Phát triển sản xuất nấm ăn và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất một số loại nấm ăn tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 30)

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.5.Phát triển sản xuất nấm ăn và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

tế nông thôn theo h−ớng sản xuất hàng hoá

2.1.5.1. Sản xuất nấm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Xem xét việc đất nông nghiệp bình quân trên đầu ng−ời càng giảm năm 2001 bình quân đất nông nghiệp trên đầu ng−ời là 702,89 m2, đến năm 2002 bình quân đất nông nghiệp trên đầu ng−ời chỉ là 659,65 m2, trong khi trồng nấm lại có thể sử dụng đ−ợc diện tích các loại đất trống, đất bạc màu (đất nghèo mùn chiếm 25,6%) để xây dựng nhà x−ởng sản xuất [3].

Thay thế một số loại rau sản xuất kém hiệu quả trên vùng đất đó.

Qua số liệu bảng 5 cho ta thấy rằng: một phần diện tích đất hoang hoá bỏ trống và diện tích rau màu canh tác hiệu quả thấp nh− khoai môn, khoai lang, bí, cà pháo đã đ−ợc hộ nông dân làm lán trồng các loại nấm ăn và phần diện tích này đ−ợc hộ sử dụng tăng dần, năm 2002 so với năm 2001 phần diện tích rau màu chuyển sang làm nấm tăng 18,1%. Mặt khác nó chiếm phần lớn trong diện tích nuôi trồng nấm, năm 2001 chiếm 79,71%, năm 2002 chiếm 82,27%, năm 2003 chiếm 76,54% trong tổng diện tích nuôi trồng nấm của hộ.

Diện tích chuồng trại, kho tàng dùng để nuôi trồng nấm không đáng kể chỉ chiếm 25,3% năm 2003.

Bảng 5. Diện tích đất sử dụng trồng nấm ăn ở hộ nông dân tỉnh Vĩnh Phúc

Đơn vị: m2/hộ

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Diễn giải Diện tích

(m2) Cơ cấu(%) Diện tích(m2) Cơ cấu (%) Diện tích (m2) Cơ cấu(%) 1. Diện tích đất hoang hoá 8,6 5,95 2. Diện tích trồng rau màu 99,4 79,71 117,4 82,27 110,6 76,54 3. Kho tàng 13,9 11,15 13,9 9,74 13,9 9,62 4. Chuồng trại 11,4 9,14 11,4 7,99 11,4 7,89 Tổng diện tích trồng nấm 124,7 100 142,7 100 144,5 100

* Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế

Chứng tỏ rằng: phần đất canh tác hiệu quả sử dụng thấp đã đ−ợc hộ nông dân chuyển dần vào nuôi trồng nấm ăn có hiệu quả kinh tế cao hơn, hiệu quả sử dụng đất cao hơn. Có hộ nông dân nuôi trồng nấm quy mô nhỏ không chuyên canh có thể sử dụng một số mô hình kết hợp trồng 2 lúa + 1 nấm đông.

Nếu sử dụng mô hình nấm chuyên canh, diện tích sử dụng khoảng 1.000-2.000 m2, diện tích lán trồng nấm 500 m2. Đầu t− lán trại và vốn ban đầu 30-40 triệu đồng. Một năm trang trại sử dụng 50-60 tấn nguyên liệu, 1.200-1.500 ngày công, sản xuất 15-20 tấn nấm t−ơi, doanh thu đạt 100-120 triệu đồng, lợi nhuận đạt 40-60 triệu đồng, giá trị ngày công 25-30 ngàn đồng/công. Nếu tính trên 1 ha thì tổng giá trị thu hoạch đạt 500-600 triệu đồng/năm, lợi nhuận 200 - 250 triệu đồng, gấp nhiều lần trồng lúa, cao hơn cả chuyên canh rau và hoa.

Nếu mô hình 2 lúa + 1 nấm đông, dành 20% diện tích vụ đông để trồng nấm đông (chủ yếu thay ngô) vẫn trồng lúa xuân muộn, lúa mùa sớm, thay

bằng 20% diện tích trồng ngô để nuôi trồng nấm sau gặt mùa, trong tháng 10 dựng lán trồng nấm cơ động để trồng nấm mỡ đông, thu hoạch nấm xong tr−ớc trung tuần tháng 2, kịp cấy lúa xuân muộn. Nếu sử dụng 100 - 200m2 lán cơ động sử dụng trong 3 năm, đầu t− khoảng 3.000-5.000 kg rơm và 70- 120 công lao động (trong tháng 4) và 1-2 triệu đồng vốn, sản l−ợng nấm mỡ t−ơi đạt 600-1.000 kg, doanh thu từ 4-8 triệu đồng, lợi nhuận đạt 3-5 triệu đồng gấp 30-50 lần trồng ngô, lại có thêm 2-3 tấn phân hữu cơ bón cho lúa [4].

2.1.5.2. Sản xuất nấm với chủ tr−ơng tạo việc làm, giảm lao động d− thừa trong nông thôn

Sản xuất nấm ăn tại Vĩnh Phúc đ−ợc triển khai từ năm 1999, khi mới xây dựng nghề nấm này bà con rất phấn khởi. Nhiều nông hộ đã tham gia sản xuất nh−ng với quy mô nhỏ lẻ và th−ờng làm mô hình. Hiện nay thì số hộ tham gia sản xuất nấm mang tích chất làm ăn lớn theo kiểu trang trại. Sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, ch−a phải sử dụng một hình thức chế biến nào để bảo quản lâu dài. Nhiều cán bộ địa ph−ơng đã hy vọng rằng nghề nấm này thành công và sẽ thay thế đ−ợc nghề đun lò gạch, một nghề truyền thống sản xuất gạch gói thủ công tại xã Thanh Trù gây độc hại cho sức khoẻ con ng−ời. Từ tr−ớc đến nay lò gạch đun tại nhà, ch−a có biện pháp tách khỏi khu dân c−.

Tỉnh Vĩnh Phúc, bình quân số lao động chính trên nông hộ là 2,2 lao động, trong đó lao động phụ là 1,1, lao động thuê là 0,1. Tỉ lệ lao động làm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 76,7%, lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 12,6% . Lao động công nghiệp xây dựng chiếm 10,7%. Số lao động địa ph−ơng đi làm nơi khác là không đáng kể. Tỉ lệ thất nghiệp giảm dần qua 3 năm năm 2001 là 4%, năm 2002 là 3%, năm 2003 là 2,8% [20]. Trong ch−ơng trình giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo thì nghề nấm là một trong những nghề đ−ợc Tỉnh quan tâm. Chính vì vậy, từ năm 1999 nghề nấm

đ−ợc khơi dậy và phát triển ở mộ số địa ph−ơng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, chiến l−ợc chuyển dịch cơ cấu cây trồng bằng việc đ−a nấm vào sản xuất tại các hộ nông dân và cho vay vốn −u đãi cộng với một phần hỗ trợ nhỏ để xây dựng nhà lán tạm nuôi trồng nấm. Nghề này cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng các loại rau địa ph−ơng thông th−ờng, sử dụng lao động trong thời gian nhàn dỗi, khai thác nguồn phụ phẩm của ngành trồng trọt. Nh− vậy, địa ph−ơng đã b−ớc đầu thành công việc tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo ở một số vùng. Hạn chế đ−ợc tệ nạn xã hội ở nông thôn, giảm sự di dời lao động từ nông thôn ra các thành phố lớn.

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và vùng bán sơn địa Vĩnh Phúc nói riêng phần lớn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm vừa qua thực hiện chủ tr−ơng của Đảng và Nhà n−ớc về CNH và HĐH, nâng dần tỉ trọng dịch vụ, công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những tiến bộ đáng chú ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động.

Vĩnh Phúc mặc dù hàng năm số l−ợng lao động nông nghiệp tăng 1,5%, song tỷ trọng lao động nông nghiệp có giảm. Từ năm 2000 đến 2002 giảm 0,9%. Do các nguyên nhân sau: lao động nhàn dỗi ngoài lúc mùa vụ đ−ợc sử dụng thu gom sản phẩm phụ để sản xuất nấm, làm các hoạt động dịch vụ khác nh− buôn bán, nghề may... so với những năm tr−ớc kia thì l−ợng lao động nhàn dỗi này th−ờng phân tán di rời kiếm ăn ở các nơi khác gây mất an ninh trật tự, khó quản lí dân. Hiện nay việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và việc tận dụng lao động d− thừa tại chỗ đã đ−a tình trạng sử dụng không hết lao động tiến lên tận dụng hết lao động ở mức cao.

Với lực l−ợng lao động dồi dào và nhân công rẻ (từ 12.000-15.000 đồng/công) là một lợi thế trong sản xuất nông sản hàng hoá và chính nó là nguồn lực quan trọng để cạnh tranh về mặt giá cả so với giá nấm trên thế giới.

2.1.5.3. Bảo vệ môi tr−ờng, góp phần cải tạo đất và thâm canh nông nghiệp

- Sản xuất nấm sử dụng phế phụ phẩm làm sạch đồng ruộng

Phát triển nghề sản xuất nấm ăn – nấm d−ợc liệu còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi tr−ờng, môi sinh. Phần lớn l−ợng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ở một số địa ph−ơng đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc nén xuống kênh rạch, sông ngòi gây cản trở dòng chảy. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn nh−ng ch−a đ−ợc sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại sản phẩm có giá trị cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm chuyển sang làm phân bón hữu cơ tăng thêm độ phì đất. Trong thực tế, nhiều cơ sở trồng nấm hiện nay sử dụng phế loại sau thu hoạch nấm làm phân bón cho lúa, rau đã tăng năng suất cao hơn từ 10-20% so với tập quán canh tác cũ. Một số n−ớc trên thế giới nh− Hà Lan, Đài Loan đã chế biến và xuất khẩu loại “Phân hữu cơ từ bã nấm” sang n−ớc khác [6].

Việc sử dụng sản phẩm phụ từ nông nghiệp nh− rơm, rạ, bã mía từ các nhà mía đ−ờng đã làm giảm khâu xử lí giác thải, tránh ôi mốc. Chất thải sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất nấm, còn tận dụng xử lý vi sinh làm nguồn phân bón cho cây trồng rất tốt không gây ô nhiễm môi tr−ờng đất. Việc sản xuất nấm có thể dần dần thay thế nghề đun lò gạch gây ô nhiễm môi tr−ờng không khí và làm mất dần đất nông nghiệp tại địa ph−ơng. Theo điều tra số hộ ở xã Thanh Trù, khoảng 100% số hộ tr−ớc kia đun lò gạch, gói và lấy đất làm gạch từ khu đất sản xuất nông nghiệp, dẫn đến tầng đất canh tác trở nên chai cứng, giảm dần đi độ phì của đất, có khi diện tích ấy trở thành các ao hồ không có quy hoạch, nằm rải rác xen lẫn đất trồng lúa, trồng màu. Chính vì vậy đ−a nghề nấm vào địa ph−ơng là giải quyết một phần ô nhiễm môi tr−ờng của vùng.

- Sản xuất nấm cung cấp sản phẩm sạch

Lịch sử loài ng−ời luôn luôn gắn bó với sự phong phú và đa dạng của thiên nhiên. Từ việc hái l−ợm nấm mọc trong tự nhiên từ những thân cây gỗ.

Nh−ng các loại nấm hoang mọc này có loại ăn đ−ợc có loại rất độc mà con ng−ời khó phân biệt đ−ợc. Hiện nay công nghệ phát triển gắn liền với thị tr−ờng sôi động có rất nhiều nông dân sản xuất rau quả với mục đích thu lời cao, nên một số loại rau xanh không đủ cung cấp cho ng−ời tiêu dùng. Trong khi đó nấm ăn lại hội tụ đầy đủ các tố chất dinh d−ỡng cao hơn các loại rau và gần ngang bằng với thịt cá mà vẫn đảm bảo sản phẩm sạch. Vì vậy, nấm ăn đ−ợc xem nh− một loại “rau sạch và thịt sạch” (Nguyễn Hữu Đống) [4], đ−ợc sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn của con ng−ời.

Sau khi quá trình sản xuất nấm kết thúc, các nguyên liệu ban đầu bị mục nát do bị phân huỷ bởi các tố chất hoá học nh− phân đạm, phân lân, bột canxi cacbonnát và vi khuẩn xâm nhập. Bã nấm đó đ−ợc xử lí bằng phooc môn, sau đó ủ để bã nấm phân huỷ d−ới dạng mùn. Phế phẩm sau sản xuất nấm đã cung cấp l−ợng chất dinh d−ỡng lớn làm phân bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá rất tốt và có hiệu quả tốt nh− một loại phân vi sinh. Loại phân này không gây ảnh h−ởng đến môi tr−ờng đất mà ng−ợc lại còn bổ sung l−ợng mùn giúp đất có lớp đất tơi xốp, không làm chai cứng các thành phần của đất.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất một số loại nấm ăn tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 30)