Khi ngân hàng không đòi được nợ từ khách hàng, có thể do khách hàng không có đủ năng lực tài chính để trả cho ngân hàng hoặc do bản thân họ không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng thì lúc đó nguồn bù đắp rủi ro cho ngân hàng là tài sản bảo đảm. Do vậy, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến các tài sản đảm bảo để hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
Tiếp nhận và xử lí tài sản bảo đảm là khâu rất cần đến sự cẩn thận và chính xác.
Đối với hồ sơ thế chấp tài sản cần kiểm tra kỹ lưỡng xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Cần phải giữ bản gốc của các giấy tờ sở hữu , giấy nộp thuế trước bạ, giấy cấp đất, cam kết thế chấp tài sản cho ngân hàng để phòng ngừa sự lừa đảo của khách hàng. Chỉ nhận những tài sản thế chấp dễ dàng phát mại khi có rủi ro xảy ra. Công tác định giá tài sản thế chấp phải đảm bảo đã tính đến giá trị hiện thời và dự đoán những biến động nhằm chắc chắn sẽ bù đắp được mọi chi phí nếu trường hợp xấu xảy ra.
Cần có một bộ phận quản lí và bảo quản tài sản thế chấp cùng các giấy tờ liên quan, tránh mất mát, thất thoát. Bộ phận này cũng có trách nhiệm
đánh giá lại tài sản định kì , trích khấu hao định kì nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Khi có rủi ro xảy ra cần xử lí linh hoạt tài sản thế chấp, tìm mọi biện pháp phù hợp ít gây tổn thất cho khách hàng và đảm bảo ngân hàng thu hồi vốn nhanh. Nếu không thể siết nợ tài sản bằng cách mua lại để tự khai thác, cho thuê có thời hạn, liên doanh, hùn vốn thì cần nhanh chóng phối hợp với tổ thanh toán tài sản giải quyết nợ của mình trước khi thanh lí tránh việc ngân hàng trở thành con nợ thay cho người được bảo lãnh