I. Giới thiệu tổng quan về Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nộ
3 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính kế toán của công ty
toán của công ty
3.1 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội là một đơn vị trực thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), nhng công ty đợc phép hạch toán độc lập, đợc quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp mình cho phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu " Tham mu trực tuyến chức năng". Các phòng ban tham mu cho giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của mình, giúp ban giám đốc có các quyết định có lợi cho công ty. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm :
− Ban giám đốc gồm có :
+ Giám đốc công ty : Là ngời chịu trách nhiệm trớc Nhà nớc về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và là ngời chỉ đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty theo luật lao động của Nhà nớc ban hành. Ngoài ra giám đốc còn trực tiếp quản lý phòng tài chính kế toán, phòng sản xuất kinh doanh, phòng hành chính tổng hợp.
Nhúng keo
Kiểm vải Mành nilon
+ Phó giám đốc công ty : Là ngời giúp giám đốc quản lý các mặt hoạt động đợc phân công và đợc uỷ quyền ra quyết định. Có 2 phó giám đốc :
Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu kỹ thuật, trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật và đầu t, xí nghiệp dệt mành, xí nghiệp vải không dệt.
Phó giám đốc phụ trách điều động sản xuất, phụ trách các mặt công tác của xí nghiệp may, phòng dịch vụ đời sống, phòng bảo vệ quân sự.
− Các phòng chức năng bao gồm :
+ Phòng tài chính kế toán : Tổ chức mọi công việc hạch toán kế toán bao gồm cả công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, thực hiện mọi công tác báo cáo theo chế độ Nhà nớc ban hành; Kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty; Hớng dẫn việc ghi chép ban đầu phục vụ cho việc điều hành quản lý trong hoạt động của công ty; Tham mu cho giám đốc những vấn đề có liên quan nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất.
+ Phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu : Điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty, tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật t, bảo quản dự trữ vật t; tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu cân đối toàn công ty để đảm bảo tiến độ yêu cầu của khách hàng; thực hiện kiểm tra, kiểm soát xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật t, tổ chức sử dụng phơng tiện vận tải có hiệu quả cao nhất.
+ Phòng tổ chức hành chính : Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức công ty, đào tạo sắp xếp cán bộ công nhân viên; Xây dựng quỹ tiền lơng định mức lao động, tổng hợp ban hành các quy chế quản lý, sử dụng lao động, ký kết hợp đồng lao động, giải quyết các chế độ lao động theo quy định của Nhà nớc; Thực hiện nghiệp vụ văn th ; Th ký giám đốc.
+ Phòng kỹ thuật và đầu t : Xây dựng chiến lợc sản phẩm của Công ty, tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học công nghệ mới, xây dựng quản lý các quy trình quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật chất lợng sản phẩm định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, đánh giá các sáng
kiến cải tiến kỹ thuật của Công ty, xây dựng các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, sát hạch để xác định trình độ tay nghề cho công nhân, quản lý hồ sơ kỹ thuật của Công ty.
+ Phòng dịch vụ đời sống : Tổ chức bữa ăn ca, bồi dỡng độc hại cho ngời lao động, phục vụ cơm khách hội nghị khi có yêu cầu, khám chữa bệnh cho ngời lao động, theo dõi bệnh nghề nghiệp, chỉ đạo công tác vệ sinh môi tr- ờng.
+ Phòng bảo vệ quân sự : Chịu trách nhiệm trớc giám đốc về an toàn tài sản của Công ty, làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ tiêu cực. Hàng năm tham gia công tác huấn luyện dự bị quân sự.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Phòng kỹ thuật đầu t Phòng sản xuất kinh doanh XNK Phòng hành chính tổng hợp Xí nghiệp may thêu Phòng bảo vệ quân sự Phòng dịch vụ đời sống Phòng tài chính kế toán Xí nghiệp vải bạt Xí nghiệp vải không dệt Xí nghiệp vải mành
tại công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội
3.2 Tổ chức bộ máy tài chính kế toán của công ty
Phòng Tài chính - Kế toán gồm có 7 ngời: Đứng đầu là kế toán trởng kiêm trởng phòng kế toán, 1 phó phòng kiêm kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ và các nhân viên kế toán. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kế toán là :
− Tổ chức mọi công việc hạch toán kế toán bao gồm cả công tác hạch toán tài chính, thực hiện mọi công tác báo cáo theo chế độ Nhà nớc ban hành.
− Kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
− Hớng dẫn việc ghi chép ban đầu phục vụ cho việc điều hành quản lý trong hoạt động của công ty.
− Tham mu cho giám đốc những vấn đề có liên quan nhằm đem lại lợi nhuận tối u.
− Tham gia kiểm kê, tổ chức bảo quản, lu trữ hồ sơ tài liệu kế toán.
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của kế toán, căn cứ vào yêu cầu, trình độ quản lý và trình độ hạch toán, bộ máy kế toán đợc tổ chức nh sau :
+ Kế toán trởng : là ngời trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm trớc cơ quan quản lý tài chính cấp trên và Giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán theo chức năng và chuyên môn, kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật t, tiền vốn trong toàn công ty theo đúng chế độ tài chính mà Nhà nớc ban hành.
+ Phó phòng kế toán (Kiêm kế toán tổng hợp) : Có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ do các kế toán phần hành chuyển lên để vào sổ tổng hợp cân đối theo dõi các tài khoản, sau đó lập bảng cân đối kế toán, các báo cáo tài chính.Và báo cáo với kế toán trởng về việc thanh quyết toán của công ty.
+ Kế toán thanh toán : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi, sử dụng quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay và mở sổ theo dõi chi tiết tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định cho từng đơn vị của công ty.
+ Kế toán tiền lơng và tiêu thụ thành phẩm : Có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lơng và các khoản phụ cấp do các nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp thành viên gửi lên làm căn cứ để lập bảng tổng hợp thanh toán lơng cho từng xí nghiệp, lập bảng phân bổ lơng và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Ngoài ra theo dõi nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm và công nợ với khách hàng. Mở sổ theo dõi nhập xuất, tồn hàng hoá thành phẩm. Theo dõi sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng (theo dõi khoản nộp ngân sách với Nhà nớc, các khoản giảm trừ, chiết khấu), đến cuối quý lập báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Kế toán nguyên vật liệu : Hằng ngày căn cứ vào các phiếu nhập xuất kho về nguyên vật liệu, dụng cụ để ghi vào sổ chi tiết vật t, cuối tháng lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Đồng thời ghi các hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với ngời bán.
+ Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm : Căn cứ vào các bảng phân bổ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan để tổng hợp vào sổ chi tiết sản xuất, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm, từng mặt hàng, từng mã hàng cụ thể.
+ Thủ quỹ : Là ngời chịu trách nhiệm trong việc quản lý bảo quản toàn bộ lợng tiền mặt của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tài chính tại công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội