Căn cứ vào điều kiện thanh toán của bảo lãnh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội” pot (Trang 26 - 28)

1.2.5.4.1. Bảo lãnh vô điều kiện

Ở loại hình bảo lãnh vô điều kiện, ngân hàng có trách nhiệm thanh toán ngay không hủy ngang khi nhận được văn bản khiếu nại đầu tiên của bên hưởng bảo lãnh chỉ ra rằng bên được bảo lãnh không thực hiện theo đứng hợp đồng mà không cần kèm theo bất kì chứng từ nào chứng minh họ bị vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp bên được bảo lãnh chứng minh được mình không vi phạm hợp đồng thì họ có quyền đi kiện để đòi lại số tiền đã trả cho người bảo lãnh.

Bảo lãnh vô điều kiện thường bất lợi cho người được bảo lãnh vì việc bồi thường mang tính chủ quan nên có thể xảy ra trường hợp gian lận, dối trá của bên hưởng bảo lãnh.

1.2.5.4.2. Bảo lãnh có điều kiện

Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chỉ trả tiền cho bên thụ hưởng khi bên thụ hưởng xuất trình đủ chứng từ pháp lý đã được quy định trong thư bảo lãnh để có thể chứng minh bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Bảo lãnh có điều kiện đảm bảo quyền lợi cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên nếu quy định không rõ ràng thủ tục đòi tiền thì dễ phát sinh tranh chấp giữa hai bên. Do vậy, trên thực tế bảo lãnh có điều kiện ít được sử dụng trong nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng thương mại

1.3. Phát triển hoạt động bảo lãnh Ngân hàng Thương mại

1.3.1. Quan niệm về phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng

Thương mại

Nếu như thư tín dụng đã được các ngân hàng sử dụng rông rãi từ những năm 30 thì bảo lãnh ngân hàng mới chỉ ra đời và phát triển vào đầu thập niên 70 của thế kỷ này. Sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia sản xuất dầu hoả ở Trung Đông trong thời gian này cho phép họ ký kết những hợp đồng lớn với các công ty phương Tây cho những dự án lớn như cải tiến cơ sở hạ tầng, các tiện ích công cộng, dự án công nông nghiệp và quốc phòng. Nguồn

gốc phát sinh nhu cầu bảo lãnh ngân hàng đặc biệt là bảo lãnh thanh toán ngay lần đầu là từ khu vực này.

Với sự phát triển của thương mại quốc tế ,các giao dịch ngày càng mang tính toàn cầu. Ví dụ các công ty kiến trúc của Hà Lan và Anh có thể cùng tham gia liên doanh các công ty khác trong một dự án xây dựng một sân bay và một số công trình phụ trợ ở Arập, thuê các nhà thầu phụ Nam Triều Tiên, mua thiếp bị từ nhà cung cấp ở Pháp.Tầm cỡ và sự phức tạp của các giao dịch đòi hỏi và thúc đẩy sự phát triển của bảo lãnh ngân hàng.

Bảo lãnh ngân hàng được sử dụng mạnh mẽ trên thế giới và đạt được doanh số kỷ lục.Chỉ riêng tại Hà Lan, doanh số các loại bảo lãnh do các ngân hàng Hà Lan phát hành trong năm 1980 là 12. 850 triệu NGL. Con số này tăng lên 26. 281 triệu NGL vào năm 1990.( Theo số liệu công bố ngày 10/7/1990 của Uỷ ban kiểm soát của Ngân hàng trung ương Hà Lan). Còn theo Uỷ ban soạn thảo Điều khoản sửa đổi Luật thương mại Hoa Kỳ: Đến cuối 1995 số tiền bảo lãnh còn hiệu lực tại các ngân hàng Hoa Kỳ lên tới 500 tỷ USD trong đó bảo lãnh của khách hàng Mỹ là 250 tỷ. Trị giá của từng loại bảo lãnh cũng lên tới hàng chục triệu USD.

Bảo lãnh ngân hàng còn được phát triển cả về hình thức sử dụng. Thoạt đầu là loại bảo lãnh có điều kiện được bắt đầu từ thị trường Mỹ. Với các loại như bảo lãnh bổ xung , bảo lãnh tiền bảo chứng, nó tỏ ra không hiệu quả và bất lợi cho bên yêu cầu bảo lãnh và do người bảo lãnh có thể viện dẫn lý do biện hộ để không thanh toán dẫn tới các tranh cãi phát sinh. Các ngân hàng cũng ngần ngại khi phát hành những bảo lãnh này vì họ không muốn dính líu đến các rắc rối trong hợp đồng. Bảo lãnh chỉ được sử dụng ở một số nước châu Phi, Trung Đông ít thông dụng ở thị trường châu Âu. Loại bảo lãnh được sử dụng nhiều nhất là bảo lãnh thanh toán theo yêu cầu hay bảo lãnh vô điều

kiện.Với loại này người thụ huởng được thanh toán khi có yêu cầu mà không cần đưa ra chứng cứ về sự vi phạm. Một số nước vận dụng pha trộn giữa hai loại trên miễn rằng các bên chấp thuận và ngân hàng đồng ý phát hành.

Hiện nay bảo lãnh ngân hàng phát triển rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Có thể chắc chắn rằng những thương vụ lớn với nước ngoài hiện nay không thể không có một dạng nào đó của bảo lãnh đi kèm.

Bảo lãnh còn đưởc sử dụng rộng rãi trong trị trường nội địa do tính đa dạng và năng động của nó. Bảo lãnh không chỉ hỗ trợ cho các hợp đồng thương mại mà cả các giao dịch phi thương mại, tài chính, phi tài chính như: bảo lãnh thanh toán, hoàn trả tiền ứng trước, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thuế quan...

Bảo lãnh không chỉ được thực hiện như một loại hình dịch vụ mà còn là một công cụ tài trợ cho các doanh nghiệp. Cùng với tín dụng chứng từ, bảo lãnh là một trong những loại hình giao dịch thông dụng và phổ biến nhất trong các hoạt động ngân hàng trên thế giới.

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng

Thương mại

1.3.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh về số lượng

1.3.2.1.1. Sự mở rộng về đối tượng và số lượng khách hàng

Trong quá trình phát triển hội nhập nền kinh tế, các thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách sôi động. Các hoạt động này mang lại những món lợi lớn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao. Mọi đối tượng tham gia vào hoạt động kinh tế đều có thể gặp rủi ro, một trong số đó là rủi ro do đối tác gây ra. Bảo lãnh ngân hàng là một trong những biện pháp để ngăn chặn rủi ro. Như vậy, hoạt động bảo lãnh ngân hàng hoàn toàn có thể

được mọi thành phần kinh tế sử dụng. Và số lượng khách hàng có nhu cầu đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng tăng.

Ngân hàng có hoạt động bảo lãnh phát triển là phải đáp ứng được các nhu cầu đó ngày càng nhiều. Do đó, số lượng khách hàng đông đảo và đối tượng khách hàng sử dụng bảo lãnh ngân hàng phong phú đa dạng là một tiêu chí thể hiện sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

1.3.2.1.2. Dư nợ và sự tăng lên theo các năm

Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng được coi là phát triển khi số lượng hợp đồng bảo lãnh tăng, giá trị của các hợp đồng bảo lãnh cũng tăng. Do đó, dư nợ bảo lãnh của ngân hàng cũng đạt mức cao và tăng dần theo các năm.

Tuy nhiên cần chú ý phân biệt với trường hợp các hợp đồng bảo lãnh có giá trị trong nhiều năm nên dư nợ bảo lãnh vào một thời điểm của năm có thể là cộng dồn của nhiều năm trước đó và không phản ánh được sự phát triển. Vì vậy cần chú ý tới số lượng và giá trị của các hợp đồng bảo lãnh mới.

1.3.2.1.3. Sự đa dạng của các loại hình bảo lãnh

Như đã phân tích ở trên, hoạt động bảo lãnh được chia thành nhiều loại khác nhau. Theo từng cách phân chia, mỗi loại hình bảo lãnh có mục đích sử dụng và hướng tới những đối tượng riêng. Tuy nhiên, do khả năng hạn chế, nhiều ngân hàng mới chỉ tập trung vào một số đối tượng nhất định. Vì vậy, hoạt động bảo lãnh cũng chỉ có một số loại hình và bỏ qua các loại bảo lãnh khác. Điều đó khiến cho ngân hàng không thu hút được tối đa số lượng cũng như đối tượng khách hàng, đồng thời cũng khiến số lượng hợp đồng bảo lãnh không nhiều, dư nợ hoạt động bảo lãnh không cao, nói cách khác là thể hiện sự chưa phát triển của hoạt động bảo lãnh.

Nếu một ngân hàng có thể thực hiện đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh chứng tỏ ngân hàng đó có uy tín và nguồn lực lớn và thực sự phát triển về

hoạt động bảo lãnh. Như vậy, đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh cũng là mục tiêu mà các ngân hàng cần tới trong quá trình phát triển hoạt động bảo lãnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng lên về chất lượng

1.3.2.2.1. Thủ tục bảo lãnh

Thủ tục bảo lãnh là một trong các yếu tố khách hành rất quan tâm khi lựa chọn ngân hàng bảo lãnh. Nếu thủ tục bảo lãnh nhanh gọn thì giảm bớt được nhiều thời gian cũng như chi phí cho việc phát hành bảo lãnh của ngân hàng, và đối với khách hàng đó là sự hiệu quả. Ngược lại, khách hàng sẽ phải mất thêm thời gian và chi phí cho một hoạt động bảo lãnh. Và như vậy có thể dẫn tới sự lựa chọn khác của khách hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm thiểu những thủ tục rườm rà trong quá trình phát hành bảo lãnh, ngân hàng vẫn cần đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ và hợp pháp. Có vậy, hoạt động bảo lãnh mới thực sự phát triển.

1.3.2.2.2. Số lượng hợp đồng bảo lãnh Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thấp vụ bảo lãnh thấp

Bảo lãnh được hạch toán vào tài khoản ngoại bảng. Chi khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh thì khoản chi trả đó được xếp thành tài sản xấu trong nội bảng và cấu thành nợ quá hạn của ngân hàng. Do đó hạn chế số lượng hợp đồng bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là biện pháp an toàn cho hoạt động của ngân hàng nói chung và an toàn của hoạt động bảo lãnh nói riêng. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi hoạt động bảo lãnh của ngân hàng phải thực sự phát triển. Và sự phát triển này thể hiện ở tính hiệu quả của khâu thẩm định khách hàng cũng như hiệu quả và khả năng làm việc của các cán bộ tín dụng.

1.3.2.2.3. Khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng

`Theo quy định của pháp luật, một ngân hàng không được phép thực hiện bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Trong phạm vi đó,

ngân hàng có thể thực hiện bất kỳ bảo lãnh nào. Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng luôn tận dụng tối đa các cơ hội. Do đó, các ngân hàng sẵn sàng ký các hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn (nhưng vẫn không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng). Tuy nhiên ngân hàng cần phải cân nhắc nguồn vốn của mình để đảm bảo khi phát sinh nghĩa vụ thì ngân hàng có đủ vốn để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, tránh xảy ra tình trạng rủi ro thanh khoản.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng

Thương mại

1.3.3.1. Nhân tố khách quan

Bất kỳ một nghiệp vụ nào trong hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mại thì đều chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh tế – xã hội. Bảo lãnh cũng là một trong những hoạt động chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố môi trường kinh tế – xã hội .Ta có thể xem xét sự tác động của của môi trường kinh tế – xã hội từ các yếu tố sau: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý và môi trường chính trị xã hội .

- Môi trường kinh tế.

Nếu môi trường kinh tế có lành mạnh thì các ngân hàng và các doanh nghiệp mới có điều kiện để phát triển. Ngân hàng mới thực hiện tốt chức năng của mình, còn các doanh nghiệp mới yên tâm kinh doanh và ký kết hợp đồng, thực hiện đúng các cam kết của mình trong hợp đồng. Còn nếu môi trường kinh tế mà có những thay đổi bất ngờ: như sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô ( thay đổi chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, phương thức quản lý tỷ giá, lãi suất….) làm ảnh hưởng tới người yêu cầu bảo lãnh, dẫn đến người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình với người thụ hưởng bảo lãnh và với ngân hàng bảo lãnh.

- Môi trường pháp lý.

động của hệ thống ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý không đồng bộ, thiếu chặt chẽ và hay thay đổi cũng là tác nhân quan trọng gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khả năng doanh nghiệp không thực hiện được các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh.

Các hoạt động pháp lý như: cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sở hữu nhà cửa , thủ tục công chứng cũng tác động đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

- Môi trường chính trị – xã hội .

Một đất nước mà có môi trường chính trị – xã hội ổn định thì luôn tạo điều kiện để đẩy mạnh phát triển. Trong hoạt động bảo lãnh đặc biệt là những hợp đồng bảo lãnh liên quan đến yếu tố nước ngoài thì sự ổn định trong môi trường kinh tế – xã hội lại càng trở nên quan trọng hơn.

Ngoài ra các yếu tố khách quan tác động đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại còn có thể kể đến:

- Khách hàng (bên yêu cầu bảo lãnh) là nhân tố tác động tương đối nhiều tới hoạt động bảo lãnh của ngân hàng bởi chính ngân hàng tiến hành hoạt động này là để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng tác động tới cả quy mô và chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Quy mô bảo lãnh của ngân hàng phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, không có nhu cầu của khách hàng thì không có nghiệp vụ bảo lãnh. Còn nếu khách hàng xin bảo lãnh làm tốt các yêu cầu của ngân hàng như cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, có trách nhiệm trong việc thực hiện những cam kết đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh ... sẽ giúp ngân hàng rất nhiều trong tiến hành bảo lãnh.

- Bên hưởng bảo lãnh: Sự trung thực của bên thụ hưởng trong việc yêu cầu thanh toán bảo lãnh cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng của bảo lãnh. Như việc bên thụ hưởng có thể xuất trình giấy tờ giả mạo chứng từ đòi thanh toán

cho ngân hàng để nhận khoản tiền thanh toán bảo lãnh. Trong trường hợp ngân hàng không phát hiện được sự giả mạo này thì ngân hàng có khả năng gặp phải rủi ro do thanh toán cho bên thụ hưởng số tiền bảo lãnh mà không đòi được tiền bồi hoàn từ phía bên yêu cầu bảo lãnh.

Tóm lại, mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trong thực tế với nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau khi vận dụng, thực thi tác nghiệp nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, các ngân hàng đã gặp phải rất nhiều rủi ro khác nhau, đó cũng chính là những nhân tố tác động tới bảo lãnh ngân hàng.

1.3.3.2. Nhân tố chủ quan

Hoạt động bảo lãnh là một trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế hoạt động này phải chịu tác động trực tiếp của các nhân tố chủ quan trong nội bộ ngân hàng. Cụ thể là:

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Chiến lược kinh doanh của ngân hàng là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên tới sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Nếu không có chiến lược kinh doanh các ngân hàng sẽ luôn bị động. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp ngân hàng có một phương hướng phát triển nhất quán, giúp cho ngân hàng khai thác tốt nhất năng lực hiện có của ngân hàng, đồng thời nó cũng giúp cho ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Trên cơ sở có chiến lược kinh doanh đúng đắn, ngân hàng mới có thể có những kế hoạch bộ phận đúng đắn cho từng thời kì để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra. Các

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội” pot (Trang 26 - 28)