4.1.1. Tình hình phát triển cây dứa tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên, khí hậu (biểu 4) thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây ăn quả nói chung và cây dứa nói riêng. Những năm tr−ớc năm 1985, diện tích trồng dứa toàn tỉnh có những thời điểm đạt tới gần 2000 ha. Riêng Nông tr−ờng Yên Thế, Bố Hạ, Lục Ngạn diện tích dứa trồng tập trung đã có khoảng trên 500 ha. Với các giống dứa chủ yếu thuộc nhóm Queen (dứa Hoa Phú Thọ, dứa Na Hoa) ở những điển hình thâm canh tốt đã cho năng suất 40 - 50tấn/ha (Nông tr−ờng Yên Thế – 1983). Từ năm 1986, do chuyển đổi cơ chế quản lý, diện tích trồng dứa bị thu hẹp dần, thay thế bằng những cây trồng khác (vải, nhãn, chè, mía ). Cây dứa chỉ còn lại trên những chân đất xấu hoặc trong vị trí trồng xen.
Tháng 5/2000 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt dự án đầu t− xây dựng Nhà máy Chế biến Nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang với công suất 2000 tấn sản phẩm/năm. Tháng 7/2000 UBND tỉnh Bắc Giang đã có quyết định phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy. Dự án quy hoạch vùng nguyên liệu đ−ợc thực hiện đồng thời với chủ tr−ơng “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá”. UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý dự án quy hoạch vùng nguyên liệu dứa từ tỉnh tới huyện, xã vùng dự án. Đồng thời UBND tỉnh đã ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ thực hiện xây dựng vùng nguyên liệu. Kết quả từ năm 2000 đến năm 2003, Bắc giang đã phát triển cây dứa nh− sau:
* Diện tích: Đến hết tháng 7/2003 diện tích dứa của toàn tỉnh là 1185 ha. Trong đó có 988 ha (393 ha dứa Cayen và 595 ha dứa Queen) đ−ợc đầu t− trồng có chính sách hỗ trợ của Nhà n−ớc. Quỹ đất bố trí trồng dứa của từng hộ nhỏ bé, manh mún. Diện tích trồng dứa trồng thuần của toàn tỉnh đến hết tháng 7/2003 là 329 ha (257ha dứa Cayen và 72 ha dứa Queen). Diện tích dứa tỉnh Bắc Giang đến tháng 7/2003 đ−ợc thể hiện qua bảng 5.
* Sản xuất và cung ứng giống:
- Nhóm dứa Queen: Nguồn giống cung cấp chủ yếu ở trong tỉnh, một phần thiếu đ−ợc nhập từ Ninh Bình.
- Nhóm dứa Cayen: Toàn bộ nguồn giống nhập từ Trung Quốc.
* Thực hiện quy trình kỹ thuật:
- Hầu hết các hộ trồng dứa không đ−ợc h−ớng dẫn quy trình kỹ thuật cơ bản, họ trồng theo phong trào và kinh nghiệm. Từ khâu làm đất, mật độ trồng đến quy trình bón phân, chăm sóc đều thực hiện tuỳ tiện. Do tập quá canh tác cũ (trồng dứa quảng canh là chính), đồng thời do tác động của giá cả thị tr−ờng, công tác thu mua của nhà máy nên hầu hết ng−ời dân ch−a quan tâm đầu t− cho cây dứa. Trồng dứa không bón lót phân chuồng, thậm chí trồng chay không bón lân. Bón thúc muộn, l−ợng phân bón chỉ bằng 20-30% so với quy trình. Trồng dứa không t−ới n−ớc, không làm cỏ, xới vun, cỏ dại che lấp cả dứa (Tiên Lục – Lạng Giang, Tiền Phong – Yên Dũng, Xuân L−ơng – Yên Thế, Hoàng An – Hiệp Hoà, An D−ơng – Tân Yên ). Phần lớn các diện tích dứa nguyên liệu sinh tr−ởng ở mức d−ới trung bình hoặc kém, đặt biệt ở những chân đất thấp.
Qua kiểm tra đánh giá có khoảng 20% diện tích dứa đ−ợc chăm sóc khá tốt, 50% diện tích dứa đang ở mức sinh tr−ởng trung bình hoặc d−ới trung bình (dứa trồng từ năm 2002 đến năm 2003 mới có 18-25 lá). Có khoảng 30% diện tích dứa sinh tr−ởng kém, có một số nơi hầu nh− cả năm cây dứa không một lần đ−ợc chăm sóc.
Hầu hết các diện tích dứa thu hoạch quả vụ 2 đều có khối l−ợng quả nhỏ. Với dứa cho thu hoạch quả vụ 1 (chỉ có 20-30% cây ra quả) thì có tới 30% quả nhỏ không đạt tiêu chuẩn để bán cho nhà máy. Năm 2002 tổng sản l−ợng dứa quả toàn tỉnh đạt khoảng 8200 tấn thì chỉ có 5700 tấn có khối l−ợng quả đạt tiêu chuẩn so với quy định thu mua của nhà máy (≥ 0,4 kg/ quả).
Tuy nhiên, có một số địa ph−ơng nông dân chú ý quan tâm chăm sóc, đầu t− thâm canh nên v−ờn dứa sinh tr−ởng khá tốt (Lam Cốt, Song Vân - Tân Yên; Bắc Lý - Hiệp Hoà; Yên L−, Yên Dũng, Bảo Sơn - Lục Nam; Quý Sơn - Lục Ngạn ). Mặc dù trên giống dứa Queen cũng đạt năng suất 20-25 tấn/ha.
* Rải vụ thu hoạch dứa:
Việc rải vụ thu hoạch dứa của tỉnh Bắc Giang hiện nay ch−a đ−ợc quan tâm trên diện rộng. Từ đó dẫn đến tình trạng mặc dù sản l−ợng dứa của tỉnh ch−a nhiều nh−ng do chín chính vụ tập trung vào tháng 6, gây sức ép cho việc tiêu thụ và tạo ra tình trạng thừa nguyên liệu giả tạo (tháng 6 thu hoạch rộ, tiêu thụ không hết, giá rẻ, các tháng còn lại trong năm không có dứa và giá thị tr−ờng lại cao).
Có một số vùng thuộc huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Lạng Giang từ nhiều năm nay nông dân đã sử dụng đất đèn (xử lý khô, xử lý −ớt) và Ethrel Trung Quốc xử lý kích thích dứa ra hoa vào hai thời điểm chính là đầu tháng 7 âm lịch, dứa cho quả bán vào dịp tết nguyên đán và xử lý vào tháng 9, tháng 10:Dứa cho quả bán sớm vào tháng 3, tháng 5 năm sau. Tại những thời điểm này giá dứa luôn luôn cao nên ng−ời trồng dứa có thu nhập khá.
Tóm lại cây dứa ở Bắc Giang ch−a đ−ợc quan tâm đầu t−, cây dứa sinh tr−ởng kém, năng suất thấp, ng−ời trồng dứa ch−a thực sự yên tâm phát triển cây dứa. Vùng nguyên liệu đã quy hoạch ch−a hoàn thành kế hoạch, diện tích trồng dứa đang đứng tr−ớc nguy cơ bị thu hẹp.