Những thay đổi trong chính sách, luật pháp của nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng. Do đó, Chính phủ và các cơ quan quản lí nhà nước cần hoàn thiện, ổn định về hệ thống pháp luật và cơ chế quản lí điều hành của hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả và tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng phát triển, tạo hành lang pháp lí đầy đủ, đồng bộ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh . Trước hết, cơ quan
ban hành luật pháp nên kết hợp với ngân hàng Nhà nước, bộ tài chính và các ngân hàng để soạn thảo và ban hành luật về bảo lãnh phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng phát triển của các ngân hàng Nhà nước, đồng thời phải hướng tới sự phù hợp , tương ứng với các quy tắc về bảo lãnh của quốc tế. Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan quản lí nhà nước cần phải:
-Thực thi chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt để vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tạo lập môi trường thuận lợi và thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam không xảy ra sự cố ngoài tầm kiểm soát, đồng thời tạo cho hệ thống ngân hàng quyền tự quyết, chủ động trong hoạt động của mình.
- Có chính sách tác động vào thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo hiệu quả và sôi động, đây là cơ sở cho các ngân hàng thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Chủ động và khôn khéo tham gia quá trình hội nhập quốc tế, hợp tác chặt chẽ với hệ thống ngân hàng các nước, tăng cường kí kết các hợp đồng th- ương mại với các nước, mở đường cho hoạt động xuất nhập nhẩu và đầu tư nước ngoài là tiền đề cho việc thực hiện bảo lãnh nước ngoài.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí nhà nước và cán bộ kinh tế, học hỏi kinh nghiệm quản lí của các nước nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.