

Nhưng bởi vì mấy trăm kiếp trước, mỗi kiếp Đấng Chí Tôn cố gắng luyện tập hoạch đắc một đức tánh cao cả cần thiết cho Quả vị sau nầy. Một khi bỏ xác rồi, Ngài từ khước sự hưởng hạnh phúc trên Thiên Đường, trở xuống đầu thai liền; từ kiếp nầy qua kiếp kia. Đây mới là một sự hy sanh cao thượng.

Ngài đắc quả Bồ Tát, sau mới lên địa vị Phật Đà. Ngài là NGƯỜI THỨ NHỨT của nhơn loại được THÀNH PHẬT; còn mấy vị Phật trước vốn ở Kim Tinh qua giúp đỡ nhơn loại trong thời kỳ còn ấu trĩ.

Các vị Tiên Thánh không nhập vào Niết Bàn để ở lại Trần thế giữ xác phàm đặng giúp đỡ nhơn loại, tức là Hy Sanh trọn vẹn.

Các vị Đệ Tử hồi hướng công đức mình cho Sư Phụ, không hưởng quả tốt ở Thiên Đường hay kiếp sau, là Hy Sanh trong phạm vi nhỏ bé của mình.

TẠI SAO Ở NGOÀI ĐỜI NGƯỜI TA CHO RẰNG

Một phần của tài liệu CACH TU HANH (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w