Nguyên nhân của những tồn tại khó khăn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội” pot (Trang 74 - 77)

- Trong công tác chỉ đạo hoạt động tín dụng, khó khăn lớn nhất là quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, đoàn thể, các ngành chức năng… có liên quan đến hoạt động tín dụng. Cụ thể ngân hàng không thể chủ động về mặt thời gian cũng như hiệu quả công việc khi thực hiện một số phần nghiệp vụ liên quan đến công tác đăng ký giao dịch bảo đảm khi cho vay tại phường, quận và thành phố. Thậm chí không nhận được sự hợp tác từ phía UBND các phường trong khu vực. Sở dĩ có tình trạng này là do việc hướng dẫn thực hiện luật của chính phủ và các ngành liên quan đến công tác tín dụng còn chậm và thiếu đồng bộ, có thể thấy điều này qua việc h- ướng dẫn thi hành luật đất đai trong năm gần đây. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Ngân hàng vì đôi khi khách hàng lại có suy nghĩ Ngân hàng gây khó dễ, tạo nhiều thủ tục rờm rà, phức tạp.

-Việt Nam đã gia nhập WTO, đó là cơ hội để ngân hàng mở rộng và phát triển các nghiệp vụ của mình đặc biệt là các dịch vụ hiện đại trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đồng thời môi trường cạnh tranh cũng trở nên gay gắt hơn, cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế. Thêm vào đó, môi

trường cạnh tranh chưa thật sự lành mạnh cũng đã gây ra khó khăn cho ngân hàng.

-Công tác đào tạo nhân lực chưa được chú trọng thực hiện, trong đó các cán bộ tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh chưa được đào tạo một cách bài bản.

-Trong năm 2008, mức lạm phát trong nước tăng cao khiến đời sống người lao động làm công ăn lương rơi vào khó khăn từ đó ảnh hưởng tới việc huy động nguồn tiền gửi dân cư của Ngân hàng.

-Trong các năm 2008 và 2009, lãi suất biến động không ngừng: trong năm Ngân hàng nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản; Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng và 4 lần giảm... gây khó khăn cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.

-Cuộc chạy đua lãi suất, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.

-Công tác Marketing chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Các sản phẩm dịch vụ triển khai còn hạn chế, chưa có định hướng theo nhu cầu thị trường để thu hút khách hàng.

-Diễn biến về tỷ giá thay đổi phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như Chi nhánh.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

3.1. Phương hướng mục tiêu năm 2010

3.1.1. Mục tiêu phấn đấu

Nguồn vốn: ổn định và hiệu quả, đặc biệt là nguồn tiền gửi dân cư. Cơ cấu lại nguồn vốn đặc biệt là các nguồn vốn ổn định và hiệu quả cao.

Dư nợ: nâng cao chất lượng công tác tín dụng, đầu tư có hiệu quả, an toàn vốn. Chỉ đạo công tác tín dụng theo chính sách của nhà nước và quy định của ngành.

Dịch vụ: phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu của khách hàng cũng như nền kinh tế. Cụ thể, phấn đấu tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập ròng đạt 20%.

Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, tự chủ để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008 tạo tiền đề để cuối năm đạt hạng doanh nghiệp loại AAA.

3.1.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh

Cùng với những định hướng phát triển kinh doanh nói chung, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội cũng đã có những định hướng cụ thể cho nghiệp vụ bảo lãnh để nâng cao chất lượng của nghiệp vụ này, vượt qua những khó khăn, tồn tại hiện có, tăng thu nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng trên thị tr- ường.Cụ thể như sau:

-Không ngừng tăng nhanh số tiền bảo lãnh và số món bảo lãnh, từ đó tăng thu nhập của ngân hàng.

-Đa dạng hoá dịch vụ bảo lãnh trong và ngoài nước, phát triển một số loại bảo lãnh mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nền kinh tế.

-Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh theo hướng đơn giản hoá thủ tục, đem lại sự thuận lợi cho khách hàng khi tham gia dịch vụ bảo lãnh và đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Định hướng phát triển kinh doanh, phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng được xác định trên cơ sở tuân thủ theo định hướng phát triển kinh tế chung của đất nước, phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế khu vực và trên thế giới, phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển của bản thân ngân hàng.

3.2. Các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội” pot (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)