Một số nghiên cứu b−ớc đầu về hiệu quả sử dụng đất trong việc CĐRĐ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 29 - 31)

khắc phục tình trạng manh mún, phân tán.

Thực hiện đ−ờng lối đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn, hộ nông dân đã trở thành đơn vị sản xuất tự chủ. Với chính sách giao đất và cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp trong việc khai thác, cải tạo các tiềm năng đất đai, lao động ở nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng. Tuy nhiên, việc giao ruộng theo ph−ơng thức bình quân, đồng đều, lúc đầu có thuận lợi nh−ng sau quá trình sử dụng ngày càng bộc lộ những khiếm khuyết, tình trạng manh mún ruộng đất đã gây khó khăn trong việc quản lý, sử dụng đất, không còn phù hợp với sản xuất hàng hoá và quá trình từng b−ớc CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Tr−ớc tình hình đó, để khắc phục những tồn tại trong sử dụng đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu thâm canh, bố trí sản xuất của nông dân và mở ra khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến tới CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhiều địa ph−ơng đã có chủ tr−ơng chỉ đạo thực hiện công tác CĐRĐ nhất là vùng đồng bằng Sông Hồng, nông dân đã tự chuyển đổi cho nhau, kết hợp cùng với sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, b−ớc đầu đã thu đ−ợc những kết quả tốt.

2.4.3. Một số nghiên cứu b−ớc đầu về hiệu quả sử dụng đất trong việc CĐRĐ CĐRĐ

Thực tế nhiều năm qua, việc thực hiện chính sách đất đai nhất là những năm đổi mới về công tác quản lý và sử dụng đất đai đã có nhiều đề tài, nhiều dự án nghiên cứu về chính sách đất đai. Trong quá trình nghiên cứu, các Nhà khoa học đã đi sâu đánh giá hiệu quả tác động của chính sách đất đai đến quá trình sử dụng đất, và mức độ phù hợp của luật đất đai trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của đất n−ớc. Từ đó, đ−a ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các chính sách về đất đai, cụ thể:

- Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học "Điều tra và đánh giá hệ thống chính sách đất đai đ−ợc áp dụng hiện nay đối với các ngành và địa ph−ơng". Trong đề tài, đã đề cập đến vấn đề các quyền của ng−ời sử dụng đất, trong đó có quyền chuyển đổi đã đ−a ra nhận định "CĐRĐ diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa ph−ơng nh−: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,..", về nguyên nhân là do đất đai manh mún sử dụng không thuận tiện.

- Nghiên cứu của Chu Văn Thỉnh về: "đánh giá tình hình quản lý, và chính sách đất đai qua các thời kỳ (Từ 1970 đến nay), với định h−ớng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010". Trong đề tài đã đề cập đến các vấn đề về thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà n−ớc đối với đất đai, các nội dung đ−ợc đánh giá chi tiết, cụ thể.

- Hội nghị chuyên đề về "Chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng phân tán, manh mún trong sản xuất" do Tổng Cục địa chính chủ trì năm 1998. Trong hội nghị các tỉnh đ−a ra nhiều ph−ơng án chuyển đổi, nhiều ý kiến đóng góp thiết thực và những bài học kinh nghiệm thực tế khi tiến hành làm điểm CĐRĐ.

- Nghiên cứu của Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà về: "Thực trạng công tác CĐRĐ và hiệu quả sử dụng đất của nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng", [5]. Các nội dung nghiên cứu đã đ−a ra nhận định: Việc CĐRĐ tiết kiệm đ−ợc chi phí sản xuất và thay đổi tập quán canh tác của nông hộ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời CĐRĐ còn tạo nền móng cho một b−ớc phát triển mới trong nông nghiệp, nông thôn theo h−ớng CNH, HĐH, [6].

- Nhóm nghiên cứu của tr−ờng Đại học nông lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu đề tài: "Kết quả của công tác dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh miền Bắc- Đề xuất các b−ớc cần làm trong dồn điền, đổi thửa cho vùng trung du và miền núi". Trên cơ sở nghiên cứu công tác dồn đổi ruộng đất ở một số tỉnh, đề tài đã đ−a ra một số nhận xét về kết quả đạt đ−ợc, những khó khăn, tồn tại, các b−ớc thực hiện trong công tác dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh miền Bắc, [29].

Các công trình nghiên cứu, ứng dụng của các Nhà khoa học đã khẳng định sự đổi mới về chính sách đất đai đã mang lại sự thành công b−ớc đầu trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất. Các tỉnh đều đã đề ra chủ tr−ơng đổi ruộng là phù hợp với nguyện vọng của nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sau CĐRĐ những lợi ích mang lại là rất lớn, không chỉ đối với Nhà n−ớc, xã hội mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho ng−ời nông dân. Nó góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo ra những b−ớc ngoặt mới cho một nền nông nghiệp phát triển với trình độ sản xuất hàng hoá cao. Tuy nhiên CĐRĐ trong nông thôn cũng đòi hỏi công tác quản lý Nhà n−ớc về đất đai phải đ−ợc hoàn thiện theo xu h−ớng hiện đại, cập nhật và chính xác nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, đảm bảo hài hoà lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và lợi ích hộ nông dân trong sử dụng đất, [5].

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)