Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất một số loại nấm ăn tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 38)

3. đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Vĩnh phúc là một tỉnh thuộc vùng đông Bắc Bộ - Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang - Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây

- Phía Đông giáp Thành phố Hà Nội - Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ

Tỉnh nằm ở toạ độ 21007’ - 21034’ độ vĩ bắc, 105019’ - 105047’ độ kinh đông. Trung tâm kinh tế, chính trị đặt tại thị xã Vĩnh Yên, cách Hà Nội 45 km về phía Tây theo quốc lộ 2 và có tuyến đ−ờng sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua, liền kề với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và có trục đ−ờng 18 thông với cảng Hải Phòng và cảng n−ớc sâu Cái Lân. Nằm ở vùng chuyển tiếp giữ đồng bằng Sông Hồng - khu vực kinh tế trọng điểm của miền Bắc với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, chịu ảnh h−ởng mạnh mẽ tr−ớc sự lan toả của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội nh− Bắc Thăng Long, Sóc Sơn... sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc nh− : hành lang Việt Trì, Hà Giang... đã giúp tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất n−ớc, đây là điều kiện tốt để Vĩnh Phúc giao l−u hàng hoá và phát triển [20].

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

+ Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là đặc tr−ng của miền Bắc, nh−ng ở Vĩnh Phúc thì nhiệt độ có thấp hơn các vùng khác lân cận. Mùa hè nóng ẩm và m−a nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm

sau. Mùa thu tiết trời mát. Do vậy mùa nào thì thích hợp trồng nấm ấy. Mùa hè thích hợp trồng nấm rơm (tháng 4 –tháng 9), nấm sò trồng vụ hè thu (tháng 4-5, tháng 9-10), mùa đông thích hợp trồng nấm mỡ (thời vụ từ tháng 10 năm tr−ớc đến tháng 3 năm sau). Với điều kiện khí hậu này bà con có thể luân phiên trồng đ−ợc rất nhiều nấm mà không thể nào để thời gian bỏ trống đ−ợc. Đó là ch−a kể đến trồng các loại nấm d−ợc liệu khác, ví dụ nấm mọc nhĩ, nấm linh chi trồng trên mùn c−a sau khi hết chu kỳ sản xuất có thể sử lý lại trồng nấm sò.

- Nhiệt độ trung bình năm là 23,20C - 250C, tối cao trung bình là 27,40C (bảng 7). Các tháng 6, 7, 8 là các tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm nhiệt độ từ 27,7 – 300C, độ ẩm trung bình 80 - 84%, các tháng này rất phù hợp với đặc tính sinh học của nấm rơm. Nhiệt độ thấp nhất là 16 - 17,40C tháng có nhiệt độ thấp là tháng 12, 1, 2 và độ ẩm cũng rất phù hợp cho trồng nấm mỡ. Sự biến thiên nhiệt độ các mùa và biến động chênh lệch nhiệt độ ngày đêm ở đây không lớn lắm. H−ớng gió thị hành là h−ớng Đông –Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, song vùng cũng bị chịu ảnh h−ởng trực tiếp của gió mùa đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 kèm theo m−a phùn và nhiệt độ thấp, nhiều khi xuống d−ới 150C và kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tình hình đó ảnh h−ởng không tốt đối với cây trồng, nhất là cây lúa, song đối với sản xuất nấm mỡ thì lại là điều kiện rất thuận lợi cho nấm sinh tr−ởng và phát triển đặc biệt là giai đoạn từ khi hình thành sợi nấm đến khi có quả thể và quá trình thu hái.

- Độ ẩm: không khí trung bình năm là 80-81%. Đặc biệt cuối mùa đông độ ẩm trung bình có tháng lên tới 84% làm cho không khí trở lên ẩm −ớt. Với độ ẩm này đều thích hợp trồng cả 3 loại nấm ăn trên, phân theo từng vụ.

- ánh sáng: Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1340 - 1800 giờ/năm, đặc biệt trong mùa đông số giờ nắng trong ngày th−ờng là thấp, d−ới 5 giờ. ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thấp, số giờ nắng ít và trời mùa đông th−ờng

âm u kéo dài là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại cây trồng phát triển. Song điều kiện đó lại rất thích hợp với đặc điểm kỹ thuật của một số loại nấm và là môi tr−ờng cho nấm phát triển tốt.

Tóm lại: điều kiện khí hậu thời tiết của tỉnh Vĩnh Phúc thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng một số loại nấm ăn nh− nấm mỡ (tháng 10 - tháng 3 năm sau), nấm rơm (tháng 4 - tháng 9), nấm sò gần nh− trồng đ−ợc quanh năm (trừ tháng 1-3 tiết trời quá lạnh). Cùng với việc phát triển mạnh các cây nông nghiệp, sử dụng tối đa khả năng của đất và sản phẩm phụ từ nông nghiệp ta có thể sản xuất đ−ợc nhiều sản phẩm nấm mà mục tiêu là sản xuất hàng hoá, mang lại giá trị cao.

+ Đất đai

Tỉnh có 3 loại đất chính: Đất đồng bằng phù sa sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy chiếm 62,2%, tập trung phần lớn ở phía nam tỉnh, đất bạc màu chiếm 24,2%, tập trung ở vùng gò đồi ven chân núi Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch, đất đỏ vàng nhạt chiếm 15,1% nằm chủ yếu ở phía bắc tỉnh ven chân núi Tam Đảo.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 137.136,18 ha, trong đó đất nông nghiệp có 66.659,68 ha, chiếm 52,64 %, đất lâm nghiệp là 30.439,33 ha, chiếm 22,2%, đất chuyên dùng là 18.780,02 ha l−ợng tăng của đất chuyên dùng bình quân là 8,3% mà chủ yếu là đất làm nguyên vật liệu xây dựng, đất xây dựng tăng ha. Do thực hiện chuyển dịch cơ cấu đất đai nên trong quỹ đất nông nghiệp cũng có sự thay đổi cụ thể là đất trồng cây hàng năm giảm qua 3 năm là 1,9%. Nguyên nhân của sự giảm này là do đất v−ờn tạp tăng bình quân 7,31% [20]. Đáng chú ý là trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm có 46.174,06 ha trong đó 85,91% đ−ợc dùng để sản xuất lúa, diện tích trồng hoa màu, rau và các cây trồng khác chỉ chiếm 13,84%. Điều này càng chứng tỏ rằng lúa vẫn là cây trồng chính của tỉnh. Do vậy, tận dụng sản phẩm phụ từ

Bảng 7. Khí hậu thời tiết tỉnh Vĩnh Phúc qua các tháng

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C

năm

1. Nhiệt độ trung bình oC 16,3 17,4 20,6 24,0 27,7 28,9 29,2 28,5 27,5 25,0 21,5 18 23,8 - Tối cao trung bình 19,6 20,3 23,4 27,3 31,9 32,9 33,1 32,2 31,4 29,1 25,6 21,9 27,4 - Tối thấp trung bình 14 15,4 16,4 21,6 24,5 25,8 26,1 25,6 24,6 22,0 20,5 15,2 21,0 - Tối thấp tuyệt đối 3,7 5,0 9,9 13,8 16,3 20,4 21,1 21,8 17,4 13,1 8,9 4,4 3,7

2. Độ ẩm trung bình (%) 80 82 84 84 80 80 81 84 82 80 79 78 81

3. Số giờ nắng Tb (giờ) 76 52,1 57,5 98,1 198,6 178,2 210,0 188,8 192,5 180,2 145,5 123,1 1700,6 4. Tốc độ gió TB năm (m/s) 1,6 1,9 2,0 2,3 2,2 1,9 1,9 1,5 1,3 1,3 1,3 1,4 1,7 5. Số ngày có s−ơng mù (ngày) 1,0 0,6 1,0 0,2 0 0 0 0,04 0,2 0,4 0,7 1,3 5,4

29

trồng lúa (hàng năm Vĩnh Phúc có trên 300.000 tấn rơm rạ) để sản xuất mặt hàng nấm.

Mặt khác tận dụng đ−ợc một số nhà kho, bãi hoang để xây lán trồng nấm là tiết kiệm đ−ợc rất nhiều diện tích đất.

Diện tích đất lâm nghiệp là 30346,82 ha chiếm 22,13%, đây là nguồn khai thác nguyên liệu bằng gỗ đáng kể cho trồng một số loại nấm khác nh− mọc nhĩ, nấm h−ơng, nấm linh chi...

Tóm lại tiềm năng đất đai ở đây rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng nấm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất một số loại nấm ăn tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 38)