Chuyển đổi ruộng đất, khắc phục tình trạng phân tán manh mún trong

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 27 - 29)

trong sản xuất nông nghiệp n−ớc ta.

-Thực hiện Nghị quyết 10 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không xáo trộn, chỉ điều chỉnh lại diện tích nhà thừa ruộng theo tiêu chuẩn đ−ợc giao thì cắt cho nhà thiếu ruộng, đã dẫn đến, tình trạng manh mún ruộng đất diễn ra khá phổ biến ở tất cả các địa ph−ơng và tồn tại trong một thời gian dài, gắn liền với tâm lý, tập quán của ng−ời sản xuất nhỏ. Khi giao đất, đăng ký cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, lúc đầu đã kích thích ng−ời nông dân đầu t− phát triển sản xuất. Song quá trình sử dụng trên thửa có qui mô nhỏ đã bộc lộ những hạn chế, hiệu quả sản xuất thấp.

Hiện t−ợng manh mún trong sử dụng ruộng đất còn phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng hiện nay đang là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất tới sự phát triển của nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tới quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Theo báo cáo của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng), cả n−ớc ta có khoảng 75 triệu thửa đất (bình quân mỗi hộ nông nghiệp có từ 7 đến 20 thửa đất). Số thửa nhiều nhất ở một hộ có thể từ 15 đến 30 thửa, cá biệt có những hộ có hơn 40 thửa. Ngay trên một xứ đồng thì một hộ cũng có nhiều thửa khác nhau.

Bảng 3. Cơ cấu qui mô thửa đất trồng cây hàng năm của hộ nông nghiệp

Bình quân đất nông nghiệp/1 hộ nông nghiệp Khu vực Đất NN (m2) Đất NN trồng cây hàng năm (m2) Số thửa ruộng (thửa) Cá biệt thửa/hộ Chung cả n−ớc 4984,4 4356,2 Vùng núi và trung du Bắc bộ 4305,5 4065,1 10-12 30 Đồng bằng Sông Hồng 2281,4 2232,4 7 25 Khu bốn cũ 3002,2 3876,6 7-10 25

Duyên hải miền Trung 4130,8 3876,6 5- 10 25

Tây nguyên 7412,0 5109,3 5 25

Đông Nam bộ 9169,2 5595,6 4 15

Đồng bằng sông cửu long 10148,9 8766,6 3 10

(Nguồn t− liệu của Tổng cục địa chính năm 1998)

Tình trạng manh mún ruộng đất đã làm giảm hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho công tác quản lý sử dụng đất trên một số mặt: Bố trí cơ cấu cây trồng theo qui hoạch vùng sản xuất hàng hoá; chất l−ợng các khâu canh tác thấp, thậm chí ngăn cản việc đ−a tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu nh− giống, cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá; tăng chi phí đầu t− trong khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc, t−ới tiêu, bảo vệ phòng trừ dịch bệnh; giảm hiệu quả sử dụng đất; gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Ngoài ra, nó còn làm tăng diện tích không có ích nh− đất làm bờ, đất làm m−ơng tăng lên, tạo tâm lý manh mún, sản xuất nhỏ lẻ giảm các cơ hội đầu t− thâm canh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo h−ớng sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 27 - 29)