Tích tụ và chuyển đổi ruộng đất ởn −ớc ta

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 26)

2.4.1. Hạn điền và tích tụ ruộng đất

Điều 70, trong Luật đất đai năm 2003 đã đề cập đến vấn đề hạn mức giao đất nông nghiệp nh− sau, [37]:

* Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba héc ta đối với mỗi loại đất.

* Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá m−ời héc ta đối với các xã, ph−ờng, thị trấn ở đồng bằng; không quá ba m−ơi héc ta đối với các xã, ph−ờng, thị trấn ở Trung du, Miền núi.

* Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba m−ơi héc ta đối với mỗi loại đất.

*Tr−ờng hợp hộ gia đình, cá nhân đ−ợc giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá năm héc ta....

Chính sách ruộng đất của Đảng hiện nay là thực hiện hạn điền theo nguyên tắc vừa sử dụng đất có hiệu quả, vừa không để nông dân bị bần cùng hoá, do không có đất sản xuất, vừa thúc đẩy tích tụ ruộng đất trong quá trình công nghiệp hoá. Quá trình tích tụ đồng thời phải gắn với việc phát triển công nghiệp, dịch vụ, những nông dân không còn đất muốn làm ruộng thì đ−ợc giao đất hoang hoá. Có chính sách để ng−ời nông dân khi ch−a có việc làm không

phải bán ruộng để trở thành thất nghiệp.

Tập trung ruộng đất nhằm từng b−ớc hình thành các trang trại từ quy mô ruộng đất nhỏ lẻ manh mún, phân tán, thành các trang trại có quy mô lớn. Ruộng đất tập trung thành khu, khoảnh, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng khoa học - kỹ thuật tiến bộ, thâm canh tăng năng suất sinh học, tăng năng suất lao động, tăng khối l−ợng và tỷ suất nông sản hàng hoá, giảm chi phí sản xuất và giá thành nông sản.

2.4.2. Chuyển đổi ruộng đất, khắc phục tình trạng phân tán manh mún trong sản xuất nông nghiệp n−ớc ta. trong sản xuất nông nghiệp n−ớc ta.

-Thực hiện Nghị quyết 10 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không xáo trộn, chỉ điều chỉnh lại diện tích nhà thừa ruộng theo tiêu chuẩn đ−ợc giao thì cắt cho nhà thiếu ruộng, đã dẫn đến, tình trạng manh mún ruộng đất diễn ra khá phổ biến ở tất cả các địa ph−ơng và tồn tại trong một thời gian dài, gắn liền với tâm lý, tập quán của ng−ời sản xuất nhỏ. Khi giao đất, đăng ký cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, lúc đầu đã kích thích ng−ời nông dân đầu t− phát triển sản xuất. Song quá trình sử dụng trên thửa có qui mô nhỏ đã bộc lộ những hạn chế, hiệu quả sản xuất thấp.

Hiện t−ợng manh mún trong sử dụng ruộng đất còn phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng hiện nay đang là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất tới sự phát triển của nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tới quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Theo báo cáo của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng), cả n−ớc ta có khoảng 75 triệu thửa đất (bình quân mỗi hộ nông nghiệp có từ 7 đến 20 thửa đất). Số thửa nhiều nhất ở một hộ có thể từ 15 đến 30 thửa, cá biệt có những hộ có hơn 40 thửa. Ngay trên một xứ đồng thì một hộ cũng có nhiều thửa khác nhau.

Bảng 3. Cơ cấu qui mô thửa đất trồng cây hàng năm của hộ nông nghiệp

Bình quân đất nông nghiệp/1 hộ nông nghiệp Khu vực Đất NN (m2) Đất NN trồng cây hàng năm (m2) Số thửa ruộng (thửa) Cá biệt thửa/hộ Chung cả n−ớc 4984,4 4356,2 Vùng núi và trung du Bắc bộ 4305,5 4065,1 10-12 30 Đồng bằng Sông Hồng 2281,4 2232,4 7 25 Khu bốn cũ 3002,2 3876,6 7-10 25

Duyên hải miền Trung 4130,8 3876,6 5- 10 25

Tây nguyên 7412,0 5109,3 5 25

Đông Nam bộ 9169,2 5595,6 4 15

Đồng bằng sông cửu long 10148,9 8766,6 3 10

(Nguồn t− liệu của Tổng cục địa chính năm 1998)

Tình trạng manh mún ruộng đất đã làm giảm hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho công tác quản lý sử dụng đất trên một số mặt: Bố trí cơ cấu cây trồng theo qui hoạch vùng sản xuất hàng hoá; chất l−ợng các khâu canh tác thấp, thậm chí ngăn cản việc đ−a tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu nh− giống, cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá; tăng chi phí đầu t− trong khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc, t−ới tiêu, bảo vệ phòng trừ dịch bệnh; giảm hiệu quả sử dụng đất; gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Ngoài ra, nó còn làm tăng diện tích không có ích nh− đất làm bờ, đất làm m−ơng tăng lên, tạo tâm lý manh mún, sản xuất nhỏ lẻ giảm các cơ hội đầu t− thâm canh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo h−ớng sản xuất hàng hoá.

Tr−ớc thực trạng đó, nhiều địa ph−ơng đã tiến hành công tác CĐRĐ để khắc phục tình trạng manh mún, phân tán.

Thực hiện đ−ờng lối đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn, hộ nông dân đã trở thành đơn vị sản xuất tự chủ. Với chính sách giao đất và cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp trong việc khai thác, cải tạo các tiềm năng đất đai, lao động ở nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng. Tuy nhiên, việc giao ruộng theo ph−ơng thức bình quân, đồng đều, lúc đầu có thuận lợi nh−ng sau quá trình sử dụng ngày càng bộc lộ những khiếm khuyết, tình trạng manh mún ruộng đất đã gây khó khăn trong việc quản lý, sử dụng đất, không còn phù hợp với sản xuất hàng hoá và quá trình từng b−ớc CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Tr−ớc tình hình đó, để khắc phục những tồn tại trong sử dụng đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu thâm canh, bố trí sản xuất của nông dân và mở ra khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến tới CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhiều địa ph−ơng đã có chủ tr−ơng chỉ đạo thực hiện công tác CĐRĐ nhất là vùng đồng bằng Sông Hồng, nông dân đã tự chuyển đổi cho nhau, kết hợp cùng với sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, b−ớc đầu đã thu đ−ợc những kết quả tốt.

2.4.3. Một số nghiên cứu b−ớc đầu về hiệu quả sử dụng đất trong việc CĐRĐ CĐRĐ

Thực tế nhiều năm qua, việc thực hiện chính sách đất đai nhất là những năm đổi mới về công tác quản lý và sử dụng đất đai đã có nhiều đề tài, nhiều dự án nghiên cứu về chính sách đất đai. Trong quá trình nghiên cứu, các Nhà khoa học đã đi sâu đánh giá hiệu quả tác động của chính sách đất đai đến quá trình sử dụng đất, và mức độ phù hợp của luật đất đai trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của đất n−ớc. Từ đó, đ−a ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các chính sách về đất đai, cụ thể:

- Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học "Điều tra và đánh giá hệ thống chính sách đất đai đ−ợc áp dụng hiện nay đối với các ngành và địa ph−ơng". Trong đề tài, đã đề cập đến vấn đề các quyền của ng−ời sử dụng đất, trong đó có quyền chuyển đổi đã đ−a ra nhận định "CĐRĐ diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa ph−ơng nh−: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,..", về nguyên nhân là do đất đai manh mún sử dụng không thuận tiện.

- Nghiên cứu của Chu Văn Thỉnh về: "đánh giá tình hình quản lý, và chính sách đất đai qua các thời kỳ (Từ 1970 đến nay), với định h−ớng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010". Trong đề tài đã đề cập đến các vấn đề về thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà n−ớc đối với đất đai, các nội dung đ−ợc đánh giá chi tiết, cụ thể.

- Hội nghị chuyên đề về "Chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng phân tán, manh mún trong sản xuất" do Tổng Cục địa chính chủ trì năm 1998. Trong hội nghị các tỉnh đ−a ra nhiều ph−ơng án chuyển đổi, nhiều ý kiến đóng góp thiết thực và những bài học kinh nghiệm thực tế khi tiến hành làm điểm CĐRĐ.

- Nghiên cứu của Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà về: "Thực trạng công tác CĐRĐ và hiệu quả sử dụng đất của nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng", [5]. Các nội dung nghiên cứu đã đ−a ra nhận định: Việc CĐRĐ tiết kiệm đ−ợc chi phí sản xuất và thay đổi tập quán canh tác của nông hộ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời CĐRĐ còn tạo nền móng cho một b−ớc phát triển mới trong nông nghiệp, nông thôn theo h−ớng CNH, HĐH, [6].

- Nhóm nghiên cứu của tr−ờng Đại học nông lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu đề tài: "Kết quả của công tác dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh miền Bắc- Đề xuất các b−ớc cần làm trong dồn điền, đổi thửa cho vùng trung du và miền núi". Trên cơ sở nghiên cứu công tác dồn đổi ruộng đất ở một số tỉnh, đề tài đã đ−a ra một số nhận xét về kết quả đạt đ−ợc, những khó khăn, tồn tại, các b−ớc thực hiện trong công tác dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh miền Bắc, [29].

Các công trình nghiên cứu, ứng dụng của các Nhà khoa học đã khẳng định sự đổi mới về chính sách đất đai đã mang lại sự thành công b−ớc đầu trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất. Các tỉnh đều đã đề ra chủ tr−ơng đổi ruộng là phù hợp với nguyện vọng của nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sau CĐRĐ những lợi ích mang lại là rất lớn, không chỉ đối với Nhà n−ớc, xã hội mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho ng−ời nông dân. Nó góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo ra những b−ớc ngoặt mới cho một nền nông nghiệp phát triển với trình độ sản xuất hàng hoá cao. Tuy nhiên CĐRĐ trong nông thôn cũng đòi hỏi công tác quản lý Nhà n−ớc về đất đai phải đ−ợc hoàn thiện theo xu h−ớng hiện đại, cập nhật và chính xác nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, đảm bảo hài hoà lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và lợi ích hộ nông dân trong sử dụng đất, [5].

2.4.4. Kết quả CĐRĐ ở một số tỉnh miền Bắc 1. Tỉnh Hà Tây 1. Tỉnh Hà Tây

Toàn tỉnh có 14 huyện, thị với 324 xã, ph−ờng; đến nay đã có 254/310 xã, ph−ờng đã và đang CĐRĐ bằng 81,93% trong đó có 107 xã/310 xã= 33,8% số xã đã thực hiện xong trên thực địa, còn 147 xã, ph−ờng đang triển khai xây dựng đề án. Tổng số hộ tham gia CĐRĐ là 114.715 hộ trong đó: Hộ nhận từ 1-5 thửa chiếm 74%, hộ nhận từ 6-8 thửa chiếm 24,5% và hộ nhận trên 8 thửa chỉ có 0,7% tổng số hộ. Số thửa tr−ớc CĐRĐ là: 1.884.842 thửa, sau chuyển đổi ruộng còn 686.829 thửa, số thửa giảm là 1.198.013, đạt tỷ lệ giảm 64%.

2. Tỉnh Hà Nam

Sau 3 năm thực hiện CĐRĐ, (5/2000- 5/2003) tỉnh Hà Nam đã thực hiện dồn điền đổi thửa cho 18,6 vạn hộ nông dân, đã có 110/110 xã, ph−ờng, thị trấn thực hiện chuyển đổi. Kết quả sau chuyển đổi số thửa giảm 52,16% so với tr−ớc chuyển đổi, bình quân số thửa/hộ sau chuyển đổi là 3,89 thửa, so với

tr−ớc chuyển đổi giảm 4,41 thửa. Số hộ có từ 5 thửa trở xuống, chiếm 90,82%. Cụ thể: số hộ còn 1 thửa là 14.010 hộ, chiếm 7,5% so với tổng số hộ chuyển đổi; số hộ còn 2 thửa là 24.710 hộ, chiếm 13,22%; số hộ còn 3 thửa là 32.143 hộ, chiếm 17,2%; số hộ có 4 thửa 44.266 hộ, chiếm 23,68%; số hộ 5 thửa có 54.631 hộ, chiếm 29,22%; số hộ trên 5 thửa là 17.160 hộ, chiếm 9,18%. Cũng qua chuyển đổi diện tích đất công điền đ−ợc dồn gọn vùng, gọn thửa. Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh tr−ớc chuyển đổi có 2.801 vùng đất công điền thì sau chuyển đổi còn 1.169 vùng (giảm 58,83%) đ−ợc nằm t−ơng đối tập trung ở các thôn, xóm.

3. Tỉnh Tuyên Quang

Từ năm 1999 đến tháng 6/2003, tổng số xã, thị trấn đã triển khai thực hiện công tác dồn điền đổi thửa là 92/103 xã, thị trấn. Qua số liệu tổng hợp của 41 xã cho thấy: Về quy hoạch hệ thống giao thông nội đồng 3.335 tuyến với tổng chiều dài 796 km; quy hoạch hệ thống thuỷ lợi nội đồng 2.052 tuyến với tổng chiều dài 538 km; đất dành cho nhu cầu công ích xã 488,18 ha đ−ợc để tập trung thành khu, tiện cho việc quản lý và sử dụng. Về diện tích dồn đổi ruộng đất, theo tổng hợp của 29 xã, tổng diện tích đ−ợc dồn đổi là 5.992,48 ha. Trong đó tổng số thửa tr−ớc khi dồn đổi là 152.665 thửa; sau khi dồn đổi còn 66.053 thửa (giảm 57% số thửa). Nh− vậy, nhờ thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đã giảm đáng kể tình trạng đất đai phân tán, manh mún. Bình quân số thửa/hộ tr−ớc khi dồn đổi là 5,53 thửa/hộ; sau khi dồn đổi bình quân chỉ còn 2,39 thửa/hộ.

4. Tỉnh Nghệ An

Tính đến hết năm 2001, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 87 xã ở 8 huyện thực hiện xong công tác CĐRĐ. Đến nay, đã thực hiện xong việc giao đất ngoài thực địa là 29 xã. Tổng diện tích đất nông nghiệp đã đ−ợc chuyển đổi giao cho hộ là 10.796,41 ha, chiếm 7,93% so với tổng diện tích đã giao khi thực hiện Nghị định 64/CP. Tổng số hộ đã đ−ợc chuyển đổi là 37.342 hộ đạt tỷ lệ 8,18%, đã đào đắp đ−ợc 1.337.191 m2 đ−ờng giao thông, bờ vùng, bờ thửa và hệ thống kênh m−ơng thuỷ lợi trên 407,36 ha, xây dựng hàng nghìn

cầu, cống các loại. Trong số 17 xã làm điểm của tỉnh, có tổng số thửa đất giao cho hộ từ 173.143 thửa nay rút xuống còn 76.041 thửa, số thửa giảm 97.150 thửa (bằng 56% số thửa ban đầu), bình quân diện tích một thửa từ 337 m2 nay tăng lên 818 m2, thửa có diện tích lớn nhất là 3.000 m2 nay tăng lên 7500 m2, thửa có diện tích nhỏ nhất 16 m2 nay tăng lên 100 m2. Bình quân một hộ tr−ớc đây có 9,5 thửa nay giảm xuống còn 5,9 thửa; diện tích đất công điền đã đ−ợc quy hoạch tập trung hơn, cụ thể từ 4.594 thửa nay còn 2.571 thửa.

5. Tỉnh Hải D−ơng

Thực hiện Nghị quyết 03/NQ/TU của Tỉnh uỷ và quyết định 235/QĐ- UB ngày 25/2/1993 của UBND tỉnh Hải H−ng (cũ), toàn tỉnh cơ bản hoàn thành việc giao ruộng ổn định, lâu dài cho hộ nông dân.

Thực hiện Nghị định 64 CP, 100% số xã, thị trấn trong toàn tỉnh đã thực hiện xong việc cấp giấy CNQSDĐ nông nghiệp, số hộ nông dân đ−ợc cấp giấy đạt 98% tổng số hộ đ−ợc giao.

Theo số liệu thống kê và thực trạng ruộng đất ở các xã tr−ớc khi CĐRĐ cho thấy: Số thửa bình quân 8,72 thửa/hộ, cá biệt có hộ tới 21 thửa/hộ, diện tích một thửa bình quân là 258,0 m2 . Nhìn chung, diện tích đất sản xuất của các hộ đều manh mún, phân tán ở nhiều xứ đồng, dẫn đến chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh tế thấp, hạn chế sản xuất. Đồng ruộng rất khó trong công tác qui hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh lớn. Sản xuất chủ yếu là thủ công, việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu làm đất.

Đứng tr−ớc thực trạng ruộng đất ở trên, để đáp ứng kịp thời tr−ớc yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá, Tỉnh uỷ đã ra chỉ thị số 21/CT-TU ngày 4/2/2002; quyết định số 392/QĐ-UB ngày 6/2/2002 của UBND tỉnh và các kế hoạch chỉ đạo h−ớng dẫn thực hiện đề án CĐRĐ từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. B−ớc đầu triển khai làm điểm mỗi huyện từ 2-3 xã tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm sau đó chỉ đạo nhân ra diện rộng. Tính đến ngày 31/12/2003, toàn tỉnh

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 26)