4. kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4.2. Định h−ớng nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác
Xuất phát từ tình hình sử dụng đất canh tác và dựa trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng, lợi thế về tự nhiên - kinh tế - xã hội của Đông Anh, để phát triển sản xuất nông nghiệp trên đất canh tác phù hợp với tầm chiến l−ợc kinh tế lâu dài nhằm đạt đ−ợc hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có tác động tích cực về mặt xã hội và môi sinh. Sử dụng đất canh tác ở huyện Đông Anh với mục tiêu kinh tế: tăng nhanh hệ số sử dụng đất, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao về nông sản trong và ngoài huyện bằng việc thực hiện các h−ớng sử dụng đất canh tác nh− sau:
* Khai thác triệt để tiềm năng đất canh tác trên cơ sở thâm canh tăng vụ hợp lý
Tận dụng tối đa quỹ ruộng đất ít ỏi hiện có bằng cách tăng vụ một cách hợp lý là yếu tố quyết định mở rộng quy mô sản xuất và tác động tích cực đến nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của huyện. Nhờ các điều kiện thuận lợi và khả năng tăng c−ờng đầu t− phát triển các vùng đất theo quy hoạch tạo ra khả năng tăng vụ và h−ớng khai thác khác nhau phù hợp với từng vùng kinh tế, sinh thái của huyện.
* Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo h−ớng sản xuất hàng hoá
Phát huy những thành tựu đạt đ−ợc trong sử dụng đất canh tác ở huyện, tr−ớc hết là tiếp tục chuyển dịch cơ cấu diện tích cây trồng theo h−ớng sản xuất hàng hoá. Tận dụng có hiệu quả những lợi thế từng vùng đất gắn với việc coi trọng mở rộng diện tích cây trồng đặc sản và cây trồng có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc.
Trong những năm tới, phấn đấu giảm tỷ trọng diện tích cây l−ơng thực, tăng tỷ trọng diện tích rau màu, hoa, cây cảnh…. Sử dụng đất theo h−ớng này
101
yêu cầu giải quyết có hiệu quả các vấn đề: hoàn thiện quy hoạch, phát triển ổn định các vùng sản xuất hàng hoá theo h−ớng tập trung thâm canh cao, bố trí hệ thống luân canh phù hợp với từng vùng và thực hiện các kinh tế tổ chức khác cho hộ nông dân.
* Tiếp tục nâng cao trình độ thâm canh lên một trình độ mới
Nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao tiềm năng đất đai bằng cách tiếp tục đẩy mạnh thâm canh với sự đầu t− thâm canh các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, đặc biệt chú trọng nâng cao chất l−ợng và kỹ thuật sử dụng các yếu tố đó.
Nâng cao trình độ thâm canh ở huyện đặt ra yêu cầu mới đó là: xây dựng hệ thống canh tác tiến bộ với cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản phẩm hợp lý, từ đó bố trí hệ thống cây trồng với mô hình sản xuất phù hợp với từng vùng sinh thái; Tăng c−ờng việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đặc biệt là kỹ thuật sinh học vào sản xuất.
Đồng thời kết hợp sản xuất với tổ chức tiêu thụ sản phẩm, chế biến có hiệu quả. Tăng c−ờng củng cố và xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển và hoàn thiện các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác cả mặt kinh tế - xã hội và môi tr−ờng, h−ớng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả.