Đánh giá hiệu quả về xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2. Đánh giá hiệu quả về xã hội

Hiệu quả xã hội đ−ợc xác định bằng khả năng cung cấp nông sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng, cho công nghiệp chế biến, yêu cầu sử dụng lao động trên một đơn vị diện tích canh tác cũng nh− khả năng giải quyết việc làm của mỗi loại hình sử dụng đất đai. Căn cứ vào yêu cầu sử dụng lao động của các loại hình sử dụng đất ở từng vùng, lãnh thổ để tính toán, cân đối lại lực l−ợng lao động cần thiết trong sản xuất nông nghiệp.

Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội là một chỉ tiêu khó định l−ợng đ−ợc, trong khuân khổ nghiên cứu của đề tài có hạn, cho phép chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu nh− sau:

- Mức thu hút lao động của các kiểu hình sử dụng đất.

- Giá trị ngày công lao động của các các kiểu sử dụng đất.

Việc giải quyết lao động d− thừa trong nông nghiệp ở nông thôn là một vấn đề lớn, đang đ−ợc sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi công nghiệp và dịch vụ ngoại thành ch−a phát triển mạnh để thu hút toàn bộ lao động d− thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo h−ớng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân.

93

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tạo thêm công ăn việc làm cho ng−ời lao động sẽ gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Góp phần thay đổi cơ cấu tiêu dùng trong chế độ ăn uống. Mặt khác, tâm lý và tập quán sản xuất thay đổi từ quảng canh sang thâm canh, từ sản xuất theo kinh nghiệm sang kết hợp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất canh tác thông qua các kiểu sử dụng đất, tiến hành so sánh mức độ đầu t− lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân trên một công lao động quy đổi của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng. Kết quả cho thấy:

Hiệu quả xã hội trên một đơn vị diện tích canh tác huyện Đông Anh tuỳ thuộc vào từng loại hình sử dụng đất ở từng tiểu vùng, mỗi kiểu sử dụng đất của mỗi vùng cho giá trị GTGT/ha và mức thu hút lao động rất khác nhau. Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng lao động trong nhà, ít phải đi thuê lao động. Nhu cầu lao động th−ờng tập trung ở đầu vụ và cuối vụ.

- Trong các loại hình sử dụng đất, loại hình 3 vụ màu sử dụng nhiều lao động nhất, bình quân 1141 công/ha với hiệu quả mỗi công lao động/ha cũng khá cao đạt 37,17 nghìn đồng. Loại hình này tập trung trồng ở tiểu vùng 1 cho hiệu quả GTGT/LĐ cao hơn 2 tiểu vùng còn lại.

- Trên một diện tích đất canh tác của tiểu vùng 1 bình quân hiệu quả kinh tế tính trên 1 công lao động là cao nhất. Trung bình GTGT/LĐ đạt 38,13 nghìn đồng. Trong đó nhóm hoa, cây cảnh và CAQ cho hiệu quả kinh tế rất cao (trung bình là 158,97 nghìn đồng).

- nhìn chung các loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng 2 cho GTGT/LĐ thấp hơn so với tiểu vùng khác. Nh−ng bình quân GTGT/LĐ của các loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng này bằng 34,19 nghìn đồng, cao hơn bình quân GTGT/LĐ ở vùng 3 chỉ đạt 32,98 nghìn đồng.

94

- Loại hình sử dụng đất 2 vụ và 2 lúa - 1màu ở tiểu vùng 3 cho GTGT/LĐ cao nhất, nh−ng sử dụng ít lao động nhất, đặc biệt là kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa. Kiểu sử dụng đất lúa - cá ở vùng này cũng sử dụng ít lao động và cho hiệu quả kinh tế t−ơng đối cao.

- Loại hình sử dụng đất trồng hoa, cây cảnh, cây cảnh sinh thái ở tiểu vùng 1 cho GTGT/LĐ bình quân là 158,79 nghìn đồng, cao nhất so với các loại hình sử dụng đất khác, chỉ sử dụng lao động từ 650 đến 679 công trên một ha. Nh−ng đòi hỏi ng−ời lao động có kỹ thuật cao.

- LUT cây ăn quả cũng cho hiệu quả lao động t−ơng đối cao, bình quân GTGT/ha đạt 77,19 nghìn đồng, loại hình này cũng thu hút khá nhiều lao động khoảng 603 công/ha. Các loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả có thể giúp cho các hộ gia đình có thêm việc làm, tận dụng đ−ợc lao động lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho ng−ời lao động. Các mô hình trồng cây ăn quả của nông hộ không những tạo điều kiện ổn định kinh tế, xã hội và giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn mà còn giúp cho hộ gia đình ổn định đ−ợc cuộc sống tr−ớc những biến động về thị tr−ờng và có thể cải thiện đ−ợc nguồn vốn đầu t− tái sản xuất.

Số liệu chi tiết xin xem thêm trong các bảng từ 4.12 đến 4.19 ở trên. Qua nghiên cứu cho thấy, các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao không chỉ đòi hỏi đầu t− chi phí cao mà còn đỏi hỏi cả về việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và khả năng nhạy bén với thị tr−ờng tiêu thụ của sản phẩm. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ở Đông Anh, với các cây hàng hoá chủ đạo nh− cây l−ơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày nh−: cây cảnh, cây giống, cây ăn quả, hoa, rau,…việc nâng cao trình độ của ng−ời dân là rất cần thiết. Thực tế cho thấy ở huyện có rất nhiều hợp tác xã, mô hình, trang trại sản xuất nông nghiệp giỏi đ−ợc nhiều địa ph−ơng đến học hỏi, nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu về việc sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp. Qua đó phần nào có thể đánh giá trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, hiểu biết về thị tr−ờng của nhân dân trong huyện là t−ơng đối cao.

95

Mặt khác, từ khi sản xuất nông nghiệp phát triển theo h−ớng sản xuất hàng hoá, việc đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp đã thu hút nhiều lao động tham gia. Bởi vì, một mặt các cây trồng hàng hoá đòi hỏi chế độ chăm sóc rất cao, cần đầu t− nhiều lao động. Mặt khác, sản xuất hàng hoá phát triển, yêu cầu về cung ứng vật t− nông nghiệp cũng nh− tiêu bao sản phẩm tăng lên, một bộ phận lao động sẽ chuyển sang hoạt động th−ơng mại và dịch vụ.

Cùng với những kinh nghiệm tích luỹ trong sản xuất và việc mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, kết hợp với giống cây trồng có năng suất cao, chất l−ợng tốt, về cơ bản sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện không những đáp ứng đủ nhu cầu về l−ơng thực, thực phẩm cho đời sống sinh hoạt của nhân dân mà còn đ−ợc bán ra thị tr−ờng lớn trong nội thành. Bên cạnh đó, từng b−ớc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển, thu nhập của ng−ời dân tăng lên sẽ kéo theo đời sống vật chất cũng nh− tinh thần và trình độ dân trí tăng lên. Từ đó tình hình an ninh trật tự cũng đ−ợc đảm bảo ổn định.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)