Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 78 - 92)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác

* Cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác

Trong điều kiện nền kinh tế thị tr−ờng mở cửa hiện nay, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất l−ợng hoạt động của một doanh nghiệp hay một địa ph−ơng nào đó. Một sản phẩm đ−ợc sản xuất ra có đ−ợc thị tr−ờng chấp nhận hay không, không những thể hiện ở chất l−ợng sản phẩm mà còn thể hiện ở chỗ sản phẩm đ−ợc bán ra ở mức giá nào (Vũ Thị Ph−ơng Thuỵ, 2000) [ 4].

Hiệu quả kinh tế đ−ợc đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu nh−: Giá trị sản xuất, tổng chi phí và giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, hiệu quả đầu t−, giá trị ngày công lao động... Để có đ−ợc những chỉ tiêu này cần phải điều tra, xác định mức đầu t− của từng loại sử dụng đất trên một đơn vị diện tích t−ơng ứng, cụ thể là: Tổng chi phí bao gồm: chi phí vật chất, chi phí lao động và những chi phí khác...

Từ thực tế đó, khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều dựa trên cơ sở giá cả thị tr−ờng tại thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu giá cả mặt hàng đ−ợc tính dựa trên giá cả thị tr−ờng tại địa bàn huyện và các vùng lân cận năm 2006.

Để phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện Đông Anh, chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn 150 phiếu điều tra ở xã Vân Nội 30 phiếu, Tiền Đ−ơng 30 phiếu, Vĩnh Ngọc 40 phiếu, Đồng Hội 25 phiếu và Liên Hà 25 phiếu điều tra. Tổng hợp từ các phiếu điều tra và đi điều tra thực địa, tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo các tiểu vùng nh− sau:

* Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tiểu vùng 1

Tiểu vùng 1 có địa hình chân cao và vàn, có điều kiện phát triển rất tốt, t−ới tiêu thuận tiện. Chính vì vậy, trong sản xuất rất thuận tiện cho việc áp dụng luân canh tăng vụ tạo nên cây trồng trong tiểu vùng này rất phong phú

79

và đa dạng có hiệu quả kinh tế cao, đây là vùng có diện tích chiếm phần lớn tổng diện tích đất canh tác trên toàn huyện. Qua điều tra cho thấy mấy năm trở lại đây nông dân chú trọng đầu t− cho sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất rau sạch, rau an toàn và hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao.

Qua bảng 4.12 cho thấy: nhóm cây l−ơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp , yêu cầu về lao động không cao. Cây ngô cho GTGT thấp nhất là 6778,53 nghìn đồng, nh−ng cây cho hiệu quả kinh tế trên 1 công lao động thấp nhất là khoai lang GTSX/LĐ, GTGT/LĐ lần l−ợt 49,34 và 23,20 nghìn đồng. Đối với cây thực phẩm khoai tây, rau các loại (cà chua, d−a chuột, lơ, cải, đậu xanh, đậu cô ve…) cho hiệu quả kinh tế khá cao, điển hình hiệu quả GTGT/LĐ của rau là 41,47 nghìn đồng nh−ng đầu t− chi phí cũng t−ơng đối cao.

Bảng 4.12 : Hiệu quả kinh tế của các cây trồng tại tiểu vùng 1

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tính trên đơn vị diện tích 1 ha Tính trên 1 công lao đông Cây trồng GTSX CPTG GTGT LĐ(*) GTSX GTGT Lúa xuân 15339,70 6814,09 8525,61 300 51,13 28,41 Lúa mùa 14321,52 6299,46 8022,06 288 49,73 27,85 Ngô 14402,37 7623,85 6778,53 274 52,56 24,74 Khoai lang 18356,23 9725,46 8630,77 372 49,34 23,20 Đậu tơng 12870,00 4798,08 8071,92 285 45,16 28,32 Lạc 14317,92 5289,65 9028,27 265 54,03 34,07 Khoai tây 25499,75 13019,06 12480,69 392 65,05 31,84 Rau các loại 35434,40 16400,04 19034,36 459 77,20 41,47 Hoa, cây cảnh 185473,15 78167,82 107305,33 675 274,78 158,97 Cây ăn quả 85567,73 32410,69 53157,04 612 139,82 86, 86

80

Hoa cây cảnh và cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhất là hoa cây cảnh (hoa đào, hoa mai, quất cảnh, cây sinh thái...) đạt GTSX/ha 185473,15 nghìn đồng, đồng thời đầu t− chi phí ban đầu cũng cao là 78167,82 nghìn đồng/ha đối với hộ nông dân có thu nhập thấp thì khó có thể trồng đ−ợc, hiệu quả GTGT/LĐ là 158,97 nghìn đồng.

Bảng 4.13 : Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của tiểu vùng 1

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tính trên đơn vị diện tích 1 ha Tính trên 1 công lao động Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT LĐ(*) GTSX GTGT 1. LX - LM - K.tây 55160,97 26132,60 29028,37 980 56,29 29,62 2. LX - LM - K.lang 48017,45 22839,00 25178,45 960 50,02 26,23 3. LX - LM - Ngô 44063,59 20737,39 23326,20 862 51,12 27,06 4. LX - LM - Đ.t−ong 42531,22 17911,62 24619,60 873 48,72 28,20 5. LX - LM - Rau 65095,62 29513,58 35582,04 1047 62,17 33,98 6. K.lang - LM - Rau 68112,15 32424,95 35687,20 1119 60,87 31,89 7. LX - Đ.t−ơng - Rau 63644,10 28012,20 35631,90 1044 60,96 34,13 8. Lạc - Rau - Rau 85186,72 39614,16 45572,56 1183 72,01 38,52

9. Rau - Rau - Rau 106303,20 49200,11 57103,09 1377 77,20 41,47

10. LX - LM 29661,22 13113,54 16547,68 588 50,44 28,14

11. Ngô - LM 28723,89 13923,31 14800,59 562 51,11 26,34

12. Lạc xuân - LM 28639,44 11589,11 17050,33 553 51,79 30,83

13. Khoai tây - LM 39821,27 19318,51 20502,75 680 58,56 30,15

14. K.lang - LM 32677,75 16024,92 16652,83 660 49,51 25,23

15. Ngô xuân - Ngô đông 28804,75 15247,70 13557,05 548 52,56 24,74

16. Lạc - Ngô đông 28720,29 12913,50 15806,80 539 53,28 29,33

17. Rau xuân - Rau đông 70868,80 32800,07 38068,73 918 77,20 41,47

18. Hoa cây cảnh 185473,15 78167,82 107305,33 675 274,78 158,97

19. Nhãn, chuối, b−ởi... 85567,73 32410,69 53157,04 612 139,82 86, 86

81

Tiểu vùng 1 có hệ thống trồng trọt đa dạng nhất với 19 kiểu sử dụng đất trong đó một số kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế rất cao nh− kiểu sử dụng đất trồng hoa cây cảnh, cây giống, cây sinh thái và cây ăn quả. GTSX của loại hình sử dụng đất này lớn hơn gấp 3 lần loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu, lúa - 2 màu và lớn hơn loại hình sử dụng đất 2 vụ gần 6 lần. Nh−ng loại hình sử dụng đất nay đòi hỏi mức đầu t− rất lớn, kiến thức, kỹ thuật trồng cao, phải làm thế nào để cây trồng ra hoa, quả đúng thời điểm đặc biệt là vào dịp tết truyền thống. Vậy loại hình sử dụng đất này cũng có rủi ro lớn khi khí hậu, thời tiết không thuận lợi.

Đối với loại hình sử dụng đất 3 vụ thì kiểu sử dụng đất rau xuân - rau hè - rau đông cho GTSX cao nhất là 106303,20 nghìn đồng, sử dụng 1377 công lao động nhiều nhất so với các kiểu sử dụng đất và đạt GTGT/LĐ là 41,47 nghìn đồng, cao hơn gần gấp 1,5 lần các kiểu sử dụng đất 3 vụ khác.

Nhìn chung, trồng cây rau màu có hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa rất nhiều, đặc biệt là với các cây vụ đông có hiệu quả kinh tế cũng nh− giá trị hàng hoá cao nh− các loại rau sạch, chính vì thế cần có các biện pháp để tăng diện tích cây trồng vụ đông của địa ph−ơng trong những năm tới nhằm phát huy tối đa hiệu quả của đất đai.

* Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tiểu vùng 2

Tiểu vùng 2 có diện tích và tỷ lệ diện tích đất canh tác nhỏ nhất so với tiểu vùng 1 và 3, với diện tích là 2129,83 ha, chiếm 41,06 % diện tích toàn tiểu vùng 2. Do phần lớn diện tích đất ở ngoài đê của huyện thuộc vùng này và do điều kiện địa hình hơi thấp cho nên cây trồng chính là cây l−ơng thực nh− lúa, ngô và khoai lang cho hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích không cao nh−ng đảm bảo an toàn l−ơng thực cho nông dân. Loại hình sử dụng đất chính là đất 2 vụ chiếm đa số diện tích canh tác nh−ng vẫn còn loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa vì do điều kiện đất đai và địa hình úng trũng không thâm canh tăng vụ đ−ợc. Với điều kiện thâm canh không thuận lơn làm cho hệ số sử dụng đất ở tiểu vùng này

82

không cao với r = 1,96 lần, thấp nhất so với tiểu vùng khác.

Qua điều tra cho thấy hộ gia đình trong vùng này ngoài thu nhập từ ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi đã góp phần rất lớn trong việc cải thiện đời sống của ng−ời dân, nhất là chăn nuôi bò sữa và chăn nuôi bò thịt cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Mặc dù tiểu vùng 2 cây trồng chủ yếu là cây l−ơng thực nh−ng GTSX, GTGT của cây lúa trên một đơn vị diện tích chỉ đạt 14633,59 nghìn đồng đối với lúa xuân và 14037,97 nghìn đồng đối với lúa mùa, thấp nhất so với các tiểu vùng khác. Nh−ng cây ngô trồng trong vùng này cho hiệu quả cao hơn các tiểu vùng khác, với GTSX/ha đạt 15655,46 nghìn đồng và hiệu quả tính trên một công lao động là 28,58 nghìn đồng cao hơn cây lúa, khoai lang, đậu t−ơng trồng ở cùng tiểu vùng.

Bảng 4.14 : Hiệu quả kinh tế của các cây trồng tại tiểu vùng 2

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tính trên đơn vị diện tích 1 ha Tính trên 1 công lao đông Cây trồng GTSX CPTG GTGT LĐ GTSX GTGT Lúa xuân 14633,59 6373,37 8260,22 312 46,90 26,48 Lúa mùa 14037,97 6268,12 7769,85 298 47,11 26,07 Ngô 15655,46 7481,56 8173,90 286 54,74 28,58 Khoai lang 16285,63 8547,81 7737,82 358 45,49 21,61 Đậu t−ơng 11750,00 4768,08 6981,92 271 43,36 25,76 Lạc 13469,60 5910,21 7559,39 247 54,53 30,60 Khoai tây 24368,66 12875,43 11493,23 397 61,38 28,95 Rau các loại 31925,90 16016,87 15909,03 446 71,58 35,67 Hoa, cây cảnh 161471,64 86138,62 75333,02 655 246,52 115,02

(*) Đơn vị tính LĐ: công quy đổi hoặc ngày - ng−ời

Qua bảng 4.14 cho thấy hoa cây cảnh và rau cũng cho hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất rất cao nếu so với các cây trồng khác nh−ng các

83

cây trồng này không đ−ợc trồng phổ biến vì điều kiện tự nhiên bất thuận lợi và do trình độ, tập quán canh tác của ng−ời dân của tiểu vùng này, mặt khác nông dân trồng nhiều cây l−ơng thực để phục vụ cho mục đích chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của tiểu vùng 2

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tính trên đơn vị diện tích 1 ha Tính trên 1 công lao đông Kiểu sử dụng đất

GTSX CPTG GTGT LĐ(*) GTSX GTGT

1. LX - LM - K.lang 44957,19 21189,30 23767,89 968 46,44 24,55

2 LX - LM - Đ.t−ơng 40421,56 17409,57 23011,99 881 45,88 26,12

3. LX - LM - Rau 60597,46 28658,36 31939,10 1056 57,38 30,25

4. Rau - Đ.t−ơng - Ngô 62706,77 28266,51 34440,26 1003 62,52 34,34

5. LX - LM 28671,56 12641,49 16030,07 610 47,00 26,28

6. Ngô - LM 29693,43 13749,68 15943,75 584 50,84 27,30

7. Lạc xuân - LM 27507,57 12178,33 15329,24 545 50,47 28,13

8. Khoai tây - LM 39821,27 19143,54 20677,72 695 57,30 29,75

9. K.lang - LM 30323,60 14815,93 15507,67 656 46,23 23,64

10. Ngô xuân - Ngô đông 31310,92 14963,12 16347,80 572 54,74 28,58

11. Đ.t−ơng - Ngô 27405,46 12249,64 15155,82 557 49,20 27,21

12. Lạc - Ngô đông 29125,06 13391,77 15733,29 533 54,64 29,52

13. Rau xuân - Rau đông 63851,80 32033,74 31818,06 892 71,58 35,67

14. Lúa chiêm xuân 14633,59 6373,37 8260,22 312 46,90 26,48

15. Hoa cây cảnh 161471,64 86138,62 75333,02 655 246,52 115,01

(*) Đơn vị tính LĐ: công quy đổi hoặc ngày - ng−ời

ở tiểu vùng 2 có 15 kiểu sử dụng đất trong đó kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa cho hiệu quả kinh tế thấp nhất điển hình GTSX/ha, GTGT/ha đạt lần l−ợt 14633,59 nghìn đồng và 8260,22 nghìn đồng. Đối với loại hình sử dụng đất 3 vụ thì kiểu sử dụng đất rau - đậu t−ơng - ngô cho hiệu quả trên 1 công lao động cao nhất, đạt 34,34 nghìn đồng. Nh−ng loại hình sử dụng đất chủ yếu ở

84

vùng này lại là 2 vụ lúa, 2 vụ ngô hoặc lúa - ngô cho GTSX/ha t−ơng đối thấp. Vậy, trong t−ơng lai cần phải tìm giải pháp cụ thể để thay đổi cơ cấu cây trồng làm tăng hiệu quả kinh tế cũng nh− thu nhập của hộ nông dân.

* Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tiểu vùng 3

Tiểu vùng 3 là vùng có tỷ lệ đất trũng nhiều nhất, do đó tỷ lệ trồng cây vụ đông sẽ ít hơn, cây trồng chính là cây lúa cho năng suất trung bình cao hơn các vùng còn lại vì điều kiện đại lý, đất đai phù hợp với cây lúa hơn. Trong 3 vùng, đây là vùng không thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng bằng tiểu vùng 1, do đó giá trị thu đ−ợc trên một đơn vị diện tích đất canh tác của vùng này là thấp hơn 2 vùng còn lại. Trên đất trũng thì các hộ nông dân chủ yếu chỉ sản xuất 2 vụ lúa: Lúa xuân và lúa mùa, đây là công thức luân canh phổ biến nhất của hộ nông dân đang sử dụng.

Bảng 4.16 : Hiệu quả kinh tế của các cây trồng tại tiểu vùng 3

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tính trên đơn vị diện tích 1 ha Tính trên 1 công lao đông Cây trồng GTSX CPTG GTGT LĐ(*) GTSX GTGT Lúa xuân 15163,16 6183,81 8979,35 306 49,55 29,34 Lúa mùa 14305,54 6088,55 8216,98 285 50,19 28,83 Ngô 13926,68 6701,72 7224,96 256 54,40 28,22 Khoai lang 15615,14 7547,81 8067,33 341 45,79 23,66 Đậu t−ơng 13470,00 4598,08 8871,92 295 45,66 30,07 Lạc 15317,92 5489,65 9828,27 273 56,11 36,00 Khoai tây 26171,58 13429,24 12742,34 386 67,80 33,01 Rau các loại 31208,40 15860,87 15347,53 454 68,74 33,81 Cây ăn quả 69524,69 29410,38 40114,31 594 117,04 67,53

Cá 32451,18 12513,76 19937,42 450 72,11 44,31

85

Hiệu quả kinh tế một số cây trồng của vùng 3 đ−ợc thể hiện qua bảng 4.16, cho thấy đối với cây l−ơng thực GTGT/ha không chênh nhau nhiều, trong đó cây ngô chỉ đạt 7224,96 nghìn đồng thấp nhất, nh−ng tính hiệu quả trên công lao động thì khoai lang lại là thấp nhất với GTGT/LĐ là 23,66 nghìn đồng. GTGT/ha, GTGT/LĐ của lúa xuân lần l−ợt đạt 8979,35 và 29,34 nghìn đồng là cao nhất. Trong tiểu vùng này cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất là cây ăn quả đạt GTSX/ha là 69524,69 nghìn đồng nh−ng không phải là cây đ−ợc trồng ở nhiều địa ph−ơng, chỉ trồng ở địa bàn 2 xã Dục Tú và Việt Hùng với tổng diện tích 27,29 ha.

Mô hình nuôi cá trong đồng ruộng cũng cho hiệu quả kinh tế cao đạt GTSX/ha là 32451,18 nghìn đồng với hiệu quả của công lao động là 44,31 nghìn đồng. Nh−ng mô hình này chỉ xuất hiện ở vùng úng trũng không thâm canh đ−ợc ở mùa m−a lũ, vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ đ−ợc môi tr−ờng.

Qua điều tra cho thấy, do đặc điểm về địa hình và đất đai làm cho tiểu vùng 3 không đa dạng về công thức luân canh, cũng nh− hệ thống cây trồng không phong phú và nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao không trồng đ−ợc ở vùng này. Cho nên, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất là rất cần thiết để tìm ra giải pháp nâng cao thu nhập của ng−ời dân.

Diện tích trồng lúa của vùng này lớn nhất so với 2 vùng còn lại, có thể nói tiểu vùng 3 là tiểu vùng sản xuất lúa gạo. Do đó kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa và lúa - màu chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất. Qua bảng 4.17 cho thấy: hiệu quả GTGT/ha của các kiểu sử dụng đất t−ơng đ−ơng nhau ngoại trừ cây ăn quả và mô hình lúa - cá. Kiểu sử dụng đất có GTSX/ha cao nhất là 2 lúa - rau đạt 60677,10 nghìn đồng, nh−ng đòi hỏi đầu t− và sức lao động lớn. Ng−ợc lại loại hình sử dụng đất cho GTSX/ha thấp nhất là lúa một vụ. Nhìn chung loại hình sử dụng đất 3 vụ cho GTSX/ha và GTGT/ha

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 78 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)