Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội” pot (Trang 71 - 74)

Trước khi cam kết bảo lãnh cho khách hàng, Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng đưa ra các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh: bảo đảm bằng tín chấp, bảo đảm bằng kí quĩ, bảo đảm bằng tài sản hay bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba. Các hình thức này giúp ngân hàng hạn chế được phần nào những rủi ro không mong muốn, đồng nghĩa với việc nâng cao uy tín của khách hàng trong quan hệ giao dịch với ngân hàng.

Đối với những khách hàng không phải là khách hàng truyền thống của ngân hàng thì ngân hàng yêu cầu kí quí một số tiền bằng 100% giá trị khoản bảo lãnh. Như thế trong trường hợp này sẽ không có rủi ro xảy ra với ngân hàng.

Đối với các khách hàng truyền thống, đã có mối quan hệ từ trước với ngân hàng, Ngân hàng sẽ xem xét để đưa ra hình thức bảo đảm đối với khách hàng:

Một là kí quĩ tối thiểu 10% giá trị khoản bảo lãnh, còn lại khách hàng có thể dụng tài sản để đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

Hai là kí quĩ tối thiểu 10% giá trị khoản bảo lãnh, phần còn lại bảo lãnh không có bảo đảm bằng tài sản.

2.3. Đánh giá về hoạt động bảo lãnh tại Agribank Nam Hà Nội

2.3.1. Các kêt quả đạt được

- Trước năm 2007 khi phòng thẩm định và phòng tín dụng chưa sáp nhập thì do có tính độc lập trong khâu thẩm định giữa cán bộ thẩm định và

cán bộ tín dụng nên việc đánh giá nhận xét giữa hai báo cáo thẩm định của cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng không thống nhất .

- Quy trình xét duyệt khoản cho vay bảo lãnh trong những tháng quý IV năm 2006 còn quá rộng ( Phòng thẩm định phải thẩm định 100% các khoản vay và bảo lãnh của toàn Chi nhánh) so với uỷ quyền phán quyết xét duyệt cho vay tại Chi nhánh.

- Các loại hình bảo lãnh mà ngân hàng thực hiện còn chưa phong phú: hiện nay ngân hàng mới chỉ tập trung vào các loại hình bảo lãnh là: bảo lãnh vay vốn , bảo lãnh thực hiện hợp đồng bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, cam kết mở L/C trả ngay và cam kết mở L/C trả chậm trong khi nhu cầu về các loại bảo lãnh khác còn rất cao. Chẳng hạn như trong việc quản lí thuế nhập khẩu các máy móc, thiết bị của các nhà thầu nước ngoài tạm nhập vào Việt Nam chuyển về nước sau khi các công trình theo hợp đồng thi công. Như vậy, các nhà thầu có nhu cầu về bảo lãnh thuế quan với mục đích không phải thực hiện việc tạm nộp thuế nhập khẩu. Nếu ngân hàng đáp ứng được nhu cầu này của khách hàng không chỉ góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ khách hàng với nhóm khách hàng nước ngoài, gia tăng cơ hội phát triển các nghiệp vụ khác.

- Đối tượng khách hàng mà ngân hàng phục vụ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc trưng của các doanh nghiệp này là địa bàn và lĩnh vực kinh doanh có tính ổn định không cao, có thể gây ra những bất lợi cho ngân hàng. Trong khi nếu ngân hàng tiếp cận được với những doanh nghiệp lớn thì sẽ làm gia tăng doanh số bảo lãnh, đem lại thu nhập lớn hơn rất nhiều cho ngân hàng, tạo ra mối quan hệ bền vững với khách hàng hơn.

- Tỉ trọng các loại bảo lãnh còn chênh lệch lớn. Một số loại hình bảo lãnh thì giá trị bảo lãnh rất cao trong khi một số loại bảo lãnh khác thì tỷ trọng

thấp và tăng trưởng chậm. Thực trạng này gây cho ngân hàng nhiều khó khăn trong việc khai thác tối đa các loại hình bảo lãnh.

- Qui trình bảo lãnh còn phức tạp : Ngân hàng tuy đã có qui trình bảo lãnh riêng nhưng các bước trong qui trình bảo lãnh còn rờm rà, qua nhiều khâu, nhiều cấp. Điều này gây bất tiện cho khách hàng khi có nhu cầu bảo lãnh.

- Khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường của cán bộ tín dụng làm công tác bảo lãnh chưa cao. Trên thực tế phần lớn cán bộ nhân viên của ngân hàng được đào tạo nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc giải quyết các thủ tục nghiệp vụ nhiều khi chưa được linh hoạt, nhanh gọn và còn có những nhận định sai lầm dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra sự am hiểu về luật pháp, quy tắc của các nước và quốc tế áp dụng cho bảo lãnh còn hạn chế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh chúng ta đã gia nhập WTO thì các quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ.

- Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong nghiệp vụ bảo lãnh chưa nhiều. Hiện nay ngân hàng mới chỉ ứng dụng công nghệ tin học chủ yếu vào nghiệp vụ thanh toán, kế toán. Các thẩm định của cán bộ tín dụng về tình hình thực tế của khách hàng yêu cầu bảo lãnh thường chỉ dựa vào các phương án kinh doanh, báo cáo định mức kinh tế cho nên kết quả nhận định có thể không chính xác.

- Môi trường pháp lí tuy có những sửa đổi, cải thiện nhằm đáp ứng môi trường kinh doanh hiện tại nhưng vẫn còn nhiều điều cần xem xét, gây khó khăn cho nghiệp vụ bảo lãnh, đặc biệt là trong các giao dịch quốc tế.

- Môi trường kinh doanh phức tạp với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt do sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân

hàng nước ngoài. Điều đó cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.

- Hình thức bảo lãnh còn đơn điệu: ngân hàng mới chỉ thực hiện chủ yếu các hình thức là: phát hành thư bảo lãnh, xác nhận thư bảo lãnh và đồng bảo lãnh. Nhưng chưa có bảo lãnh gián tiếp. Bảo lãnh gián tiếp được dùng chủ yếu trong thương mại quốc tế khi người thụ hưởng là người nước ngoài và ngân hàng phát hành nằm ở quốc gia của người thụ hưởng. Nếu ngân hàng thực hiện và phát triển được loại hình bảo lãnh này sẽ giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận, mở rộng đối tượng khách hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội” pot (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)