Phân vùng và chọn điểm nghiên cứu đại diện

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 58 - 60)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.1.Phân vùng và chọn điểm nghiên cứu đại diện

Để đánh giá chi tiết về hiệu quả sử dụng đất của nông hộ sau khi CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn chúng tôi tiến hành phân vùng và chọn điểm nghiên cứu đại diện:

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, đất đai và tập quán canh tác ở các địa ph−ơng, tham khảo ý kiến chỉ đạo của huyện uỷ, UBND huyện, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng tài nguyên và môi tr−ờng,... chúng tôi phân huyện thành 3 tiểu vùng nh− sau:

* Vùng 1: Gồm 11 xã nằm về phía Tây Nam của huyện giáp tỉnh Thái

Bình (Hồng Phong, Kiến Quốc, Tân Phong, Hoàng Hanh, Quang H−ng, Tân Quang, H−ng Thái, Văn Hội, Văn Giang, H−ng Long, Hồng Phúc). Đặc điểm của vùng này là có địa hình t−ơng đối cao, đất đai hàng năm bồi đắp do hệ thống phù sa sông Thái Bình, chế độ t−ới tiêu chủ động. Do có điều kiện tính chất đất đai t−ơng đối tốt, ng−ời dân ở vùng này có trình độ kỹ thuật thâm canh cao, ngoài trồng lúa còn phát triển mạnh diện tích các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao nh− d−a chuột, ớt, rau các loại,..một năm sản xuất từ 3- 4 vụ. Khả năng tiếp cận thị tr−ờng và sản xuất cây màu hàng hoá của ng−ời dân vùng này rất nhạy bén.

Xã Hoàng Hanh đ−ợc chọn là điểm nghiên cứu với những đặc tr−ng cơ bản đại diện cho vùng 1.

* Vùng 2: Gồm 10 xã nằm về phía Đông của huyện (Thị Trấn, Đồng

Tâm, Vĩnh Hoà, Ninh Thành, Hiệp Lực, Hồng Dụ, Hồng Thái, Đông Xuyên, Ninh Hải, Tân H−ơng). Các xã vùng này có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi gần đ−ờng quốc lộ 17A nối từ TP Hải D−ơng qua trung tâm huyện đến TP Hải Phòng, địa hình t−ơng đối đồng đều, chủ yếu là chân vàn và vàn thấp, thành phần cơ giới đất phần lớn là thịt trung bình và thịt nặng, hệ thống t−ới tiêu phụ thuộc vào hệ thống sông Bắc H−ng Hải. Ng−ời dân nơi đây có tập quán canh tác sản xuất lúa là chủ yếu, cây màu vụ đông kém phát triển hơn so với các xã vùng 1 và vùng 3, nh−ng lại có nghề dịch vụ buôn bán, làm nghề phụ phát triển mạnh do gần đ−ờng giao thông. Nơi đây cũng tập trung các cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu, lợn sữa đông lạnh.v.v., sang thị tr−ờng Đài Loan và Hồng Kông.

Xã Ninh Thành đ−ợc chọn là điểm nghiên cứu với những đặc tr−ng cơ bản đại diện cho vùng 2.

* Vùng 3: Gồm 7 xã nằm về phía Bắc của huyện (Nghĩa An, Quyết

Thắng, ứng Hoè, Vạn Phúc, Ninh Hoà, Hồng Đức, An Đức). Các xã này nằm ở phía Bắc của sông Cửu An, thuộc hệ thống sông Bắc H−ng Hải, địa hình ở đây t−ơng đối thấp và trũng so với các vùng khác trong huyện, có nhiều diện tích đất trũng, chế độ tiêu n−ớc khó khăn hơn. Ng−ời dân vùng này có tập quán canh tác sản xuất lúa, cây vụ đông chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu trồng ngô, khoai tây, khoai lang, diện tích trồng ớt, d−a chuột và bầu bí. Sau khi CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, diện tích thấp, trũng các hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cấy 1 vụ lúa bếp bênh sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng cây ăn quả. Ngoài sản xuất nông nghiệp các hộ vùng này còn còn phát triển nghề phụ và tiểu thủ công nghiệp nh−: đan lát, thêu ren xuất khẩu.

Xã Hồng Đức đ−ợc chọn là điểm nghiên cứu với những đặc tr−ng cơ bản đại diện cho vùng 3.

Các xã Hoàng Hanh, Ninh Thành và Hồng Đức đại diện cho 3 tiểu vùng của huyện, cũng là 3/7 xã đ−ợc chọn làm thí điểm thực hiện chuyển đổi ruộng đất từ năm 2001 và hoàn thành vào năm 2002.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 58 - 60)