Sự hình thành và phát triển của làng nghề gốm Phù Lãng

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển bền vững nghề gốm truyền thống phù lãng ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 44)

3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Sự hình thành và phát triển của làng nghề gốm Phù Lãng

Làng Phù Lãng (Thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh), cách Thành phố Bắc Ninh khoảng 25km và cách sông Lục ñầu khoảng 4km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến ñò ngang suốt ngày chở khách qua lại. ðịa

ñịa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần ñầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng ñược trong và ngoài nước biết ñến với nghề gốm truyền thống.

Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc-Hà Bắc thì ông tổ

nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông ñược triều ñình cử ñi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp ñi này, ông học ñược nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. ðầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dâncư ñôi bờ sông Lục ðầu sau ñó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng

ñầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghềñược truyền ñến ñất Phù Lãng Trung.

Tháng 12/1996, khảo sát bãi gốm cổởñầu làng An Trạch, ñã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên ñường từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch. ðiều ñó chứng tỏñiều nhận ñịnh trước ñây cho rằng nghề gốm Phù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở.

Nguyên liệu ñể tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là ñất sét có mầu hồng nhạt thường ñược lấy ở làng thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống) Bắc Giang, sau khi mua, ñất ñược trở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công ñoạn, ñất sét ñược luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công.

Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm ñất, chậu cảnh, tiểu sành...Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, muốn khôi phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng các nghệ nhân thế hệ mới như nghệ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ... 36

nhân Vũ Hữu Nhung - với cái tên quen gọi Gốm Nhung, nghệ nhân Thiều với tên quan thuộc Gốm Thiều ñã và ñang thổi hồn vào cho ñất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn, ... các nghệ

nhân ñã tạo ra ñược nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gốm,

ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương...ñã và ñang ñược khách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, ñón nhận góp phần tô thêm bản sắc văn hóa và ñem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập.

Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng ñược phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trong thanh nhã và bền ñẹp (Nay mầu sắc trang trí ñã ñược tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu ñỏ, mầu ñen... ñược chế từ chất liệu tự nhiên) trong vừa thanh nhã vừa bền ñẹp. Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm ñược ñưa lên bàn xoay tay. Hoạt ñộng xung quanh bàn xoay tay có 3 người (thường là phụ nữ), trong ñó một người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay và một người chạy ngoài. Người vần bàn xoay ñồng thời làm nhiệm vụ lăn ñất thành ñòn ñể chuốt (còn gọi là xe ñòn). Người chạy ngoài trong nom ñánh dát ñất, mang sản phẩm ra phơi khi ñã huốt xong. ðối với sản phẩm nhỏ, cần phải có hai người tạo sản phẩm: Một người chuốt và một người vần bàn. Sản phẩm sau khi ñã tạo hình xong, ñể cho se dần, ñến khi sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giờ người thợ tiến hành chúng, ñấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình ñồ vật, rồi lại ñể cho ráo. Lúc này nếu thấy sản phẩm có vết dạn nứt thì ñược vá lại bằng ñất mịn và nát.

Bước cuối cùng trong khâu hoàn thành sản phẩm là ve, nạo sản phẩm sau khi sản phẩm ñã thành " bạc hàng (chuyển mầu trắng). Ve, nạo xong sản phẩm dược tráng một lớp men lên, tạo mầu sắc. Chất liệu làm men tráng gồm có: Tro cây rừng (loại cây mà khi ñốt, tàn tro trắng như vôi, như tàn thuốc) hai là vôi sống (vôi tả), ba là sỏi ống nghiền nát, bốn là bùn phù xa trắng. Bốn chất liệu này, sau khi sơ chế

trộn ñều với nhau theo một tỷ lệ nhất ñịnh, rồi chế thành mộtchất lỏng. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài của sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi ñem phơi. Sau khi quét men và phơi khô, sản phẩm có mầu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ... 37

trắng ñục. Sản xuất men là cả bí quyết kỹ thuật người thợ thủ công ngày xưa giữ

kín. Sau khi ñược tráng men và tạo mầu, phơi khô, sản phẩm ñược xếp thành từng chồng và ñưa vào lò nung, kết thúc công ñoạn sản xuất, tạo ra thành phẩm ñưa ra thị

trường.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển bền vững nghề gốm truyền thống phù lãng ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)