Đánh giá kết quả tiêu thụ gỗ trụ mỏ của Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ gỗ trụ mỏ tại công ty lâm nông nghiệp đông bắc bắc giang (Trang 50 - 57)

4. kết quả nghiên cứu

4.1.1. Đánh giá kết quả tiêu thụ gỗ trụ mỏ của Công ty

4.1.1.1. Khối l−ợng tiêu thụ tính theo hiện vật (m3)

Tình hình sản xuất kinh doanh rừng của các chủ rừng, hộ gia đình, các lâm tr−ờng trong khu vực có tác động rất lớn đến khối l−ợng gỗ mỏ cung ứng trên thị tr−ờng. Trên cơ sở đặc điểm kỹ thuật, năng suất của các loài trên các dạng lập địa mà các hộ gia đình, các chủ rừng lựa chọn tập đoàn cây trồng gỗ trụ mỏ là bạch đàn Urôphylla mô hom các dòng PN2, PN14, U6; loài cây keo mô hom các dòng BV10, BV16, BV32 vì ở hai loài cây này chịu lực nén tốt, ít sâu mọt, thân tròn thẳng và có độ bền cơ học cao có thể giữ đ−ợc lâu trong hầm lò.

Bảng 4.1. Khối l−ợng tiêu thụ theo loài cây gỗ của Công ty

Đơn vị: m3 Tốc độ phát triển (%)

Hạng mục Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

02/01 03/02 PTBQ

Bạch đàn 56.084 63.531 65.649 113,28 103,33 108,19

Keo 6.232 8.615 10.072 138,24 116,91 127,13

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc)

Qua bảng 4.1 cho thấy, khối l−ợng tiêu thụ gỗ mỏ của Công ty tăng dần qua các năm. Hai loại gỗ th−ờng dùng làm gỗ chống chèn lò là bạch đàn và keo, trong đó chủ yếu là gỗ bạch đàn chiếm trên 86% trong tổng khối l−ợng gỗ mỏ, khối l−ợng tiêu thụ gỗ bạch đàn tăng dần qua 3 năm từ 56.084m3 lên đến 64.649m3.

Đối với loài cây keo các mỏ than chỉ mua với khối l−ợng nhỏ chiếm khoảng 10% đến 13% t−ơng ứng từ 6.232m3 đến 10.072m3. Tuy nhiên, tốc độ phát triển bình quân qua ba năm của gỗ keo là 127,13% lớn hơn tốc độ phát triển bình quân của gỗ bạch đàn chỉ đạt 108,19%.

Nh− vậy, trong t−ơng lai tuỳ theo từng mỏ than ký kết hợp đồng mua gỗ với Công ty mà khối l−ợng gỗ keo có thể lên tới 20% thậm chí 30% trong tổng khối l−ợng gỗ.

Về chủng loại sản phẩm, gỗ trụ mỏ đ−ợc chia ra thành nhiều loại: - Gỗ dùng để chống lò ở đ−ờng lò chính gọi là gỗ lò cái (gỗ chống lò).

-Gỗ dùng để chống chèn ở đ−ờng lò chợ gọi là gỗ lò chợ.

- Gỗ dùng để làm dầm ngang ở nóc lò gọi là gỗ thìu.

- Gỗ dùng để chèn vào hai bên cho đất đỡ sụp hoặc rải trên cho đất không bị rơi vào đ−ờng hầm đ−ợc gọi là gỗ chèn.

Số liệu từ bảng 4.2 cho thấy loại gỗ chiếm tỷ trọng cao nhất là gỗ chèn chiếm từ 34,07% đến 37,58% trong tổng khối l−ợng tiêu thụ, t−ơng ứng đạt từ 23.419m3 đến 26.260m3, tốc độ phát triển bình quân mỗi năm là 105,89%. Khối l−ợng gỗ thìu ít nhất chỉ chiếm d−ới 10% trong tổng khối l−ợng gỗ của toàn Công ty. Gỗ chống lò chợ có tốc độ phát triển bình quân lớn nhất đạt 121,11%, trong khi đó gỗ chống lò cái chỉ đạt 105,77%. Nguyên nhân là do hiện nay các mỏ than có xu h−ớng dùng hệ thống thuỷ lực đơn chống lò ở đ−ờng lò chính sẽ tiết kiệm đ−ợc gỗ chống lò cái trong khi mà nguyên liệu này không đáp ứng đủ và điều này sẽ ảnh h−ởng đến việc khối l−ợng gỗ chống lò cái sẽ giảm đi. Tuy nhiên, việc dùng sản phẩm thay thế này chỉ là giải pháp tr−ớc mắt vì việc sử dụng hệ thống thuỷ lực đơn khó di chuyển trong các hầm lò, mặt khác trong những năm tới sản l−ợng khai thác than hầm lò ngày càng tăng và nó sẽ tác động đến việc tăng khối l−ợng cung ứng gỗ trụ mỏ của Công ty cho các mỏ than.

Khối l−ợng tiêu thụ tính theo hiện vật đ−ợc tính bằng: Sản l−ợng tiêu thụ trong năm = Sản l−ợng tồn kho đầu năm + Khối l−ợng sản xuất trong năm - Sản l−ợng tồn kho cuối năm

Điều đặc biệt ở Công ty là khối l−ợng gỗ trụ mỏ hầu nh− không bị tồn kho, vì khai thác và thu mua đến đâu bán hết đến đấy. L−ợng gỗ mỏ bị tồn kho chỉ khi gỗ mỏ nằm ở các trạm thu mua trong thời gian thu gom gỗ đủ chuyến hàng để vận chuyển đi các mỏ than. Do đó, l−ợng gỗ mỏ tồn kho là ít và trong thời gian ngắn. Nh− vậy, hệ số tiêu thụ của gỗ trụ mỏ gần bằng 1, đây là hệ số tiêu thụ rất cao. Tuy hàng tồn kho rất ít nh−ng chính vì thế mà lợi nhuận đạt đ−ợc có thời điểm không cao, nguyên nhân có thể do hàng bị giảm giá, do chất l−ợng không đảm bảo, thời gian giao hàng bị chậm so với hợp đồng đã ký dẫn đến lợi nhuận thu về không đáng kể thậm chí những năm tr−ớc còn bị thua lỗ, nh−ng từ năm 2002 trở lại đây Công ty đã kịp thời cải thiện đ−ợc tình hình và tăng lợi nhuận lên tới 64,26 triệu đồng vào năm 2003 (bảng 4.11).

4.1.1.2. Khối l−ợng tiêu thụ tính theo giá trị

Khối l−ợng tiêu thụ tính theo hiện vật chỉ cho phép đánh giá kết quả tiêu thụ từng loại sản phẩm, hàng hóa nh−ng muốn đánh giá chung cho nhiều loại sản phẩm thì phải quy ra giá trị tiêu thụ bằng công thức:

n

Gi = ∑ Qi* Pi i =1

Trong đó: Gi: Giá trị sản phẩm tiêu thụ Pi: Giá bán sản phẩm thứ i

Qi: Sản l−ợng sản phẩm hàng hóa i đã tiêu thụ

Trong công thức này cho phép lấy giá cố định - giá kế hoạch hoặc giá phổ biến. [11]

Qua bảng 4.3 cho thấy, khối l−ợng tiêu thụ về mặt giá trị tăng dần qua 3 năm từ 23.680 triệu đồng năm 2001 lên tới 28.773 triệu đồng năm 2003, trong đó chủ yếu từ gỗ bạch đàn chiếm khoảng 85% đến 90% tổng giá trị sản l−ợng gỗ mỏ t−ơng ứng đạt từ 21.312 triệu đồng năm 2001; 24.142 triệu đồng năm 2002 và năm 2003 lên tới 24.947 triệu đồng. So với bạch đàn, keo chỉ chiếm 10% đến 15% trong tổng giá trị sản phẩm gỗ trụ mỏ. Bởi vì keo có độ bền cơ học kém hơn bạch đàn và chu kỳ sản xuất của bạch đàn lại ngắn hơn keo.

Bảng 4.3. Giá trị tiêu thụ theo từng loài cây gỗ của Công ty

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Hạng mục Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) Bạch đàn 21.312 90,00 24.142 88,06 24.947 86,69 Keo 2.368 10,00 3.274 11,94 3.827 13,31 Tổng 23.680 100,00 27.416 100,00 28.774 100,00

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc)

Nhìn vào kết quả tiêu thụ gỗ trụ mỏ trong ba năm qua (bảng 4.4) ta nhận thấy rằng giá trị tiêu thụ của gỗ chống lò chợ lớn nhất: năm 2002 tăng 2.870 triệu đồng so với năm 2001, t−ơng ứng tăng 48,9%. Tuy năm 2003 giá trị sản phẩm tiêu thụ của gỗ lò chợ có tăng nh−ng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2002 chỉ tăng 2,4% t−ơng ứng đạt 207 triệu đồng. Tuy nhiên, gỗ lò chợ vẫn chiếm trên 31% trong tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ của toàn Công ty. Hàng năm tốc độ phát triển bình quân của gỗ chống lò chợ đạt 123,4%. Gỗ thìu có giá trị sản phẩm tiêu thụ ít nhất chỉ chiếm d−ới 10%, năm 2002 tăng 6,88% nh−ng sang năm 2003 tăng nhanh hơn - tăng 17,98% so với năm tr−ớc. Do đó, tốc độ phát triển bình quân hàng năm của gỗ thìu đạt 112,9%.

Nh− vậy, trong ba năm 2001 đến năm 2003 tổng giá trị tiêu thụ gỗ trụ mỏ của toàn Công ty tăng dần qua các năm từ 23.680 triệu đồng lên tới 28.774 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm đạt 110,2%.

Trong t−ơng lai, các mỏ than có xu h−ớng thay thế dần gỗ chống bằng việc dùng hệ thống thuỷ lực đơn ở đ−ờng lò chính để chống lò sẽ tiết kiệm đ−ợc gỗ chống lò. Mặc dù giá thành có rẻ hơn dùng gỗ chống nh−ng biện pháp dùng hệ thống thuỷ lực đơn của các mỏ than chỉ là giải pháp tạm thời, không thể lâu dài vì việc di chuyển hệ thống này ở trong các đ−ờng hầm lò sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, khối l−ợng hai loại gỗ chống lò chợ và gỗ chống lò cái có giảm đi nh−ng giảm không đáng kể và chỉ là tạm thời. Vì gỗ trụ mỏ là t− liệu không thể thay thế đ−ợc trong khai thác than hầm lò.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ gỗ trụ mỏ tại công ty lâm nông nghiệp đông bắc bắc giang (Trang 50 - 57)