Công thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các dạng phức hữu cơ pomior đến sinh trưởng, khả năng ra hoa và năng suất phẩm chất dứa cayen trên vùng đất đồi tân yên bắc giang (Trang 33 - 36)

* Thí nghiệm 1: ảnh h−ởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior đến sinh tr−ởng, năng suất và phẩm chất dứa Cayen (ruộng nhà ông Nghiêm thôn Trại Hạ). Thí nghiệm gồm 6 công thức, 3 lần nhắc lại:

- Công thức I – không phun (phun n−ớc lã) đối chứng

- Công thức II – phun Komíc KF phun theo quy trình (so sánh). - Công thức III – phun Pomior 0,3%.

- Công thức IV – phun Pomior 0,4%. - Công thức V – phun Pomior 0,5%. - Công thức VI – phun Pomior 0,6%.

Xử lý kích thích dứa ra hoa cho toàn bộ thí nghiệm bằng Ethrel (4 ppm). Tổng số ô thí nghiệm: 6 x 3 = 18 ô.

Diện tích một ô thí nghiệm: 10m2 (đo theo chiều dọc luống). Diện tích thí nghiệm: 10 x 18 = 180m2.

Diệc tích rải bảo vệ giữa các ô = 180m2. Diệc tích toàn bộ khu thí nghiệm: 360m2. * Tình hình v−ờn dứa tr−ớc thí nghiệm: - Ngày trồng 15/8/2002 (trồng sẵn) - Mật độ: 0,4m x 0,3m x 0,9m.

Trồng hàng đôi theo luống, cây bố trí kiểu nanh sấu: 5 cây/m2 (hàng cách hàng 0,4m; cây cách cây 0,3m, khoảng cách giữa hai hàng đôi 0,9m).

Bón thúc: 5kg Urê + 10kg Supe lân + 3kg Kali/sào. - Chăm sóc: Làm cỏ + xới vun 2 lần.

Nhận xét: Tr−ớc khi triển khai thí nghiệm, v−ờn dứa không đ−ợc đầu t− chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cây dứa sinh tr−ởng kém. ở vụ tr−ớc có 20% số cây ra quả, quả nhỏ, năng suất thấp.

* Triển khai thí nghiệm:

- Sử dụng phân bón lá phức hữu cơ Pomior phun qua lá (20 ngày/lần) với liều l−ợng 3 lít dung dịch (pha ở các nồng độ của từng công thức) phun đều cho 30m2 mỗi công thức (sử dụng bình bơm tay).

- Ethrel pha với nồng độ 4ppm, dùng bình bơm tay (đã tháo bỏ đồng tiền ở đầu phun) rót thẳng vào nõn mỗi cây khoảng chừng 20ml dung dịch. Xử lý kép (2 lần, lần 1 cách lần 2 một ngày) áp dụng đồng đều cho ttất cả các công thức.

- Tr−ớc khi xử lý Ethrel dừng phun Pomior một tháng.

- Khi dứa ra hoa rộ (70% số cây ra hoa) tiếp tục phun Pomior theo quy trình trên và dừng phun tr−ớc khi thu hoạch một tháng.

Nh− vậy, trong thí nghiệm chỉ có yếu tố nồng độ Pomior là sai khác nhau giữa các công thức, còn các yếu tố khác nh− chăm sóc, t−ới n−ớc, phòng trừ sâu bệnh, xử lý ra hoa là hoàn toàn giống nhau, tiến hành th−ờng xuyên theo quy trình.

* Thí nghiệm 2: ảnh h−ởng của phức hữu cơ Pomior - H đến khả năng ra hoa, năng suất, chất l−ợng dứa Cayen. (ruộng nhà ông Hiệp - thôn Đồng). Thí nghiệm gồm 6 công thức, 3 lần nhắc lại:

- Công thức I – Xử lý bằng n−ớc lã (đối chứng). - Công thức II – Xử lý bằng Ethrel 4ppm (so sánh). - Công thức III – Xử lý bằng Pomior - H 0,5%.

- Công thức IV – Xử lý bằng Pomior - H 0,6%. - Công thức V – Xử lý bằng Pomior - H 0,7%. - Công thức VI – Xử lý bằng Pomior - H 0,8%.

Xử lý thâm canh cho tất cả các công thức bằng phân bón lá phức hữu cơ Pomior với nồng độ 0,5% liều l−ợng 1 lít dung dịch cho 10 m2.

Tổng số ô thí nghiệm: 6 x 3 = 18 ô.

Diện tích 1 ô thí nghiệm: 10 m2 (đo theo chiều dọc luống). Diện tích thí nghiệm: 10 x 18 = 180 m2.

Diệc tích rải bảo vệ giữa các ô = 180 m2. Diệc tích toàn bộ khu thí nghiệm: 360 m2. * Tình hình v−ờn dứa tr−ớc thí nghiệm: - Ngày trồng 20/8/2002 (trồng sẵn) - Mật độ trồng: (0,4 x 0,3 x 0,9)m.

Trồng hàng đôi theo luống, cây bố trí kiểu nanh sấu: 5 cây/m2 (hàng cách hàng 0,4m, cây cách cây 0,3m, khoảng cách giữa hai hàng đôi 0,9m).

- Bón phân: Bón lót: 50kg NPK/sào.

Bón thúc (2 lần): 30kg NPK + 20kg Supe lân. - Chăm sóc: Làm cỏ + xới vun 2 lần.

Nhận xét: Tr−ớc khi triển khai thí nghiệm, v−ờn dứa không đ−ợc đầu t− chăm sóc nhiều khi khô hạn, cây dứa sinh tr−ởng kém. ở vụ đầu năm 2003 có 15% số cây cho quả, quả nhỏ, chất l−ợng kém.

* Triển khai thí nghiệm:

- Sử dụng phức hữu cơ Pomior - H ở các nồng độ khác nhau để xử lý kích thích dứa ra quả rải vụ thu hoạch. Dùng bình bơm tay (đã tháo đồng tiền ở đầu

phun) rót vào mỗi cây khoảng chừng 20ml dung dịch Pomior pha ở nồng độ khác nhau cho các công thức.

Xử lý kép (2 lần, lần 1 cách lần 2 một ngày) vào lúc trời râm mát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phun thâm canh cho toàn bộ các công thức thí nghiệm, bằng dung dịch phân bón lá phức hữu cơ Pomior pha ở nồng độ 0,5%. Liều l−ợng phun 1 lít dung dịch/10 m2. Tr−ớc khi xử lý dứa ra hoa dừng phun thâm canh một tháng. Khi dứa ra hoa rộ (70% số cây ra hoa) tiếp tục phun thâm canh mỗi lần cách nhau 20 ngày và dừng phun tr−ớc khi thu hoạch một tháng.

Nh− vậy trong thí nghiệm: Yếu tố thí nghiệm là nồng độ phức hữu cơ Pomior – H dùng để xử lý kích thích ra hoa là khác nhau giữa các công thức. Các yếu tố khác nh− chăm sóc, t−ới n−ớc, phòng trừ sâu bệnh, phun phân bón lá phức hữu cơ Pomior thâm canh là hoàn toàn giống nhau và đ−ợc thực hiện theo quy trình.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các dạng phức hữu cơ pomior đến sinh trưởng, khả năng ra hoa và năng suất phẩm chất dứa cayen trên vùng đất đồi tân yên bắc giang (Trang 33 - 36)