Khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng giống lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống lúa địa phương vùng núi tây bắc sau chọn lọc trong vụ xuân 2004 tại gia lâm, hà nội (Trang 91 - 94)

b. Ph−ơng pháp

4.5khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng giống lúa

Sâu bệnh hại đ−ợc xem là một vấn đề lớn đối với cây lúa cạn và lúa chịu hạn. Nó là nhân tố gây hại sinh học xếp hàng thứ 2 sau tác hại của hạn hán. Trong thực tế, sâu bệnh hại có thể làm giảm năng suất và sản l−ợng xuống tới

50%. Do vậy, đánh giá thực trạng sâu bệnh hại phát sinh trong điều kiện trồng lúa cạn là một đặc tr−ng cần thiết. Dựa theo thang điểm S.E.S của IRRI, kết quả đánh giá sâu bệnh hại trên 20 giống lúa thí nghiệm đ−ợc trình bày ở bảng 17.

Trong suốt thời gian của vụ xuân năm nay, các giống lúa trồng trên ruộng có t−ới ít bị sâu bệnh phá hoại. Về bệnh hại, hầu hết các giống bị nhiễm nấm đạo ôn, hại trên lá là chủ yếu. Bệnh khô vằn chỉ xuất hiện nhẹ trên 1-2 giống lúa thí nghiệm. Các bệnh bạc lá và đốm nâu không xuất hiện.

+ Tình hình bệnh đạo ôn xuất hiện nhiều và hại nặng hơn đối với các giống lúa thí nghiệm trồng ở điều kiện có t−ới. Tất cả các giống đều bị nhiễm đạo ôn tuy ở các mức độ khác nhau.

- Bốn giống G6, g11, g41, g43 có điểm chống bệnh cao (5-9 điểm), đồng nghĩa với khả năng chống chịu kém với bệnh này.

- Các giống CH5, G1, G12, G19, G34, G26, G65 chống bệnh đạo ôn tốt, đ−ợc cho 1 điểm.

+ ở điều kiện ruộng cạn, bệnh đạo ôn chỉ hại trên một vài giống lúa và mức độ bệnh nhẹ hơn. Các giống nhiễm đêù có điểm chống bệnh thấp, 1-3 điểm.

Trên ruộng n−ớc và ruộng cạn, các giống lúa đều bị hai loại sâu hại chính phá hoại là sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ; không thấy rầy nâu, rầy xanh xuất hiện và gây hại

+ ở hai điều kiện môi tr−ờng, sâu đục thân xuất hiện và phá hoại sớm khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Đây là một nguyên làm giảm số nhánh của các giống lúa.

+ Điểm chống chịu với sâu đục thân của các dòng giống lúa trong điều kiện có t−ới thấp hơn trong điều kiện ruộng cạn, từ 1-3 điểm. Tác hại của sâu đục thân là không đáng kể. Hai giống G26 và G65 không bị hại (0 điểm)

Bảng17 : Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm trên đồng ruộng Gia Lâm, Hà Nội theo thang điểm của IRRI

Đạo ôn Khô vằn sâu đục thân sâu cuốn lá KH giống Đủ n−ớc N−ớc trời Đủ n−ớc N−ớc trời Đủ n−ớc N−ớc trời Đủ n−ớc N−ớc trời CH5 1 0 0 0 1 1 0 9 G3 1 0 0 0 1 1 0 9

G4 3 0 0 0 1 5 0 9 G6 9 3 1 0 3 5 0 5 G7 3 1 0 0 1 7 1 7 G11 7 3 0 0 3 5 0 5 G12 1 0 0 0 3 3 1 1 G15 3 0 0 0 1 1 0 1 G19 1 0 0 0 1 3 0 9 G24 1 0 0 0 1 3 0 5 G26 1 1 0 0 0 3 0 3 G28 1 1 1 0 1 3 0 3 G34 1 0 0 0 1 3 0 1 G35 3 1 0 0 1 3 1 9 G41 7 3 0 0 1 5 0 3 G43 5 3 0 0 1 3 1 5 G58 3 1 0 0 1 1 0 3 G59 3 1 0 0 1 1 0 5 G65 1 0 0 0 0 3 0 3 G66 3 1 0 0 1 5 0 3 Ghi chú:

Điểm Bệnh đạo ôn Bệnh khô vằn Sâu đục thân Sâu cuốn lá

0 điểm: không có vết bệnh Không có vết bệnh Không bị hại Không bị hại

1điểm: vết bệnh nâu Vết bệnh nằm thấp 1-10% 1- 10%

hình châm kim hơn 22% chiều cao cây

3 điểm: vết bệnh nhỏ, 11-20% 11- 20%

hơi tròn hoặc hơi dài

5 điểm: vết bệnh hẹp, 21-30% 21- 35%

hơi hình elíp

7 điểm: vết bệnh rộng hình thoi, 31-60% 36- 50%

viền vàng nâu hoặc tím

9 điểm: các vết bệnh nhỏ, 61-100% 51- 100%

liên kết nhanh với nhau

+ Thiệt hại do sâu đục thân gây ra với các giống lúa trồng cạn là đáng kể. Đánh giá khả năng chống chịu với loại sâu này, chúng tôi thấy các giống có điểm chống chịu từ 1-3 điểm.

Tuy nhiên, có năm giống lúa chống chịu yếu hơn, vừa bị chết nhánh vừa bị bạc bông nhiều, gồm các giống G4, G6, G7, G41, G66. Điểm chống chịu cho từ 5-7 điểm.

+ Sâu cuốn lá nhỏ có xuất hiện trên ruộng lúa cấy nh−ng hầu nh− không hại gì. Điểm chống sâu cuốn lá cho từ 0-1 điểm.

Ng−ợc lại, trên ruộng lúa cạn, sâu cuốn lá nhỏ gây hại rất lớn, nhất là với bộ lá lúa và lá đòng. Xuất hiện muộn vào giai đoạn chuẩn bị kết thúc đẻ nhánh nh−ng chúng hại nặng đối với các giống lúa gieo cạn, trừ ba giống G12, G15, và G34 bị hại nhẹ. Đây cũng là ba giống đ−ợc cho điểm chống sâu cuốn lá thấp nhất, 1 điểm.

Các giống bị cho điểm chống sâu cuốn lá cao là G3, G4, G19, G35, CH5 (9 điểm); rồi đến G7 (7 điểm); G6, G11, G43, G59 và G24 (5 điểm).

Ngoài ra, lúa trồng cạn còn bị rất nhiều loại sâu hại khác phá hoại. Đặc biệt có loại sâu hại rễ và thân ngầm (dế mèn, dế dũi) vào giai đoạn mọc, một điều không thể xảy ra đối với lúa cấy. Dế đã cắn nát gốc và rễ của cây lúa non và làm khuyết mật độ khá lớn ở các giống G15, G11, G13, G7, G6, G3… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vào giai đoạn trỗ-chín, các dòng giống lúa gieo cạn còn bị châu châú phá hại đáng kể. Cùng với sâu cuốn lá, chúng làm cho bộ lá của các giống lúa bị tổn th−ơng nặng, làm giảm khả năng quang hợp và năng suất của cây lúa.

Trồng lúa cạn cần l−u ý xử lý cỏ dại sớm, ngay từ khâu làm đất. Cỏ dại trong ruộng lúa cạn rất nhiều và chúng phát triển rất nhanh, đôi khi lẫn át cả cây lúa và cạnh tranh dinh d−ỡng với lúa. Nếu không phòng trừ, đây sẽ là nguyên nhân làm giảm khả năng sinh tr−ởng và năng suất lúa đáng kể.

Biện pháp phòng chống sâu bệnh hại chủ yếu là phun thuốc hoá học khi sâu bệnh xuất hiện theo đúng h−ớng dẫn, th−ờng xuyên làm cỏ và vệ sinh đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống lúa địa phương vùng núi tây bắc sau chọn lọc trong vụ xuân 2004 tại gia lâm, hà nội (Trang 91 - 94)