Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 39 - 44)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển huyện Ninh Giang

Thời Lý- Trần, Ninh Giang là miền đất thuộc phủ Hạ Hồng (Hồng Lộ) thời thuộc Minh, phủ Hạ Hồng thuộc phủ Tây An, đến đời Lê đổi lại thành phủ Hạ Hồng. Đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) phủ Hạ Hồng đổi thành phủ Ninh Giang, gồm các huyện: Vĩnh Lại, Gia Lộc, Tứ Kỳ và Vĩnh Bảo.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), phủ Ninh Giang đ−ợc chia làm 4 huyện, gồm: Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ và Vĩnh Bảo. Huyện Ninh Giang đ−ợc giữ tên Ninh Giang đến tháng 4/1979 sáp nhập với huyện Thanh Miện thành huyện Ninh Thanh. Tháng 4/1996 đến nay, huyện Ninh Giang đ−ợc tái lập theo nghị định số 05-NĐ/CP của Chính phủ.

Ninh Giang vốn là miền đất giàu truyền thống văn hoá, truyền thống yêu n−ớc và cách mạng. Trên địa bàn huyện x−a, có hàng trăm ngôi đình, chùa, đền, miếu... là những công trình kiến trúc có giá trị văn hoá nghệ thuật. Hiện nay, vẫn còn l−u giữ đ−ợc một số công trình kiến trúc có giá trị cao về lịch sử văn hoá đã đ−ợc Nhà n−ớc xếp hạng cấp quốc gia và hàng năm thu hút đông đảo khách thăm quan du lịch và lễ hội nh−: Đình Trịnh Xuyên (xã Nghĩa An) là công trình kiến trúc Hậu Lê- đầu Nguyễn, nơi thờ vị danh t−ớng thời Lê; đình Đỗ Xá (xã ứng Hoè) là nơi thờ 3 vị t−ớng danh tiếng thời Lê...., những địa danh, di tích lịch sử thời hiện đại: T−ợng đài Bác Hồ khi về thăm xã Hiệp Lực, đài t−ởng niệm Bác Hồ (xã Hồng thái),... có giá trị phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng.

Hiện nay, huyện có 2 tôn giáo chính là Thiên Chúa giáo và Phật giáo, về Thiên Chúa giáo có khoảng trên 2.000 giáo dân sinh hoạt ở 4 xứ họ đạo, 14 nhà thờ. Có nơi tôn giáo toàn tòng nh− Bùi Hoà (xã Hoàng Hanh) là làng văn hoá đầu tiên của huyện. Tín đồ phật giáo có khoảng trên 7.000 ng−ời. Nhìn chung, mối quan hệ l−ơng giáo có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong sản xuất và sinh hoạt.

4.1.1.2. Vị trí địa lý, [44]

Ninh Giang nằm về phía Nam tỉnh Hải D−ơng. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Hải D−ơng 30 km theo tỉnh lộ 17A. Có toạ độ địa lý ở vị trí 200 43| vĩ độ Bắc, 1060 24| kinh tuyến Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc

- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) và huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình).

- Phía Nam huyện chạy dài theo bờ Sông Luộc. - Phía Tây giáp huyện Thanh Miện.

Ninh Giang có hệ thống đ−ờng giao thông quan trọng, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội:

+ Đ−ờng 17A chạy qua huyện Ninh Giang nối liền quốc lộ 5, đ−ờng sắt Hà Nội- Hải Phòng với quốc lộ 10 thông ra quốc lộ 1, là tuyến đ−ờng quan trọng trong việc giao l−u giữa Hải D−ơng với thành phố Hải Phòng, với tỉnh Thái Bình và các tỉnh, thành phố trong cả n−ớc.

+ Đ−ờng 20 chạy từ cầu Ràm- Nghĩa An qua huyện lỵ Thanh Miện và Kẻ Sặt (Bình Giang) nối liền với quốc lộ 5 và đ−ờng sắt Hà Nội- Hải Phòng.

+ Đ−ờng 210 nối liền các xã trong huyện và các xã phía nam huyện Thanh Miện. Hệ thống đ−ờng giao thông liên thôn, liên xã đ−ợc rải vật liệu cứng.

+ Hệ thống đ−ờng thuỷ của Ninh Giang một mặt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, mặt khác, có vị trí rất quan trọng trong giao l−u kinh tế- xã hội với

các tỉnh thành trong cả n−ớc. Sông Luộc chạy qua địa phận Ninh Giang dài 20 km, (từ xã Văn Giang đến thị trấn Ninh Giang), là tuyến đ−ờng thuỷ quan trọng nối Hải Phòng với Hà Nội và xuôi xuống thành phố Nam Định ra cửa Ba Lạt.

Sông Đình Đào chạy từ Lê Bình (Thanh Miện) về các xã của huyện Ninh Giang: Nghĩa An, Ninh Thành, Tân H−ơng ra cống An Thổ- Quý Cao (huyện Tứ Kỳ).

Sông Cửu An nằm trong hệ thống thuỷ nông Bắc- H−ng- Hải là công trình thuỷ lợi quan trọng, phục vụ sản xuất nông nghiệp của các tỉnh: Hải D−ơng, Bắc Ninh, H−ng Yên và một số huyện thuộc thành phố Hà Nội.

4.1.1.3. Địa hình, [44]

Đ−ợc sự bồi đắp của hai hệ thống phù sa Sông Hồng và sông Thái Bình không đồng đều nên đã tạo ra bề mặt địa hình huyện Ninh Giang không đ−ợc bằng phẳng. Địa hình có h−ớng dốc từ phía Tây Bắc sang Đông Nam; là một trong những huyện có cốt đất trũng của tỉnh; so với mực n−ớc biển, nơi cao nhất là 3,4m, nơi thấp nhất là 0,3m, các xã nằm về phía Bắc của huyện th−ờng có địa hình cao hơn so với các xã ở phía Nam,...Tuy nhiên, do có địa hình không đồng đều giữa các vùng trong huyện, đã tạo ra những lợi thế rất phong phú trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; các sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

4.1.1.4. Đặc điểm tính chất đất đai

Theo kết quả điều tra năm 1995 của huyện Ninh Giang do Sở Địa chính Hải D−ơng (nay là Sở TN&MT) cung cấp, trên diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện là 8056,79 ha (chiếm 59,5% tổng diện tích đất tự nhiên) thuộc 3 nhóm đất chính, theo tính chất phát sinh nh− sau (xem bảng 5):

1. Đất phù sa đ−ợc bồi hàng năm có diện tích 2173,79 chiếm 27,0 % tổng diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này giàu dinh d−ỡng, hàm l−ợng mùn và lân tổng số, lân dễ tiêu từ trung bình đến giàu, trung tính ít chua, pH KCL từ 7,2-7,4 và pHH20 từ 7,5- 8,0. Loại đất này rất thích hợp với cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

2. Đất phù sa không đ−ợc bồi, không gley có diện tích 3761,38 chiếm 44,2% tổng diện tích trồng cây hàng năm. Đây là loại đất chính trong huyện, phân bố trên các chân đất cao, vàn cao và vàn. Đặc điểm của đất này có hàm l−ợng mùn từ trung bình đến khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu khá, độ chua pHKCL từ 5,0-6,5 thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa và các loại cây rau màu chịu kỹ thuật thâm canh cao.

3. Đất phù sa không đ−ợc bồi, có gley, diện tích 2116,43 ha chiếm 26,3% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này chủ yếu đ−ợc phân bố ở địa hình vàn thấp và thấp trũng, khả năng tiêu n−ớc chậm. Đây là loại đất chủ yếu canh tác hai vụ lúa, có nơi chỉ canh tác đ−ợc một vụ lúa xuân. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nặng, độ chua pHKCL từ 4,0- 5,0, nghèo lân dễ tiêu.

Bảng 5: Thống kê diện tích đất trồng cây hàng năm theo tính chất phát sinh

Loại đất Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

I.

Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm

Đất phù sa đợc bồi

8.056,79

2173,79

100,0

27,0

1. Đất phù sa đ−ợc bồi hàng năm trung bình ít chua 2068,09 2. Đất phù sa ít đ−ợc bồi hàng năm 105,7

II Đất phù sa không đợc bồi, không gley 3761,38 46,7

1. Đất phù sa không đ−ợc bồi, trung tính, ít chua 2151,01 2. Đất phù sa không đ−ợc bồi, chua 1610.32

III. Đất phù sa không đợc bồi, có gley 2116,43 26,3

1. Đất phù sa không đ−ợc bồi, trung tính, ít chua 692,43 2. Đất phù sa không đ−ợc bồi, chua 1424,0

4.1.1.5. Chế độ thuỷ văn

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, phía Đông Bắc của huyện tiếp giáp với hệ thống sông Thái Bình, phía Nam tiếp giáp với sông Cửu An nên chịu sự tác động rất lớn đến điều kiện t−ới tiêu và lũ lụt. Ninh Giang thuộc huyện nằm trong vùng trũng của tỉnh Hải D−ơng do đó trong những năm qua huyện đã rất tích cực, chủ động trong việc phòng chống lũ lụt và bão úng xảy ra. Ngoài ra còn hệ thống sông Bắc- H−ng- Hải dẫn n−ớc Sông Hồng bắt nguồn từ cống Xuân Quan (H−ng Yên) t−ới cho toàn bộ đất đai của huyện.

4.1.1.6. Đặc điểm về thời tiết khí hậu

Huyện Ninh Giang chịu sự ảnh h−ởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa Đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm và m−a nhiều.

Theo số liệu quan trắc trung bình nhiều năm của Trung tâm dự báo khí t−ợng thuỷ văn Hải D−ơng cho thấy: Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,70 C, nhiệt độ cao trung bình là 27,30 C (tháng 6 có nhiệt độ cao nhất 32,70C), nhiệt độ thấp trung bình là 21,40 C (tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 14,80C). Độ ẩm trung bình năm 87%. Tổng số giờ nắng cả năm 1344,7 giờ. Tốc độ gió trung bình 2,25 m/s. L−ợng m−a trung bình năm đạt 1444,8 mm, tháng có l−ợng m−a cao nhất và tập trung là 299 mm (tháng 8).

Chế độ gió, bão: Do mang đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 h−ớng gió thịnh hành là gió Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3) và gió Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10), ngoài ra còn có các đợt gió ảnh h−ởng của gió Lào. Tốc độ trung bình từ 1,8 đến 2,0 m/s, mùa hạ chủ yếu là gió Đông Nam. Vào các tháng 7 và 8 th−ờng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão ảnh h−ởng tới Hải D−ơng. Mùa lũ th−ờng diễn biến phù hợp với qui luật, tháng 5 có lũ nhỏ vào tiết tiểu mãn. Đỉnh lũ lớn nhất năm, hạ l−u sông Thái Bình tại Phả Lại vào khoảng từ 20/7 đến hết tháng 8. (Chi tiết xem phần phụ lục 21- Bảng số liệu thống kê thời tiết khí hậu).

Nhìn chung, huyện Ninh Giang có nhiều yếu tố thuận lợi về: vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu, thời tiết (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, m−a,...), thích hợp cho cây trồng sinh tr−ởng và phát triển, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ và đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, do l−ợng m−a phân bố giữa các mùa trong năm không đồng đều, có tháng rất ít m−a cá biệt có năm khô hạn dẫn đến thiếu n−ớc t−ới cho cây trồng; nh−ng có năm l−ợng m−a lại quá nhiều, tập trung trong thời gian ngắn dẫn đến gây úng cục bộ ảnh h−ởng đến năng suất cây trồng.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)