Quá trình hình thành Công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ gỗ trụ mỏ tại công ty lâm nông nghiệp đông bắc bắc giang (Trang 34 - 37)

3. địa điểm và ph−ơng pháp nghiên cứu 1 Đặc điểm cơ bản của Công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc

3.1.1.Quá trình hình thành Công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc

Công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc đ−ợc thành lập vào tháng 10 năm 1959 lúc đó có tên là Công ty nông lâm thủy sản Bắc Giang thuộc Bộ Nội th−ơng.

Năm 1960 chuyển thành Phân cục lâm sản Bắc Giang trực thuộc Tổng cục lâm nghiệp. Năm 1962 đến năm 1969 chuyển thành Công ty lâm sản liên tỉnh Hà Bắc thuộc Tổng Công ty lâm sản Việt Nam. Từ năm 1970 đến năm 1973 đổi tên là Công ty vận chuyển cung cấp lâm sản Hà Bắc thuộc Công ty lâm nghiệp Hà Bắc. Từ 1974 đến năm 1977 chuyển thành Công ty vật t− lâm sản Hà Bắc thuộc Công ty công nghiệp rừng Đông Bắc.

Từ tháng 10 năm 1977 đến năm 1979 chuyển thành Xí nghiệp vận tải lâm sản Hà Bắc thuộc Công ty cung ứng lâm sản sau là Liên hiệp chế biến cung ứng lâm sản I. Đến tháng 4 năm 1980 theo quyết định 125 của Bộ Lâm nghiệp chuyển thành Công ty lâm sản Đông Bắc trực thuộc Tổng Công ty lâm sản Việt Nam.

Tháng 4 năm 1984 chuyển thành Công ty gỗ trụ mỏ hay còn gọi là Liên hiệp xí nghiệp gỗ trụ mỏ thuộc Bộ Lâm nghiệp. Công ty lúc này chia thành nhiều xí nghiệp nhỏ.

Cuối cùng đến năm 1996 theo quyết định 375 TCT-TCLĐ tổ chức lại đổi tên thành Công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc, trực thuộc Tổng Công ty lâm nghiệp Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trụ sở chính ở 160 đ−ờng X−ơng Giang, thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Nh− vậy, trong 38 năm từ năm 1958 đến năm 1996 Công ty luôn có sự chuyển biến, thay đổi để phù hợp với xu h−ớng và phát triển.

Là một doanh nghiệp Nhà n−ớc với t− cách là một đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính chịu trách nhiệm tr−ớc Nhà n−ớc về mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của đơn vị mình, Công ty có tài khoản riêng mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, chịu trách nhiệm tr−ớc Nhà n−ớc về việc vay vốn, bảo tồn vốn và sử dụng vốn vay.

Công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc nằm trong vùng Đông bắc Bắc bộ là vùng quy hoạch trồng rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, do đó gỗ trụ mỏ là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng. Nhiệm vụ chính của Công ty là: trồng rừng nguyên liệu, cung cấp gỗ trụ mỏ cho ngành than theo QĐ 149/1998/QĐ- TTg ngày 21/8/1998 của Thủ t−ớng Chính phủ. Rừng gỗ mỏ không những cung cấp gỗ để chống chèn lò trong khai thác hầm lò mà còn có thể tận thu sản phẩm còn lại để chế biến gỗ ván dán, ván sợi ép, gỗ củi. Doanh thu từ việc bán gỗ trụ mỏ là một trong những nguồn thu nhập chính của các doanh nghiệp lâm nghiệp và các hộ gia đình làm nghề rừng. Mặt khác, việc gây trồng rừng gỗ mỏ còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng độ che phủ của rừng, hạn chế sự ô nhiễm môi tr−ờng ở các khu công nghiệp chế xuất, khu khai thác, góp phần khắc phục hiện t−ợng hạn hán, lũ lụt, cung cấp n−ớc đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt trong vùng, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong vùng.

Công ty có 13 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, hoạt động khép kín từ khâu thiết kế, dịch vụ kỹ thuật, trồng rừng, khai thác tài nguyên rừng, kinh doanh chế biến các sản phẩm lâm nông sản tiêu thụ trong n−ớc.

Các đơn vị thành viên bao gồm:

- Xí nghiệp chế biến và kinh doanh lâm sản Đông Bắc - tỉnh Bắc Giang - Xí nghiệp kinh doanh lâm nông sản Bắc Giang

- Xí nghiệp bảo quản nông lâm sản - tỉnh Bắc Giang

- Xí nghiệp thiết kế và bảo vệ rừng- tỉnh Bắc Giang - Xí nghiệp xây lắp công trình Bắc Giang

- Xí nghiệp chế biến lâm sản Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - Lâm tr−ờng Hữu Lũng I - tỉnh Lạng Sơn

- Lâm tr−ờng Hữu Lũng II - tỉnh Lạng Sơn - Lâm tr−ờng Hữu Lũng III - tỉnh Lạng Sơn - Lâm tr−ờng Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn - Lâm tr−ờng Phúc Tân - tỉnh Thái Nguyên - Lâm tr−ờng Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn - Lâm tr−ờng Đồng Sơn - tỉnh Bắc Giang Nhiệm vụ của các lâm tr−ờng thành viên

- Các lâm tr−ờng Hữu Lũng1, lâm tr−ờng Hữu Lũng 2, lâm tr−ờng Hữu Lũng 3, lâm tr−ờng Cao Lộc, lâm tr−ờng Chi Lăng, lâm tr−ờng Đồng Sơn, lâm tr−ờng Phúc Tân có nhiệm vụ đảm bảo trồng rừng phòng hộ, trồng rừng nguyên liệu cho năng suất chất l−ợng cao, quản lý bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng hợp lý, góp phần hoàn thành nhiệm vụ cung ứng gỗ mỏ của Công ty.

- Xí nghiệp thiết kế và bảo vệ rừng chịu trách nhiệm thiết kế bảo đảm chất l−ợng các hạng mục công trình đã giao trong năm kế hoạch, cung ứng phân bón cho các đơn vị thành viên, tham gia cùng văn phòng Công ty nghiệm thu một số công trình XDCB lâm sinh.

- Các Xí nghiệp kinh doanh lâm nông sản Bắc Giang, Xí nghiệp chế biến và kinh doanh lâm sản Đông Bắc, Xí nghiệp chế biến lâm sản Hữu Lũng chịu trách nhiệm thu mua, vận chuyển lâm sản tới các địa điểm tập kết cố định. Tổ chức thu mua gỗ mỏ từ v−ờn rừng của dân, của các tổ chức

tập thể, các lâm tr−ờng trong và ngoài Công ty theo địa bàn mà Công ty quy định. Cung ứng vật t− nông lâm sản và chế biến các sản phẩm từ gỗ nh− gỗ tròn, gỗ xẻ, tre nứa, đồ mộc dân dụng, đồ mộc mỹ nghệ cho trong n−ớc và xuất khẩu.

- Xí nghiệp xây lắp công trình Bắc Giang chịu trách nhiệm mở đ−ờng khai thác rừng trồng cho các lâm tr−ờng thuộc Công ty.

- Văn phòng Công ty trên cơ sở kế hoạch đã phân khai cho các đơn vị, chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra nghiệm thu khối l−ợng, chất l−ợng hoàn thành cho các đơn vị.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ gỗ trụ mỏ tại công ty lâm nông nghiệp đông bắc bắc giang (Trang 34 - 37)