Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở một số

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 39)

2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế nông thôn và

2.3 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở một số

trên Thế giới

Kinh nghiệm nhiều n−ớc đang phát triển cho thấy công nghiệp hoá kinh tế bắt đầu từ phát triển nông nghiệp, nông thôn là h−ớng đi hiệu quả trong việc tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, giảm sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị. Các n−ớc Đông á gần đây công nghịêp hoá thành công theo cách lấy nông nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích luỹ công nghịêp hoá, thu hút vốn đầu t− quốc tế, phát triển công nghiệp h−ớng vào xuất khẩu. H−ớng công nghịêp hoá kiểu này, phát triển đ−ợc cả kinh tế thành thị và nông thôn, đảm bảo đ−ợc phát triển công bằng và bền vững.

Để tham khảo kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cuả một số n−ớc trên thế giới, chúng ta tham khảo một số n−ớc có nền kinh tế phát triển và đang phát triển ở khu vực châu á có hoàn cảnh xuất phát điểm t−ơng tự nh− Việt Nam.

2.3.1. Các n−ớc ASEAN * Thái Lan và Philippin

Thái Lan và Philippin, Chính phủ cho phép nông dân có thể mở mang diện tích đất canh tác mới trong những thập kỷ sau chiến tranh. Thái Lan tuy ch−a quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp, nh−ng cũng tạo điều kiện cho những cố gắng cuả nông dân trong việc tự do mở mang diện tích phát triển nông nghiệp nhằm đuổi kịp các n−ớc khác. Việc mở mang ruộng đất ở Thái Lan chủ yếu là đất trồng ngô, ngoài ra nông dân Thái Lan còn mở mang diện tích trồng dừa và cao su, sắn, đay, chính nhờ sự mở mang ruộng đất vùng Đông Bắc ít m−a, thời kỳ sau chiến tranh đã tạo ra sản l−ợng lúa tăng dần, đây là nguyên nhân chủ yếu đã tạo cho Thái Lan có nền nông nghiệp phát triển nh− hiện nay [1, 45], [4].

Đất n−ớc Philippin sau chiến tranh có nhiều vùng đất mới đ−ợc khai hoang, nh−ng chủ yếu thuộc quyền quản lý cuả các công ty đa quốc gia cuả Mỹ và địa chủ bản sứ phía Bắc, từ đó hình thành nên các đồn điền và trang trại lớn về trồng chuối và dứa đạt kết quả cao, các trang trại ở Philippin có quy mô lớn, cuối thời Mỹ chiếm đóng có khoảng 200 gia đình sở hữu trung bình 50 ha/hộ, 100 gia đình sở hữu 200 ha/hộ và vài chục gia đình sở hữu 4000 ha trở lên, so với Thái Lan và các n−ớc trong khu vực thì những đia chủ lớn nhất cũng chỉ có vài trăm ha. Việc tập trung ruộng đất vào một số ít ng−ời làm giảm hiệu quả sử dụng ruộng đất trong nông nghiệp.

Trong thời kỳ đầu, đầu t− cho sản xuất nông nghiệp cuả cả hai chính phủ rất thấp chỉ khoảng 1% thu nhập quốc dân, nh−ng nông nghiệp Thái Lan có sự đóng góp rất lớn cho sự tăng tr−ởng kinh tế cuả đất n−ớc qua sản phẩm nông sản xuất khẩu. Còn Philippin cho đến thập kỷ 70 cuả thế kỷ XX, Chính phủ buộc phải chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông thôn nh−ng kết quả đạt đ−ợc ch−a thật thành công [4].

* Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a

Trong những năm 50 cuả thế kỷ XX, Ma-lai-xi-a đã sớm nhận ra vai trò cuả nông nghiệp và nông thôn trong việc làm cơ sở thúc đẩy tăng tr−ởng nền kinh tế, nên Chính phủ đã có nhiều chính sách kích thích nông nghiệp, nông thôn phát triển, nhờ vậy sang thập kỷ 60 tốc độ tăng tr−ởng GDP cuả Ma-lai-xi-a là 4,1% trong đó tốc độ tăng tr−ởng trong nông nghiệp là 5,5% - tốc độ này cao nhất trong khu vực châu á lúc đó. Đây là một thành công đáng chú ý, vậy bằng cách nào mà Ma-lai-xi-a có thể đạt đ−ợc điều đó, vào những năm 50 cuả thế kỷ XX chính phủ Ma-lai-xi-a đã chi những khoản tiền lớn để xây dựng các khu nông nghiệp hiện đại, thực hiện thuỷ lợi hoá, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng với các loại cây có hiệu quả kinh tế cao nh−: cao su, lúa n−ớc, dừa... [1, 37], [4].

In-đô-nê-xi-a là n−ớc có trên 190 triệu dân (1992) trong đó chỉ có 1/3 dân số sống ở thành thị còn 2/3 sống ở nông thôn, do đó sức ép về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là rất lớn, thế nh−ng In-đô-nê-xi-a lại tập trung phát triển công nghiệp nhiều hơn. Vì vậy tốc độ phát triển nông nghiệp rất thấp và bị giảm sút từ đầu thập kỷ 90 cuả thế kỷ XX, năm 1994 tốc độ phát triển cuả nông nghiệp chỉ đạt 1%, trong khi nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng t−ơng đối cao trong GDP [1, 42], [4].

Nhìn chung các n−ớc ASEAN phát triển kinh tế tr−ớc nh− Thái Lan, Philippin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a trong trong những thập kỷ tr−ớc cuả thế kỷ XX chỉ tập trung phát triển công nghiệp, còn nông nghiệp, nông thôn thì không trú trọng, do vậy nền kinh tế cuả các n−ớc này phát triển không ổn định, không phát huy đ−ợc nội lực, nguồn vốn để phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ ở bên ngoài, dẫn đến tổn thất nặng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997 và cho tới nay các chính phủ đã điều chính những chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn, để tao sự phát triển cân đối giữa công

nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, từ đó tạo cơ sở cho một nền kinh tế phát triển ổn định lâu dài sau này.

2.3.2. Nhật Bản - Đài Loan - Trung Quốc * Nhật Bản

Nhật Bản tiến hành công nghiệp hoá từ một nền nông nghiệp cổ truyền tự cung, tự cấp và sau 30 năm cải cách Nhật Bản đã trở thành một c−ờng quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Nh−ng đơn vị sản xuất nông nghiệp chính vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang nặng tính chất cuả một nền văn hoá lúa n−ớc- đặc điểm này giống hoàn cảnh cuả Việt Nam. Điều nào đã giúp Nhật Bản làm đ−ợc nh− vậy:

- Tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ, giữ lao động lại nông thôn: tr−ớc công cuộc Duy Tân, Nhật Bản cũng nh− mọi quốc gia châu á khác kinh tế là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ tiểu nông, năng suất thấp, địa tô cao, dân số ngày cành tăng trong khi diện tích đất canh tác ít, diện tích trung bình 1 hộ nông dân năm 1962 chỉ có 0,8 ha. Trong hoàn cảnh đất trật ng−ời đông, muốn tăng năng suất nông nghiệp, tr−ớc hết phải thâm canh tăng năng suất, đ−a nông nghiệp đi ngay vào phát triển theo chiều sâu từ giai đoạn tăng tr−ởng ban đầu. Chiến l−ợc này gần giống với quan điểm (công nghiệp hoá, hiện đại hoá cuả n−ớc ta hiện nay).

- D−ỡng sức dân, tạo khả năng tích luỹ và phát huy nội lực: trong suốt nửa thế kỷ nền kinh tế tăng tốc để phát triển, nông nghiệp cung cấp đầy đủ l−ơng thực, thực phẩm cho nhu cầu ngày càng tăng cuả thị dân và công nhân công nghiệp nhờ đó tránh đ−ợc nguy cơ lạm phát do thiếu l−ơng thực; thông qua xuất khẩu nông, lâm sản đóng góp nguồn ngoại tệ quan trọng để nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hoá; cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ sản xuất hành tiêu dùng. Từ năm 1970, Nhật Bản đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá nông thôn, thu nhập cuả nông dân tăng nhanh do chính sách phi tập trung hoá công nghiệp, đ−a sản xuất công nghiệp về nông

thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, tỷ lệ đóng góp cuả các ngành phi nông nghiệp trong thu nhập dân c− ngày càng tăng (năm 1950 sản xuất phi nông nghiệp đóng góp 29%, năm 1990 chiếm 85% tổng thu nhập cuả hộ). Thu nhập cuả hộ từ nông nghiệp cũng tăng gấp 9 lần. Tính cả thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu nhập cuả nông dân tính theo đầu ng−ời hay bình quân hộ đều cao hơn thu nhập hộ công nhân đô thị [3, 38].

- Gắn nông nghiệp với công nghiệp, gắn thành thị với nông thôn: Nhật Bản đã kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp thành thị. Phát triển cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng thúc đẩy nông nghiệp tăng tr−ởng, tạo nên năng suất đất đai cao, tạo điều kiện phát huy tác dụng cuả máy móc, thiết bị và hoá chất cho quá trình cơ giới hóa và hoá học hoá nông nghiệp, tạo nên năng suất lao động cao trong nông nghiệp. Một biện pháp khác là phân bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn, năm 1883 có 80% các nhà máy lớn nằm ở nông thôn, khi đó đã có tới 30% lao động nông nghiệp có thu nhập từ việc tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, Năm 1920 tỷ lệ này là 45% đến năm 1960 là 66%. Nhật Bản đã thành công trong chiến l−ợc “ly nông bất ly h−ơng” theo một cách thức khác hiệu quả hơn Trung Quốc sau này và ng−ợc hắn với tình trạng tập trung các nhà máy ở thành phố nh− ở Việt Nam.

- Ngoài ra Nhật Bản còn có những biện pháp khởi động quá trình CNH, HĐH thích hợp: đầu tiên là chiến l−ợc phát triển con ng−ời, từ năm 1871 Nhật Bản đã thành lập Bộ giáo dục theo mô hình ph−ơng Tây, áp dụng chính sách giáo dục phổ cập bắt buộc dựa trên hệ thống tr−ờng t− thục. Kết quả đến năm 1908 tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học ở Nhật Bản đạt 97%, cử học sinh và các phái đoàn quan chức cao cấp sang châu Âu, Mỹ học tập. Biện pháp thứ hai là phát triển kết cấu hạ tầng, vào đầu thập kỷ 70 cuả thế kỷ 19 Nhà n−ớc đầu t− xây dựng các công trình “thế kỷ” trên quy mô toàn quốc nh− hệ thống đ−ờng sắt, hệ thống thông tin,

hệ thống b−u điện.... Biệp pháp thứ ba là xây dựng một nền kinh tế - chính trị hiện đại, Minh trị xoá bỏ chế độ đẳng cấp phong kiến, thành lập chính phủ tập trung, cải tiến thuế đất, xây dựng hệ thống tài chính hiện đại theo mô hình châu Âu từ rất sớm. Biện pháp thứ t− là nhập khẩu công nghệ và chất xám để phát triển công nghiệp cơ khí, năm 1890 ở Nhật Bản đã có trên 3000 chuyên gia n−ớc ngoài làm cố vấn cho Chính phủ. Biện pháp thứ năm là khéo léo sử dụng doanh nghiệp quốc doanh phát triển kinh tế, Chính phủ tập trung thành lập và sử dụng các công ty và xí nghiệp quốc doanh đi tiên phong áp dụng công nghệ hiện đại ph−ơng Tây và làm nòng cốt phát triển các ngành kinh tế mới mang tính mũi nhọn, thuyết phục các doanh nghiệp t− nhân vốn e ngại tr−ớc đối t−ợng đầu t− mới. Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp nhà n−ớc đều thua lỗ, họ đã thành công trong việc gánh mọi rủi do cho kinh tế t− nhân tiếp thu công nghệ mới để phát triển. Khi công nghiệp đã trở thành ngành đầu t− có hiệu quả, chính phủ tiến hành t− nhân hoá các doanh nghiệp nhà n−ớc, chỉ trừ các nhà máy sản xuất vũ khí [3, 42].

* Đài Loan

T−ơng tự nh− Nhật Bản, Đài Loan đắt đầu quá trình CNH, HĐH cũng từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp, nh−ng chỉ sau 30 năm đã trở thành một n−ớc có nền kinh tế phát triển. Ngay từ thời kỳ đầu phát triển Đài Loan đã trú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn, do vậy cơ cấu kinh tế nông thôn đã có sự chuyển dịch lớn, tỷ lệ các hộ thuần nông đã giảm từ 39,9% (1955) xuống còn 8,85% (1989), hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm công nghiệp và dịch vụ tăng từ 60,13% (1955) lên 91,02% (1989), thu nhập phi nông nghiệp tăng từ 43% (1952) lên 70% (1992). Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, năm 1952 lao động nông nghiệp chiếm 56,1%, công nghiệp 16,9%, dịch vụ 27% đến năm 1992 tỷ lệ này là 12,9% - 40,2% - 46,1%. Trong ngành nông nghiệp tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 1952 chỉ

chiếm 15,6% đến năm 1981 tăng lên 29,5%. Để đạt đ−ợc những kết quả nh− vậy là nhờ Đài Loan đã áp dụng các biện pháp sau:

- Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn: từ thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống đ−ờng sắt lối các cảng và trung tâm công nghiệp quan trọng cuả đất n−ớc, đi qua khu vực phía Tây nơi phần lớn dân c−

sinh sống. Tuyến đ−ờng sắt này đã thúc đẩy liên kết giữa các vùng nông thôn và thành thị. Sau chiến tranh Đài Loan tiếp tục đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Nông nghiệp phát triển đa dạng: thời kỳ đầu nhờ sự đầu t− mà nông nghiệp phát triển mạnh đạt 6%/năm. Tăng tr−ởng cuả nông nghiệp đã tạo vốn và thị tr−ờng tiêu thụ cuả công nghiệp, kích thích công nghiệp nông thôn phát triển. Nhờ khí hậu phù hợp, thích hợp cho nhiều cây trồng nên đã phát triển đ−ợc nền nông nghiệp đa dạng, tạo thuận lợi cho công nghiệp chế biến nông sản.

- Phát triển nguồn lực: trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn cuả Đài Loan phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò hàng đầu. Từ thời thuộc địa và sau khi chiến tranh kết thúc, giáo dục luôn đ−ợc coi trọng, năm 1970 tỷ lệ ng−ời dân đến tuổi đi học biết chữ đạt 90% và hơn 2/3 dân số nông nghiệp có bằng cấp giáo dục chính thức. Đầu t− phát triển giáo dục mạnh, tạo cho Đài Loan có một lực l−ợng lao động đ−ợc đào tạo có tay nghề cao, nắm bắt đ−ợc khoa học kỹ thụât [3, 53], [1, 28].

* Trung Quốc

Trong số các n−ớc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị tr−ờng, Trung Quốc là một thành công điển hình. Cũng nh− Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế từ khu vực nông nghiệp và nông thôn sau đó lan sang lĩnh vực ngân hàng và th−ơng mại. Bắt đầu từ năm 1979 đổi mới chính sách nông nghiệp đã đem lại những thành công to lớn, giai đoạn 1979-1996, GDP nông nghiệp tăng 13,7 lần, thu nhập đầu ng−ời nông thôn tăng 14,7 lần, tỷ lệ

đói nghèo trong nông thôn giảm từ 32,7% xuống còn 6,5%, l−ơng thực thực phẩm dồi dào, mức sống dân c− tăng, tạo đà cho công cuộc công nghiệp hoá.

Đạt đ−ợc sự phát triển cuả kinh tế nông thôn nh− vậy, một phần quan trọng nhờ vào chính sách đ−a công nghiệp về nông thôn “ly nông bất ly h−ơng”. Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách năm 1979, phát triển công nghiệp nông thôn, là nhân tố chủ yếu làm thay đổi bộ mặt nông thôn và là động lực quan trọng đối với tăng tr−ởng cuả nền kinh tế Trung Quốc. Năm 1978 doanh nghiệp trung −ơng chiếm 3/4 sản l−ợng công nghiệp, còn lại 1/4 sản l−ợng thuộc về doanh nghiệp nông thôn, tuy vậy đến năm 1993 sản l−ợng công nghiệp cuả các doanh nghiệp nông thôn đã v−ợt các doanh nghiệp trung −ơng. Đây là một thành công nổi bật vì các doanh nghiệp nông thôn th−ờng không đ−ợc đối sử bình đẳng với các doanh nghiệp trung −ơng. Trong giai đoạn 1979- 1996 số doanh nghiệp nông thôn đã tăng hơn 15 lần, giá trị sản l−ợng cuả các doanh nghiệp nông thôn tăng từ 9,1% lên 50%. Do áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động nên khả năng tạo việc làm cuả các doanh nghiệp nông thôn rất lớn, năm 1979- 1996 lao động làm trong các doanh nghiệp nông thôn tăng 5 lần, đạt 130 triệu lao động. Tính đến năm 1996 các doanh nghiệp nông thôn thu hút 28,4% lao động nông thôn và chiếm 68% lực l−ợng lao động toàn ngành công nghiệp. Từ đó thu nhập cuả hộ nông dân cũng tăng mạnh, tăng 14 lần, trong khi thu nhập cuả thành thị tăng 7 lần. Tuy nhiên từ thập kỷ 90 cuả thế kỷ XX do công nghiệp thành thị phát triển mạnh nên khoảng cách này lại có xu h−ớng tăng lên [3, 48].

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)