2. Tổng quan tài liệu
2.2.6. Các nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất
* Các nghiên cứu trên thế giới
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tr−ớc mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.
Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp các n−ớc trên thế giới cũng đã đ−a ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn tr−ớc. Viện nghiên cứu Lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình nghiên cứu ở các n−ớc trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật [42].
Nhà khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế xã hội [42].
35
Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các ph−ơng pháp trồng trọt và chăn nuôi, c−ờng độ lao động, vốn đầu t−, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm (Nguyễn Duy Tính, 1995) [42].
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đ−a ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ tr−ơng “ly nông bất ly h−ơng” (dẫn theo Vũ Thị Ph−ơng Thuỵ) [41], đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới, ngoài hợp đồng cho t− nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn. (FAO, 1990) [52]. Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu t− vào sản suất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Ph−ơng Thuỵ (2000) [41], ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỷ USD, chiếm 28,3% trong tổng thu nhập của nông nghiệp, Canada t−ơng ứng là 5,7 tỷ và 39,1%, Australia 1,7 tỷ và 14,5%, Nhật Bản là 42,3 tỷ và 68,9%, cộng đồng Châu Âu 67,2 tỷ và 40,1%, áo là 1,6 tỷ và 35,3%.
* Các nghiên cứu ở Việt Nam
Những năm qua ở Việt Nam cũng đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp [41], việc nghiên cứu và ứng dụng đ−ợc tập trung vào các vấn đề nh−: lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ
36
kỹ thuật vào sản xuất làm phong phú thêm hệ thống giống về chủng loại và chất l−ợng, thích nghi với các vùng sinh thái, góp phần đáng kể trong việc đ−a năng suất và sản l−ợng nông nghiệp cả n−ớc tăng lên. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả n−ớc phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm D−ơng Ưng (1993) [49], đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 1995) [33].
Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903650 ha, chiếm 44% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt. Đây là trung tâm sản xuất lớn thứ 2 của cả n−ớc (Đỗ Nguyên Hải, 2001) [17], (Nguyễn Duy Tính, 1995) [42], (Vũ Thị Ngọc Trân, 1996) [43], là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định h−ớng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các công trình nh−: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH (Cao Liêm, Đào châu Thu, Trần Thị Tú Ngà, 1990) [27]. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn - tỉnh Hải H−ng (Vũ Thị Bình, 1993) [1]. Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp l−u vực sông Hồng (Đào Thế Tuấn và Pascal Bergret, 1998) [45]. Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH (Quyền Đình Hà, 1993) [15]. Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng (Nguyễn Nh− Hà, 2000) [16]. Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng ĐBSH của Vũ Năng Dũng (1997) [11], cho thấy ở vùng này đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ trên 1 năm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng ven đô, vùng t−ới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn đã đ−ợc bố trí trong các ph−ơng thức luân canh: cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp ...
Vũ Thị Bình, 1996 [2] đánh giá đất đai phục vụ định h−ớng nâng cao hiệu quả sử dụng đất của huyện Gia Lâm vùng Đồng bằng Sông Hồng. Kết
37
quả đánh giá hiện tại và t−ơng lai dựa vào cơ sở dự án cải tạo thủy lợi để xây dựng định h−ớng quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái bền vững và phát triển đa dạng hóa cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3- 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái gần ven đô, t−ới tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyến đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đ−a vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao nh−: hoa, cây thực phẩm cao cấp đạt giá trị sản l−ợng bình quân từ 30 - 35 triệu đồng/ha/năm (Nguyễn Duy Tính, 1995) [42].
Các vùng ven đô Hà Nội nh−: Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm đã có nhiều công thức luân canh mới, các mô hình sử dụng đất canh tác mới cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là ngành trồng hoa cây cảnh, sinh vật cảnh, rau thực phẩm sạch… cho thu nhập rất cao so với các công thức luân canh, các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cũ truyền thống.
Đối với huyện Đông Anh - Hà Nội, Nguyễn Quang Học (2000) [20], đã tiến hành nghiên cứu đánh giá và định h−ớng sử dụng tài nguyên đất, n−- ớc phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Tác giả đã xác định đ−ợc có 8 loại đất và 29 đơn vị đất đai (bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1: 25.000) phân bố trên diện tích đất canh tác nông nghiệp của huyện, trong đó các đơn vị đất đai thuộc vùng đất phù sa sông Hồng đ−ợc bồi hàng năm và đất xám bạc màu chiếm −u thế và phân bố tập trung cho sản xuất, thâm canh tăng vụ để sản xuất hàng hóa. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp gồm có 22 hệ thống cây trồng của 7 loại hình sử dụng đất chính, trong đó tác giả đã lựa chọn loại hình sử dụng 2 lúa - 1 màu, 2 màu - 1 lúa, chuyên rau màu hoặc 2 vụ lúa là loại hình sử dụng có triển vọng phù hợp với điều kiện tự nhiên và cho hiệu quả kinh tế cao. Tác giả còn cho rằng nguồn tài nguyên đất và n−ớc là nguồn tài nguyên quan trọng không thể thiếu đ−ợc trong sản xuất nông nghiệp mà chúng luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.
38
Hà Học Ngô, Nguyễn Quang Học (1999) [31], đã nghiên cứu tài nguyên, môi tr−ờng n−ớc và việc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp vùng Đông Anh. Tác giả cũng đã nghiên cứu về đặc điểm đất bạc màu thuộc hệ thống t−ới ấp và đ−a ra một số biện pháp cải tạo để nâng cao hiệu quả. Định h−ớng xây dựng hệ thống cây trồng dựa trên kết quả đánh giá đất canh tác huyện Đông Anh (Hà Thị Thanh Bình, Nguyễn Quang Học, 2000) [3]. Chế độ ẩm thích hợp của cây lạc vụ xuân trên đất bạc màu Đông Anh (Nguyễn Quang Học, 1994) [19].
Trần Kông Tấu và cộng sự (2004) [36], đã nghiên cứu và đánh giá môi tr−ờng n−ớc của huyện Đông Anh, tác giả đã cảnh báo chất l−ợng n−ớc t−ới ở các kênh thuỷ lợi đều có hàm l−ợng các chỉ tiêu hoá học cao ô nhiễm đến môi tr−ờng và có khả năng làm giảm đến năng suất cây trồng trong vài năm trở lại đây.
Huyện Đông Anh là địa bàn quan trọng cung cấp các loại thực phẩm cho thành phố Hà nội. Tác giả Cheang Hong (2003) [21], nghiên cứu cho biết các loại rau trồng ở Đông Anh nhiễm bẩn các kim loại nặng Pb, Hg ở mức có thể chấp nhận đ−ợc, còn Cd thì v−ợt quá ng−ỡng cho phép cần có biện pháp quản lý. Tác giả còn cho rằng các loại rau trồng tại Đông Anh có mức độ nhiễm bẩn NO3- thấp hơn các loại rau trồng ở vùng ngoại thành Hà Nội khác. 2.3. Tình hình sử dụng đất
2.3.1. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam
Việt Nam là một n−ớc có bình quân diện tích đất trên đầu ng−ời vào hàng thấp nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Địa chính năm 1997 so với 10 n−ớc khu vực Đông Nam á thì Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên đứng hàng thứ 4, nh−ng dân số đứng hàng thứ 2 nên bình quân diện tích đất trên đầu ng−ời đứng hàng thứ 9, chỉ cao hơn Singapore (dẫn theo Đỗ Nguyên Hải, 2001) [17].
39
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam đến năm 2003
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) BQDT trên đầu ng−ời (m2/ng−ời) Tổng diện tích đất tự nhiên 32.931.456 100,00 4.070,5 1. Đất nông nghiệp Trong đó đất canh tác 9.531.831 5.958.406 28,94 18,09 1.178,2 736,5 2. Đất lâm nghiệp có rừng 12.402.248 37,61 1.533,0 3. Đất chuyên dùng 1.699.612 5,16 210,1 460.353 1,39 56,9 81.035 0,24 10,0 4. Đất ở - Đất ở đô thị - Đất ở nông thôn 379. 318 1,15 46,9 5. Đất ch−a sử dụng 8. 867. 412 26,90 1. 096,1
Nguồn:Bộ tài nguyên và môi tr−ờng
Số liệu ở bảng trên cho thấy diện tích đất nông nghiệp toàn quốc là 9.531.831 ha trong đó đất canh tác 5.958.406 ha, chiếm 18,09 % tổng diện tích tự nhiên, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều so với các n−ớc trong khu vực và trên thế giới, ở Philippin là 33%, ấn Độ 52%, Pháp 66%, Bungari 56%, Mỹ 68%. Diện tích đất ch−a sử dụng là 8.867.412 ha, chiếm 26,90% tổng diện tích tự nhiên, điều này cho thấy diện tích đất ch−a sử dụng vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong khi diện tích đất đ−ợc sử dụng trên đầu ng−ời của Việt Nam còn ở mức rất thấp. Vì vậy, cần phải có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác đ−ợc diện tích đất ch−a sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Việt Nam là một n−ớc nông nghiệp với dân số gần 80% sống chủ yếu bằng nghề nông, diện tích đất lại nhỏ và có dân số đông đứng hàng thứ 2 ở khu vực Đông Nam á. Diện tích đất canh tác là 5.958.406 ha, chiếm 18,09% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc trong đó diện tích đất sử dụng để trồng lúa, lúa màu là 4.022.093 ha chiếm tỷ trọng lớn. Qua bảng, diện tích đất canh tác
40
bình quân trên đầu ng−ời chỉ đạt 0,07 ha/ng−ời xếp vào hàng thấp so với các n−ớc trong khu vực và trên thế giới. Để có thể đáp ứng nhu cầu về l−ơng thực, thực phẩm theo kịp tốc độ gia tăng dân số hiện tại và t−ơng lai cần phải có những chiến l−ợc khai thác sử dụng đất hợp lý, triệt để tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Bảng 2.3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2003
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất nông nghiệp 9.531.831 100,00
5.958.406 62,51 1. Đất trồng cây hàng năm:
- Đất ruộng lúa, lúa màu - Đất n−ơng rẫy - Đất trồng cây hàng năm khác 4.022.093 653.188 1.283.125 42,20 6,85 13,46
2. Đất trồng cây lâu năm 2.314.037 24,28
3. Đất v−ờn tạp 622.521 6,53
4. Đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi 42.057 0,44 5. Đất mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản 594.810 6,24
Nguồn: Bộ tài nguyên và môi tr−ờng
2.3.2. Tình hình sử dụng đất canh tác vùng Đồng bằng Sông Hồng
Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) là vùng đất phù sa đ−ợc hình thành do 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, có diện tích 14700 km2, với 936700ha đất nông nghiệp và 818800 ha đất canh tác. Địa hình của vùng khá bằng phẳng hơi nghiêng ra biển theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam, đất đai có hàm l−ợng chất dinh d−ỡng t−ơng đối màu mỡ, nhất là hàm l−ợng mùn trong đất thuộc vào loại khá. Do vậy, đồng bằng Sông Hồng là vùng sản xuất nông nghiệp lớn thứ 2 của cả n−ớc, có vai trò cung l−ơng thực, thực phẩm và đảm bảo an ninh l−ơng thực của đất n−ớc.
41
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất một số cây trồng chính năm 2004 ở Việt Nam
( Đơn vị : Nghìn ha, tạ/ha )
Cây trồng Cả n−ớc ĐBSH Hà Nội 1. Lúa - Diện tích - Năng suất 2. Ngô - Diện tích - Năng suất 3. Khoai lang - Diện tích -Năng suất 4. Đậu t−ơng - Diện tích - Năng suất 5. Lạc - Diện tích - Năng suất 2978,6 48,2 990,4 34,9 203,6 75,4 182,5 13,3 258,7 17,4 578,2 57,8 84,0 40,9 40,5 89,1 48,7 16,5 33,6 22,5 22,4 42,4 8,6 31,4 2,9 66,9 1,9 11,6 3,9 13,1
Qua bảng 2.4 cho thấy, phần lớn diện tích trồng lúa là chính với diện tích 2.978.600 ha, và năng suất ở vùng Đồng bằng sông Hồng là 57,8 tạ/ha cao nhất trên cả n−ớc nh−ng năng suất ở Hà Nội là 42,4tạ/ha thấp nhất trong vùng ĐBSH. Ngoài ra, năng suất của các loại cây trồng chính ở Hà Nội cũng t−ơng đối thấp so với các tỉnh nằm trong vùng ĐBSH mặc dù Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, công nghệ và khoa học kỹ thuật của cả n−ớc. Từ đó có thể khẳng định, hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội cũng nh− vùng ngoại thành t−ơng đối thấp không phải do khoa học công nghệ hoặc vốn đầu t− mà là do điều kiện đất đai .Do vậy, cần có biện pháp cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc chuyển mục đích sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
42
3. Đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu nghiên cứu
3.1. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối t−ợng nghiên cứu
+ Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất canh tác. Đối t−ợng trực tiếp là hiệu quả sử dụng đất canh tác trong hộ nông dân của huyện Đông Anh bằng cách điều tra để từ đó suy rộng ra tổng thể.
+ Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng đất canh tác và sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội.
+ Các loại hình sử dụng đất canh tác chủ yếu tại địa ph−ơng.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đề tài đ−ợc thực hiện trên huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội, với 5 xã đại diện nh−: Vân Nội, Tiền D−ơng, Vĩnh Ngọc, Đồng Hội và Liên Hà, là xã có các loại hình sử dụng đất canh tác phổ biến.
+ Về thời gian: Số liệu thống kê phục vụ nghiên cứu đề tài đ−ợc thu thập từ năm 2001 - 2005 về đất đai, kinh tế xã hội của huyện. Số liệu điều tra nông hộ, giá cả sản phẩm ở năm 2006.
3.2. Nội dung nghiên cứu