Kết quả chọn tạo giống cà phê vối trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều tra đặc điểm sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo tại ĐakLak (Trang 29 - 34)

2.3.4.1. Trên thế gii

- Các nước trồng cà phê vối đã và đang tạo ra các giống tổng hợp và giống lai như sau:

+ Ấn ðộ: Sử dụng 2 đời con của các cây mẹ S270 và S274 + Camơrun một số con lai đang được khảo nghiệm + Bờ Biển Ngà: cĩ 10 con lai

+ Madagascar: cĩ 6 con lai + Inđơnêxia: sử dụng 4 con lai

Mức năng suất thí nghiệm của các giống này dao động trong khoảng 1-3 tấn nhân/ha, tùy theo điều kiện chăm sĩc và cơ cấu giống. Tuy nhiên, bản chất dị

hợp của bố mẹ gây biến thiên lớn trong đời con, nhưđã thấy rõ ở các vườn kinh doanh. Phân tích từng cây ở các đời con hữu tính mọc từ hạt cho thấy rằng 1/4 số cây cho năng suất cao nhất chiếm hơn 1/2 tổng sản lượng [29][31]. Do tính biến thiên năng suất cá thể luơn cao trong đời con nên các nhà chọn giống ít chú ý đến giống tổng hợp và giống lai. Năng suất trung bình của các đời con luơn thấp hơn các dịng vơ tính chọn ra từ chính đời con đĩ. Tại bờ Biển Ngà, Capot đã nêu rõ năng suất trung bình của giống tổng hợp và giống lai chỉ bằng 60% của các dịng vơ tính chọn lọc [58]. Các giống lai tốt nhất mới cĩ thểđạt 75% [55] hay 100% [41] dịng vơ tính làm đối chứng.

- Cây cà phê vối cĩ tính tự bất hợp nên chon lọc vơ tính thể hiện rõ tính hiệu quả. Trong những năm 1960 các nhà chọn giống cà phê vối đã hết sức cố gắng tìm những cây tốt ở các vườn kinh doanh và tập đồn. Thơng qua chọn lọc bằng mắt, tỷ lệ chọn lọc vào khoảng 1/1000. Sau đĩ vài trăm cây tạm tuyển được nhân vơ tính đưa vào các thí nghiệm so sánh để chọn tiếp những cây tốt nhất. Bên cạnh đĩ chọn dịng vơ tính mới cịn tiến hành trong các đời con lai cĩ kiểm sốt, đánh giá cá thể chính xác hơn, tỷ lệ chọn thành cơng khoảng 1%. Trước khi đưa ra sản xuất, luơn phải xác định được tính thích ứng của mỗi dịng vơ tính. Các kết quả chọn dịng vơ tính rất hấp dẫn và tiến bộ [27]:

+ Bờ Biển Ngà: 7 dịng vơ tính năng suất 1,7 - 3,3 tấn/ha

+ Cộng Hịa Trung Phi: 10 dịng vơ tính năng suất >2 tấn nhân/ha + Camơrun: 9 dịng vơ tính năng suất >2 tấn nhân/ha

+ Madagascar: 8 dịng vơ tính năng suất 2-3 tấn nhân/ha + Uganda: 10 dịng vơ tính năng suất 2,3 - 3,5 tấn nhân/ha + Togo: 5 dịng vơ tính năng suất 2,1 - 3 tấn nhân/ha.

Tại hầu hết các nước Châu Phi dịng vơ tính được nhân dưới dạng cây giâm cành dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của các Sở khuyến nơng. Inđơnêxia sử

dụng dịng vơ tính để ghép thay tán cho các vườn cây trồng bằng hạt.

- Trong hai thập kỷ 1960 và 1970, Capot J. bằng phương pháp lai khác lồi giữa cà phê chè và cà phê vối tứ bội đã tạo ra con lai khác lồi C. arabusta cĩ chất lượng ngon hơn cà phê Robusta [56][57], nhưng con lai này hồn tồn khơng đáp ứng được sự mong đợi do độ hữu thụ kém và khá mẫn cảm với các loại ký sinh [24]. Nhiều quốc gia rất quan tâm đến con lai khác lồi giữa cà phê trồng trọt và hoang dại nhằm đưa các tính trạng độc đáo vào giống trồng trọt (tính chịu hạn, tính kháng bệnh, tính kháng tuyến trùng ...) như Brazil Colombia, Madagascar , Ấn ðộ [50], Kenya[48]. Từ các con lai khác lồi tốt tiến hành chọn lọc vơ tính đã tạo ra các dịng vơ tính cĩ năng suất cao giữ nguyên được tính trạng tốt của con lai, chẳng hạn từ con lai tốt Congusta tại Madagascar đã tạo được các dịng vơ tính cĩ năng suất cao tương đương C. canephora.

- Hiện nay tại bờ Biển Ngà đã và đang tạo ra được một số con lai F1 thực sựđồng nhất trong chương trình chọn lọc hồi quy từ những cây đơn bội kép của

C. canephora [21]. Kết quả cho thấy các cây lai đầu tiên được trồng từ 1985, sinh trưởng khá đồng đều, gần như cây nhân vơ tính. Thơng báo của Lashermes, Charier & Couturon cho biết ưu thế lai cĩ thể hiện, một số tổ hợp lai cho năng suất ngang với dịng vơ tính [43].

2.3.4.2. Vit Nam

Cây cà phê vối đã cĩ ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc [15] tại trại Phú Hộ (Phú Thọ), chỉ trồng thuần cà phê Robusta và Kouillou nhưng khơng nghiên cứu chọn lọc.

Trong những năm 1960 - 1964 trạm nghiên cứu Tây Hiếu đã bình tuyển cây đầu dịng cà phê vối năng suất cao và cũng đã tiến hành nhiều thí nghiệm giâm cành, ghép nhưng sau đĩ cơng trình khơng được tiếp tục, chỉ đạt được những kết quả nhất định trong phạm vi nghiên cứu [5]

Tuy cà phê vối được trồng khá lâu nhưng khơng cĩ cơng trình nghiên cứu về chọn lọc giống cũng như lĩnh vực khác. Sau ngày giải phĩng và thống nhất đất nước, từ 1980 Viện nghiên cứu cà phê bắt đầu cơng việc tuyển cây đầu dịng ở các vườn cĩ sẵn trong sản xuất. ðến năm 1985 triển khai các thí nghiệm khảo sát tập đồn và so sánh dịng vơ tính, mở đầu cho cơng tác chọn tạo giống giai đoạn 1.

Trong giai đoạn 1 tiêu chuẩn chọn lọc chú trọng về năng suất, kích cỡ hạt trung bình, khối lượng 100 nhân >13 g và tỷ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm) >40% [4] và giai đoạn đĩ tình hình bệnh rỉ sắt hầu như khơng đáng kểđối với cây cà phê vối.

Năm 1990 - 1995 tiếp tục triển khai các thí nghiệm khu vực hĩa và đã đưa ra sản xuất những dịng vơ tính chọn lọc dựa trên những tiêu chuẩn và ngưỡng chọn lọc cụ thể như sau:

+ Năng suất: trong tập đồn chọn các dịng cho năng suất cao trên trung bình + s (độ lệch chuẩn). ở các thí nghiệm so sánh giống, chọn các dịng cĩ năng suất cao hơn đối chứng cĩ ý nghĩa. ðối chứng được dùng chung cho các thí nghiệm là hỗn hợp cây thực sinh của cây mẹ và cĩ bản chất tương tự như vật liệu trồng trong sản xuất đại trà. Năng suất phải được theo dõi ít nhất 4 năm liền và các dịng cĩ năng suất cao thường phải cĩ tính ổn định 2 - 3 vụ.

Những dịng năng suất cao được chọn tiếp theo các tiêu chuẩn sau:

+ Cỡ hạt: sử dụng số liệu trung bình của 2 mẫu trong 2 vụ. Các chỉ tiêu cỡ hạt được tính từ mẫu 300g cà phê nhân (khoảng 1,5 kg quả chín). Dịng vơ tính được chọn cỡ hạt trung bình trở lên: khối lượng 100 nhân > 13g (A0 = 13%) và tỷ lệ hạt trên sàng 6,3 mm trên 40%. Dịng vơ tính khu vực hĩa cĩ khối lượng 100 nhân >14g và hạt trên sàng 6,3 mm >50%. Kể từ 1994 các dịng chọn lọc phải cĩ khối lượng100 nhân >16g và hạt trên sàng 6,3 mm >70%.

+ Bệnh rỉ sắt: chỉ số bệnh (CSB) dưới 2%, khơng gây rụng lá và khơng gây ảnh hưởng tới năng suất.

+ Kiểu hình: tán gọn, cành khỏe, phân cành thứ cấp vừa phải, chùm quả sai. Các dịng vơ tính cà phê vối chọn lọc [5] được cơng nhận giống quốc gia của Việt Nam đạt các chỉ tiêu trên nền canh tác bình thường như sau:

* 16/21: Năng suất 2,81- 4,1 tấn nhân/ha/vụ; tươi/nhân 4,2 - 4,4; trọng lượng 100 nhân 14,1-14,2 g; tỷ lệ trên sàng 6,3 mm đạt 44,4 - 48,6%; CSB rỉ sắt 0,07 - 0,2%.

* 04/55: Năng suất 2,85-5,92 tấn nhân/ha/vụ; tươi/nhân 4,0-4,2; trọng lượng 100 nhân 15,2-15,7 g; tỷ lệ trên sàng 6,3 mm đạt 58,6-68,3%; CSB rỉ sắt 0,3-0,9%.

* 01/20: Năng suất 2,9-3,75 tấn nhân/ha/vụ; tươi/nhân 4,3-4,4; trọng lượng 100 nhân 14,5-14,6 g; tỷ lệ trên sàng 6,3 mm đạt 46,3-50,4%; CSB rỉ sắt 0,2-0.,48%.

Nếu trên nền thâm canh cao các dịng vơ tính trên cho năng suất rất thuyết phục. Các diện tích được trồng từ năm 1995 - 1997 cho thấy: đạt trên 3,5 tấn nhân/ha (16/21), trên 3,7 tấn nhân/ha (04/55), trên 3,4 tấn (01/20).

Từ 1994 - 1995 Viện nghiên cứu cà phê bắt đầu giai đoạn 2, chương trình thu thập vật liệu khởi đầu theo hướng cải thiện kích cỡ hạt cà phê thương phẩm để nâng cao chất lượng cà phê vối Việt Nam [4]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ 1995-1998 triển khai khảo sát tập đồn và so sánh dịng vơ tính, đồng thời triển khai các thí nghiệm so sánh các đời con thụ phấn tự do.

Từ 1998 đến nay triển khai các thí nghiệm khu vực hĩa, tiếp tục theo dõi để sớm đưa ra sản xuất những dịng vơ tính chọn lọc, lập vườn sản xuất hạt đa dịng.

Hiện cĩ trên 10 dịng vơ tính cĩ triển vọng đã được chọn lọc và đang khu vực hĩa như: TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR10, TR11, TR12, TR13 ngồi khả năng cho năng suất cao (trung bình trên 3 tấn nhân/ha), cịn cĩ cỡ hạt

cải thiện rõ rệt, khối lượng 100 nhân trung bình đạt 19,08 g; tỷ lệ trên sàng 6,3 mm đạt 77,73%, tỷ lệ quả tươi/nhân 4,5, kháng rỉ sắt cao (CSB trung bình 0,49%). ðây là nguồn giống để cĩ thể phục vụ cho cơng tác cải thiện giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê vối ởðắk Lắk. ðặc biệt các dịng vơ tính này cĩ đầy đủ các dịng chín sớm, chín trung bình và chín muộn, do đĩ rất thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu giống để cĩ thể rải vụ.

Một phần của tài liệu Điều tra đặc điểm sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo tại ĐakLak (Trang 29 - 34)