Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội” pot (Trang 31 - 35)

Bất kỳ một nghiệp vụ nào trong hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mại thì đều chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh tế – xã hội. Bảo lãnh cũng là một trong những hoạt động chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố môi trường kinh tế – xã hội .Ta có thể xem xét sự tác động của của môi trường kinh tế – xã hội từ các yếu tố sau: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý và môi trường chính trị xã hội .

- Môi trường kinh tế.

Nếu môi trường kinh tế có lành mạnh thì các ngân hàng và các doanh nghiệp mới có điều kiện để phát triển. Ngân hàng mới thực hiện tốt chức năng của mình, còn các doanh nghiệp mới yên tâm kinh doanh và ký kết hợp đồng, thực hiện đúng các cam kết của mình trong hợp đồng. Còn nếu môi trường kinh tế mà có những thay đổi bất ngờ: như sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô ( thay đổi chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, phương thức quản lý tỷ giá, lãi suất….) làm ảnh hưởng tới người yêu cầu bảo lãnh, dẫn đến người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình với người thụ hưởng bảo lãnh và với ngân hàng bảo lãnh.

- Môi trường pháp lý.

động của hệ thống ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý không đồng bộ, thiếu chặt chẽ và hay thay đổi cũng là tác nhân quan trọng gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khả năng doanh nghiệp không thực hiện được các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh.

Các hoạt động pháp lý như: cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sở hữu nhà cửa , thủ tục công chứng cũng tác động đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

- Môi trường chính trị – xã hội .

Một đất nước mà có môi trường chính trị – xã hội ổn định thì luôn tạo điều kiện để đẩy mạnh phát triển. Trong hoạt động bảo lãnh đặc biệt là những hợp đồng bảo lãnh liên quan đến yếu tố nước ngoài thì sự ổn định trong môi trường kinh tế – xã hội lại càng trở nên quan trọng hơn.

Ngoài ra các yếu tố khách quan tác động đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại còn có thể kể đến:

- Khách hàng (bên yêu cầu bảo lãnh) là nhân tố tác động tương đối nhiều tới hoạt động bảo lãnh của ngân hàng bởi chính ngân hàng tiến hành hoạt động này là để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng tác động tới cả quy mô và chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Quy mô bảo lãnh của ngân hàng phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, không có nhu cầu của khách hàng thì không có nghiệp vụ bảo lãnh. Còn nếu khách hàng xin bảo lãnh làm tốt các yêu cầu của ngân hàng như cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, có trách nhiệm trong việc thực hiện những cam kết đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh ... sẽ giúp ngân hàng rất nhiều trong tiến hành bảo lãnh.

- Bên hưởng bảo lãnh: Sự trung thực của bên thụ hưởng trong việc yêu cầu thanh toán bảo lãnh cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng của bảo lãnh. Như việc bên thụ hưởng có thể xuất trình giấy tờ giả mạo chứng từ đòi thanh toán

cho ngân hàng để nhận khoản tiền thanh toán bảo lãnh. Trong trường hợp ngân hàng không phát hiện được sự giả mạo này thì ngân hàng có khả năng gặp phải rủi ro do thanh toán cho bên thụ hưởng số tiền bảo lãnh mà không đòi được tiền bồi hoàn từ phía bên yêu cầu bảo lãnh.

Tóm lại, mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trong thực tế với nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau khi vận dụng, thực thi tác nghiệp nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, các ngân hàng đã gặp phải rất nhiều rủi ro khác nhau, đó cũng chính là những nhân tố tác động tới bảo lãnh ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội” pot (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)