III. Các biện pháp chủ yếu nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
3 Các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
phẩm trong các doanh nghiệp
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có thể đa ra các biện pháp khác nhau nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Song qua việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hởng đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm chúng ta có thể đa ra một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp :
3.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trờng
Thị trờng là yếu tố quan trọng ảnh hởng đến sự tồn tại, phát triển của bất cứ một doanh nghiệp nào. Nó vừa tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp, vừa loại bỏ đào thải các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Để doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị trờng thì sản phẩm của doanh nghiệp phải đợc thị trờng chấp nhận, đáp ứng đợc nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Song song với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu thị hiếu của con ngời cũng thay đổi. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải thờng xuyên nghiên cứu thị trờng nhằm đáp ứng đợc nhu cầu của khách hàng. Nhờ việc nắm bắt tốt nhu cầu thị trờng thông qua nghiên cứu thị trờng đã góp phần trực tiếp tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ
giá thành sản phẩm. Hơn nữa làm tốt công tác nghiên cứu thị trờng còn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.2 Nâng cao năng suất lao động
Năng suất lao động làm cho số giờ công tiêu hao để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lợng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm. Kết quả của việc nâng cao năng suất lao động làm cho chi phí về tiền lơng của công nhân sản xuất và một số khoản chi phí cố định khác trong giá thành sản phẩm đợc hạ thấp. Nhng sau khi năng suất lao động tăng lên, chi phí tiền lơng trong mỗi đơn vị sản phẩm hạ thấp nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chênh lệch giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền l- ơng bình quân. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch và quản lý quỹ tiền lơng phải quán triệt nguyên tắc: tốc độ tăng năng suất lao động phải vợt quá tốc độ tăng tiền lơng sao cho việc tăng năng suất lao động một phần dùng để tăng thêm tiền lơng, nâng cao mức sống cho công nhân viên chức trong doanh nghiệp, phần khác để tăng thêm lợi nhuận của doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất phát triển.
Muốn không ngừng nâng cao năng suất lao động để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải nhanh chóng đón nhận sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, áp dụng những thành tựu về khoa học và công nghệ mới vào sản xuất. Tổ chức lao động khoa học để tránh lãng phí sức lao động và máy móc thiết bị, động viên sức sáng tạo của con ngời ngày càng cống hiến trí tuệ cho sự giàu có của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý lao động tốt nh: chăm lo công tác bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ văn hóa kỹ thuật cho công nhân viên chức, thực hiện chế độ tiền lơng và tiền thởng hợp lý sẽ tạo khả năng để ngời lao động phát huy sáng kiến, cống hiến sức lực và tài năng của mình để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
3.3 Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao
Nguyên liệu vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, thờng vào khoảng 60% - 70%. Bởi vậy phấn đấu tiết kiệm nguyên liệu vật liệu tiêu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Muốn tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu tiêu hao, doanh nghiệp phải xây dựng định mức tiêu hao tiên tiến và thực hiện để khống chế số lợng tiêu hao, cải tiến kỹ thuật sản xuất và thiết kế sản phẩm nhằm giảm bớt số lợng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm, sử dụng vật liệu thay thế và tận dụng phế liệu phế phẩm, cải tiến công tác mua, bảo quản... để vừa giảm h hỏng kém phẩm chất vừa giảm đợc chi phí mua.
3.4 Tận dụng công suất máy móc thiết bị :
Khi sử dụng phải làm cho các loại máy móc thiết bị sản xuất phát huy hết khả năng hiện có của chúng để sản xuất đợc nhiều hơn, để chi phí khấu hao và một số chi phí cố định khác giảm bớt một cách tơng ứng trong một đơn vị sản phẩm.
Muốn tận dụng công suất máy móc thiết bị phải lập và chấp hành đúng đắn định mức sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thờng xuyên, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động hợp lý, cân đối năng lực sản xuất trong dây chuyền sản xuất, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của thiết bị.
3.5 Giảm bớt những tổn thất trong sản xuất
Những tổn thất trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp là những chi phí về sản phẩm hỏng và chi phí ngừng sản xuất. Các khoản chi phí này không tạo thành giá trị của sản phẩm nhng nếu phát sinh trong sản xuất đều dẫn đến lãng phí về nhân lực, vật lực và giá thành sản phẩm tăng cao. Vì vậy, doanh nghiệp phải cố gắng giảm bớt những tổn thất về mặt này.
Muốn giảm bớt sản phẩm hỏng phải không ngừng nâng cao kỹ thuật sản xuất công nghệ và phơng pháp thao tác, nâng cao ý thức trách nhiệm trong sản xuất, vật liệu và máy móc thiết bị dùng trong sản xuất phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, xây dựng và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra chất lợng sản phẩm ở các công đoạn sản xuất, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất khi xảy ra sản phẩm hỏng.
Muốn giảm bớt tình trạng ngừng sản xuất phải đảm bảo cung cấp nguyên liệu, vật liệu đều đặn, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiểm tra và sửa chữa máy móc thiết bị đúng kế hoạch, tìm cách khắc phục tính chất thời vụ trong sản xuất.
3.6 Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính
Chi phí quản lý hành chính là chi phí cần thiết trong công tác tổ chức quản lý kinh doanh nhất là đối với doanh nghiệp có quy mô lớn. Nội dung của khoản chi phí này bao gồm tiền lơng của cán bộ nhân viên quản lý, chi phí về văn phòng, bu điện, tiếp tân...
Vì vậy muốn tiết kiệm chi phí quản lý hành chính phải chấp hành nghiêm chỉnh dự toán chi về quản lý hành chính. Cần phải căn cứ vào đặc điểm từng khoản và tiêu chuẩn định mức để lập ra dự toán chi phí quản lý trong từng thời kỳ hoạt động. Khi dự toán chi phí đợc lập, các khoản chi phí phục vụ cho đối t- ợng quản lý chi phí nào thì các phòng ban liên quan phải lập và trực tiếp quản lý các khoản chi phí đó, có sự kiểm tra giám đốc của nhà quản lý tài chính. Mặt khác luôn phải cải tiến phơng pháp làm việc để nâng cao hiệu suất công tác quản lý, giảm bớt số lợng nhân viên quản lý. Ngoài ra phấn đấu tăng năng suất lao động để tăng thêm sản lợng cũng là biện pháp quan trọng để giảm bớt chi phí quản lý hành chính.
3.7 Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính doanh nghiệp
Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính doanh nghiệp là biện pháp hữu hiệu để tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính doanh nghiệp biểu hiện ở các mặt chủ yếu sau :
Thứ nhất : Đảm bảo kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp trên cơ sở lựa chọn các phơng thức kinh doanh thích hợp để khai thác, thu hút vốn.
Thứ hai : Đảm bảo việc sử dụng vốn tự có, huy động vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả để hạ thấp chi phí lãi tiền vay, tăng cờng hiệu quả kinh tế và hạ giá thành sản phẩm.
Thứ ba : Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc giám đốc, phân tích, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là việc kiểm tra các chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm bằng cách lập kế hoạch chi phí và kế hoạch giá thành sản phẩm. Sau đó tổ chức thực hiện các kế hoạch đã lập và tiến hành kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch bằng các biện pháp kiểm tra tài chính nh :
− Kiểm tra tài chính đối với các khoản chi phí nguyên vật liệu ở tất cả các khâu mua, vận chuyển, dự trữ, và sử dụng nguyên vật liệu dựa trên các định mức tiêu hao vật t doanh nghiệp đã xác định.
− Kiểm tra tài chính đối với các khoản chi phí tiền lơng trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch tiền lơng.
− Kiểm tra tài chính đối với các khoản chi phí có tính chất tổng hợp nh chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tóm lại, các biện pháp trên chỉ mang tính chất chung cho các doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp khó có thể áp dụng triệt để mà phải tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất thực tế và điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn biện pháp sao cho có hiệu quả nhất, phù hợp với khả năng kinh doanh của mình nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chơng 2
Thực tế tình hình thực hiện quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty
Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội