4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.5.1. ảnh h−ởng của CĐRĐ đến hiện đại hoá nền nông nghiệp
4.5.1.1. Những ảnh h−ởng tích cực
Hiện t−ợng manh mún trong sử dụng ruộng đất là một trong yếu tố cản trở lớn nhất tới sự phát triển của nông nghiệp. Một nền kinh tế vững mạnh phải dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, sản xuất bằng máy móc cơ giới hoá, hiện đại hoá với năng suất lao động cao. Hiện đại hoá nền nông nghiệp là quá trình tiếp thu và ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, [20].
Dựa vào kết quả điều tra, đánh giá công tác CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn trên địa bàn huyện Ninh Giang và ảnh h−ởng của nó đến hiện đại hoá nền nông nghiệp, nông thôn cho thấy:
- CĐRĐ làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, tập quán sản xuất nhỏ tr−ớc đây do ô thửa quá nhỏ do ngại đầu t−, mang nặng tính sản xuất tiểu nông. Khi có thửa ruộng lớn hơn, nếp nghĩ của ng−ời nông dân cũng đ−ợc thay đổi theo h−ớng sản xuất hàng hoá, đáp ứng yêu cầu của CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đ−ợc tăng c−ờng hơn. Nông dân đã chú trọng thâm canh các giống lúa mới nh−: lúa Lai 2 dòng, C70, C71, X21, Xi 22.v.v., lựa chọn cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng phù hợp với từng loại đất. Kết quả năng suất, sản l−ợng nông nghiệp tăng rõ rệt cụ thể: Bình quân năng suất lúa tr−ớc khi ch−a CĐRĐ năm 2001 đạt 61,9 tạ/ha vụ xuân; vụ mùa đạt 51,8 tạ/ha. Sau khi CĐRĐ năm 2003 bình
quân năng suất toàn huyện vụ xuân đạt 64,6 tạ/ha (tăng 2,7 tạ/ha); vụ mùa đạt bình quân 53,4 tạ/ha (tăng thêm 1,6 tạ/ha). Diện tích, năng suất và sản l−ợng các loại rau màu cũng tăng lên nhất là cây hàng hoá nh−: ớt, d−a chuột, ngô, diện tích trồng khoai lang giảm do đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Nhờ sản xuất cây màu hàng hoá trong huyện đã xuất hiện nhiều cánh đồng đạt giá trị 50- 70 triệu đồng/ha, với hệ thống công thức luân canh nh− LX+LM+ớt; LX+LM+ d−a chuột.v.v., ở các xã Vĩnh Hoà, Hồng Thái, Hoàng Hanh, Hồng Đức, Hồng Phúc, Đồng Tâm,...
- Cơ giới hoá khâu làm đất và các t− liệu phục vụ sản xuất: Đã tăng từ 40% tr−ớc khi ch−a CĐRĐ lên 83 % sau khi CĐRĐ; máy suốt lúa năm 1995: 0,04 máy/hộ, đến năm 2003: 0,34 máy/hộ; Bình bơm thuốc trừ sâu từ 0,4 cái/hộ lên bình quân 0,9 cái/hộ; Diện tích bơm tát chủ động từ 50%, lên trên 95%; hệ thống thuỷ lợi t−ới tiêu đ−ợc quan tâm đầu t− nâng cấp. Diện tích một số tuyến kênh m−ơng chính đã đ−ợc kiên cố hoá từ 0,2-0,5%.
- Diện tích đất thấp, trũng: Những diện tích này tr−ớc đây chỉ sản xuất đ−ợc 1 đến 2 vụ lúa, vấn đề thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn, sau khi CĐRĐ đã tập trung thành khu khoảnh, chuyển đổi thành các trang trại chăn nuôi gia súc với qui mô nuôi trung bình từ 30-50 con lợn, có hộ nuôi tới qui mô gần 250 con. Chăn nuôi gia cầm gà, ngan, vịt cũng phát triển với qui mô lớn tập trung, nhiều hộ đã nuôi từ 1500- 2000 con/lứa, một năm nuôi từ 3-4 lứa, góp phần giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập. Nh− mô hình ở các xã ứng Hoè, Nghĩa An, Tân H−ơng, Vĩnh Hoà, Hồng Đức, Vạn Phúc, Đồng Tâm,...
- Sau khi CĐRĐ, hệ thống cơ sở hạ tầng đ−ờng giao thông, điện, các công trình thuỷ lợi, t−ới, tiêu.v.v., từng b−ớc đ−ợc nâng cấp ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất. 100% các đ−ờng liên thôn, liên xã đã đ−ợc rải nhựa hoặc rải đá cấp phối, hệ thống giao thông thôn xóm đ−ợc làm bằng bê tông. Đ−ờng giao thông nội đồng đã đ−ợc mở rộng tạo điều kiện đi lại thuận tiện trong vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, một số khâu trong sản xuất
tr−ớc đây phải làm thủ công từng b−ớc đ−ợc thay thế, sức lao động đ−ợc giải phóng và có điều kiện chuyển sang làm nghề khác.
Trong quá trình CĐRĐ đã xuất hiện các trang trại điển hình nh−: ông Nguyễn Văn Sơn ở xã ứng Hoè, chuyển đổi 2 ha ruộng trũng sang mô hình trồng cây ăn quả, nuôi cá, chăn nuôi 200 con lợn nái ngoại, nuôi lợn nạc, gà công nghiệp,... một năm trừ chi phí còn thu lãi khoảng 200,0 triệu đồng. Hộ ông Nguyễn Văn Thuấn xã Tân H−ơng chuyển đổi 2 ha ruộng trũng sang trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi, nuôi cá, một năm thu 50,0 triệu đồng đã trừ chi phí. Hộ ông Nguyễn Văn Bão xã Hồng Đức chuyển đổi 3 ha; hộ ông Vũ Văn Cảnh xã Hoàng Hanh chuyển đổi 1 ha; hộ ông Nguyễn Văn Huynh xã Hiệp Lực chuyển đổi 2 ha,... ngoài ra còn khoảng 50-100 hộ có qui mô từ 2000 m2 đến 1 ha đều chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cho thu nhập lãi trung bình một năm từ 40- 50,0 triệu đồng/ha/năm, giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho lao động địa ph−ơng. Sau khi CĐRĐ, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã phát triển mạnh ở tất cả các xã trong huyện Ninh Giang.
4.5.1.2. Những khó khăn thách thức mới
CĐRĐ, đã tạo ra một h−ớng đi mới cho nông nghiệp của huyện phát triển trên con đ−ờng CNH, HĐH mà tr−ớc mắt là đẩy mạnh đ−ợc quá trình cơ giới hoá và thuỷ lợi hoá trên đồng ruộng, góp phần nâng cao năng suất đất đai và hiệu quả đầu t−. Tuy nhiên, quá trình CĐRĐ cũng gây ra những khó khăn và thách thức mới cho cán bộ và nhân dân trong huyện đó là:
- Một số hộ nông dân ch−a nhận thức rõ lợi ích tr−ớc mắt và lâu dài của việc CĐRĐ, còn tính toán thiệt, hơn về diện tích, về lợi ích cá nhân với cộng đồng. Nếu t− t−ởng trên ch−a thông thì không CĐRĐ đ−ợc.
- Về kinh phí: CĐRĐ phải tốn kém nhiều công sức, ngân sách xã thì hạn hẹp, các hộ nông dân đã đ−ợc cấp GCNQSDĐ nên sau khi CĐRĐ phải có GCNQSDĐ và hoàn thiện hồ sơ địa chính. Vấn đề này rất cần sự quan tâm đầu t−, hỗ trợ kịp thời của Nhà n−ớc.