Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh gỗ trụ mỏ của Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ gỗ trụ mỏ tại công ty lâm nông nghiệp đông bắc bắc giang (Trang 76 - 80)

- Rừng trồng đã có 1.395 50 398 255 625 67 Đất trống 3.800 1.500 300 100 1.500

4.1.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh gỗ trụ mỏ của Công ty

4.1.4.1. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty

Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị cho phép đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất, tiêu thụ, đồng thời nó cho phép so sánh hiệu quả của công tác tiêu thụ giữa các sản phẩm khác trong từng năm.

Số liệu từ bảng 4.10 cho thấy kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty trong ba năm qua tăng giảm không ổn định cụ thể là:

Năm 2001 doanh thu của Công ty là 44.707 triệu đồng, năm 2002 tăng 7,13% t−ơng ứng bằng 3.189 triệu đồng. Năm 2003 doanh thu của Công ty giảm xuống chỉ còn 43.551 triệu đồng giảm 9,07% so với năm 2002 t−ơng ứng bằng 4.345 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 98,7%.

Mặc dù doanh thu của Công ty lớn nh−ng các khoản chi phí kinh doanh cũng không nhỏ. Trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí: năm 2001 là 42.278 triệu đồng, năm 2002 là 44.910 triệu đồng thì đến năm 2003 chỉ còn 39.272 triệu đồng. Hàng năm tốc độ phát triển bình quân của giá vốn hàng bán chỉ đạt 96,38%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những giải pháp phù hợp nh− giảm đ−ợc giá mua nguyên liệu và tìm đ−ợc nguồn đầu vào ổn định, giảm thiểu đ−ợc các chi phí vận chuyển, chi phí nhân công.

Công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận tr−ớc thuế cũng chính là lãi cuối cùng của doanh nghiệp. Năm 2001 lãi của Công ty là lỗ 30,2 triệu đồng, nh−ng sang năm 2002 đã có lãi 84,3 triệu đồng và năm 2003 lãi tới 120 triệu đồng tăng 142,4%. Lãi tăng nhanh một phần do giá vốn hàng bán giảm. Lãi tăng cũng là một b−ớc tăng mức thu nhập cho ng−ời lao động. Tỷ lệ lãi so doanh thu thuần của Công ty trong ba năm đều rất thấp d−ới 0,3%. Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100.000 đồng doanh thu thuần Công ty chỉ thu đ−ợc d−ới 300 đồng lãi. Lợi nhuận tăng góp phần giúp Công ty dễ dàng thực hiện các mục tiêu kinh doanh trong những năm tới nh− mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng vốn rừng lâu dài ổn định, thu hút đ−ợc sự đầu t− dự án của các tổ chức, tăng thêm thu nhập cho CBCNV trong Công ty [2], [3], [4], [5], [6], [7].

4.3.2.2. Kết quả và hiệu quả kinh doanh gỗ trụ mỏ của Công ty

Doanh thu của Công ty trong ba năm chủ yếu là doanh thu từ gỗ trụ mỏ cho ngành khai thác than hầm lò, tỷ trọng doanh thu gỗ trụ mỏ chiếm rất cao từ 52,05% đến 66,84% tổng doanh thu của toàn Công ty.

Qua bảng 4.11 cho thấy, năm 2001 doanh thu gỗ trụ mỏ là 23.269 triệu đồng, năm 2002 là 27.342 triệu đồng và đến năm 2003 là 29.109 triệu đồng. Nhìn chung tốc độ tiêu thụ bình quân trong cả ba năm tăng khá 11,85%.

Điều này chứng tỏ doanh thu gỗ trụ mỏ của Công ty ngày càng tăng và sẽ còn tăng cao trong những năm tới vì đối với ngành khai thác than hầm lò còn cần một l−ợng gỗ trụ mỏ rất lớn để phục vụ cho nhu cầu khai thác than.

Tổng chi phí cho việc tiêu thụ gỗ trụ mỏ trong ba năm qua t−ơng đối lớn - chiếm khoảng 52,11% đến 67,06% so với tổng chi phí của toàn Công ty. Do đó ở năm 2001 lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh gỗ trụ mỏ là lỗ 1,9 triệu đồng. Nguyên nhân của việc lỗ này là do Công ty kinh doanh gỗ trụ mỏ theo tuyến đ−ờng bộ, ở tuyến đ−ờng này chi phí vận chuyển và nhân công rất cao, mặt khác cự ly vận chuyển lại xa. Đến năm 2002, Công ty đã chuyển dần sang vận chuyển

gỗ trụ mỏ theo tuyến đ−ờng bộ kết hợp đ−ờng sắt và đ−ờng bộ kết hợp đ−ờng thuỷ, do đó đã tiết kiệm đ−ợc chi phí vận chuyển và nhân công, đồng thời mối quan hệ làm ăn giữa Công ty với các mỏ than lớn ngày càng khăng khít hơn tr−ớc. Kết quả là năm 2002 lợi nhuận thu đ−ợc từ hoạt động tiêu thụ gỗ trụ mỏ đạt đ−ợc là 29,7 triệu đồng và đến năm 2003 đã lên tới 64,3 triệu đồng tăng 116.34% t−ơng ứng tăng 34,556 triệu đồng. So với tổng lợi nhuận sau thuế của toàn Công ty thì lãi từ hoạt động kinh doanh gỗ trụ mỏ đạt đ−ợc năm 2002 chiếm 35,25% và năm 2003 đã lên tới 53,55%. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi so với doanh thu còn rất thấp chỉ đạt d−ới 0,3% nghĩa là cứ 100.000 đồng doanh thu năm 2003 Công ty chỉ thu đ−ợc 220,8 đồng lãi và muốn thu về 221,8 đồng lãi phải mất 100.000 đồng chi phí kinh doanh.

So sánh một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả giữa gỗ trụ mỏ (bảng 4.11) và của toàn Công ty (bảng 4.10) cho thấy:

- Gỗ trụ mỏ là mặt hàng chính của Công ty vì gỗ trụ mỏ chiếm tỷ trọng lớn cả về doanh thu, chi phí và lãi.

- Doanh thu gỗ trụ mỏ tăng nhanh hơn doanh thu của toàn Công ty nh−ng chi phí của gỗ trụ mỏ còn tăng nhanh hơn nhiều so chi phí của toàn Công ty nên lãi tăng chậm hơn và kết quả là các chỉ tiêu hiệu quả của gỗ trụ mỏ thấp hơn của Công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ gỗ trụ mỏ tại công ty lâm nông nghiệp đông bắc bắc giang (Trang 76 - 80)