Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 48 - 55)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lí

Đông Anh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm ở 230 03/ - 23014/ độ vĩ Bắc, 105045/ - 105055/ độ kinh Đông, phía Bắc, Đông Bắc giáp huyện Sóc Sơn và huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), phía Đông giáp huyện Gia Lâm, phía Tây giáp huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), phía Nam giáp sông Hồng (huyện Từ Liêm và quận Tây Hồ). Đông Anh là huyện ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía Đông - Bắc thủ đô, có hệ thống sông Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của huyện với nội thành.

Trên địa bàn huyện có tuyến đ−ờng sắt chạy qua: tuyến Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Yên Bái, có quốc lộ số 3 và đ−ờng cao tốc Thăng Long - Nội Bài đi cảng hàng không quốc tế Nội Bài chạy qua huyện với chiều dài 7,5 km. Vậy có thể thấy, hệ thống giao thông thông suốt đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc giao l−u giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ giao l−u quốc tế của đất n−ớc, ngoài ra là tiền đề cho viếc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa ph−ơng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng.

4.1.1.2 Địa hình

Nhìn chung địa hình của Đông Anh t−ơng đối bằng phẳng, có h−ớng thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có điểm cao nhất 13,7 m (đồi gò

49

Chùa xã Bắc Hồng) và điểm thấp nhất 4,3 m (đồng Phong Châu xã Liên Hà). Theo độ cao, địa hình ở Đông Anh đ−ợc chia thành 5 vùng có diện tích khác nhau thể hiện số liệu qua bảng 4.1 Đặc điểm chủ yếu của các vùng địa hình về mặt sản xuất nông nghiệp (dẫn theo Nguyễn Quang Học, 2000) [20] là:

+ Vùng ngoài bãi đ−ợc ngăn cách bởi đê sông Hồng, sông Đuống và sông Cà Lồ, có độ cao địa hình từ 6,0 m đến 10,3 m, diện tích 1263,0 ha chiếm 6,9% diện tích tự nhiên của huyện. Vùng này chịu ảnh h−ởng của chế độ thuỷ văn các sông, vào mùa m−a lũ khi n−ớc sông lên cao làm ngập lụt toàn bộ diện tích đất.

+ Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 11,0 m đến 13,7 m, diện tích 659,0 ha chiếm 3,6% diện tích tự nhiên, đây là vùng đất cao nhất của Đông Anh, phân bố ở xã: Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Cổ Loa. Vùng địa hình này th−ờng gặp hạn vào mùa khô, việc cung cấp n−ớc t−ới gặp khó khăn do phải bơm 3 cấp mới có n−ớc.

Bảng 4.1: Diện tích đất phân theo địa hình của Đông Anh

Địa hình Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Vùng ngoài đê độ cao 6,0 m -12,0 m 1263,00 6,9 2. Vùng trong đê độ cao 11,0 m - 13,5 m 659,00 3,6 3. Vùng trong đê độ cao 8,0 m - 11,0 m 4709,00 25,9 4. Vùng trong đê độ cao 6,0 m - 8,0 m 3786,00 20,8 5. Vùng trong đê độ cao 4,3 m - 6,0 m 5934,16 32,6

6. Sông, hồ, đầm 1850,69 10,2

Tổng cộng 18201,85 100,0

( Dẫn theo Nguyễn Quang Học, 2000 )[20]

+ Vùng trong đê địa hình có độ cao từ 8,0 m – 11,0 m, đ−ợc phân bố phía Tây Bắc và trung tâm huyện, bao gồm các xã: Bắc Hồng, Nam Hồng, Vân Nội, Tiên D−ơng, Nguyên Khê, Uy Nỗ, Cổ Loa và Xuân Nộn, diện tích 4709,0 ha chiếm 25,9% tổng diện tích tự nhiên. Đây là vùng địa hình cao thứ

50

hai của huyện, có đặc điểm không bị ngập úng vào mùa m−a, còn trong mùa khô phải bơm 2 cấp mới có n−ớc t−ới cho đồng ruộng.

+ Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 6,0 m – 8,0 m, diện tích 3786,0 ha chiếm 20,8 % diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Nam huyện, gồm các xã: Kim Chung, Kim Nỗ, Đại Mạch, Võng La, Hải Bối và Vĩnh Ngọc, vùng này có đặc điểm là cung cấp n−ớc t−ới qua trạm bơm cấp một.

+ Vùng trong đê có độ cao địa hình 4,3 m – 6,0 m, diện tích 5934,16 ha chiếm 32,6 % diện tích tự nhiên, phân bố nằm ở phía Đông và Đông Nam của huyện, gồm các xã: Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà và Thuỵ Lâm. Vùng này đ−ợc coi là thấp nhất trong huyện, về mùa m−a chân đất trũng hay bị ngập úng.

Đặc điểm địa hình của huyện là một yếu tố cần đ−ợc chú ý khi xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ph−ơng h−ớng chuyên canh sản xuất. Vùng đất cao nên tập trung cây ăn quả, vùng đất vàn trồng rau, hoa, cây công nghiệp, vùng đất trũng cần cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản.

4.1.1.3 Nguồn nớc, thuỷ văn sông ngòi

Chế độ thuỷ văn tác động đến điều kiện úng, hạn của huyện Đông Anh. Hệ thống đê các con sông này chia đất đai của Đông Anh thành hai vùng: vùng đất trong đê và ngoài đê, có 12 xã hành chính trong huyện (chiếm 50%) trong huyện vừa có đất trong đê vừa có đất ngoài đê. Vào mùa lũ các tuyến đê sông Hồng và sông Đuống có tác dụng bảo vệ ngăn lũ không cho n−ớc tràn vào trong đồng, còn với sông Cà Lồ ít bị đe doạ bởi lũ hơn.

Sông Hồng chảy dọc ranh giới huyện từ xã Đại Mạch đến xã Xuân Canh theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam, có chiều dài 16 km là ranh giới giữa Đông Anh với quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm. Trong mùa lũ thủy chế của sông Hồng rất thất th−ờng, mực n−ớc có khi lên tới 11,5 m, làm ngập lụt toàn bộ diện tích ngoài bãi, dễ gây úng ngập cục bộ vùng đất trong đồng, ảnh h−ởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong huyện. Đây

51

là con sông có ý nghĩa quan trọng với vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và với Đông Anh nói riêng.

Sông Đuống bắt nhánh từ sông Hồng, chảy theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam, giáp ranh giữa huyện Đông Anh và huyện Gia lâm, đoạn chảy qua địa bàn huyện có chiều dài 5 km từ xã Xuân Canh đến xã Mai Lâm. Cũng giống nh− sông Hồng, vào mùa lũ n−ớc sông Đuống dâng cao làm ngập lụt khu vực ngoài đê và gây ảnh h−ởng úng ngập trong đồng, gây tác hại lớn tới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Vậy cần chú ý đến tình trạng đê điều.

Cả hai con sông này là nguồn cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và tạo thành dải đất phù sa đ−ợc bồi đắp hàng năm khá lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trồng cây ngắn ngày.

Sông Cà Lồ nằm phía Bắc huyện là ranh giới giữa Đông Anh với Sóc Sơn, sông chảy theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam, có chiều dài khoảng 9 km, có l−u l−ợng n−ớc không lớn và ổn định hơn, là nguồn cung cấp n−ớc t−ới cho các xã phía Bắc và phía Đông của huyện. Vào mùa m−a có những năm mực n−ớc lên cao làm ngập lụt đất bãi, ảnh h−ởng tới sản xuất nông ngiệp và đời sống nhân dân vùng phía Bắc huyện.

Sông Thiếp là sông nội huyện, bắt nguồn từ xã Tiền Phong (Mê linh, Vĩnh Phúc) chảy về địa phận Đông Anh qua 10 xã và đổ ra sông Ngũ Huyện Khê. Ngoài hệ thống sông, Đông Anh còn có đầm Vân Trì là một đầm lớn chảy dọc giữa huyện theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra kênh Long Tửu, có diện tích 130 ha, mực n−ớc trung bình là 6 m, có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà, cung cấp n−ớc và tiêu n−ớc cho các xã nằm ở giữa huyện.

Tuy vậy hàng năm bắt đầu từ tháng 7 hoặc tháng 8 khi có m−a to, lũ về phần lớn diện tích đất nằm ngoài đê bị ngập lụt, có những năm lũ lớn, ngập lụt sâu toàn bộ diện tích ngoài bãi gây thiệt hại nhiều cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con ng−ời. Do ảnh h−ởng của lũ lụt, khi mực n−ớc sông lên cao kết hợp với m−a đã gây khó khăn cho việc tiêu n−ớc trong đồng của vùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

52

trũng. Trong các tháng này n−ớc sông có thể tự chảy qua cống cung cấp n−ớc t−ới phù sa cho đồng ruộng để cải tạo đất. Ng−ợc lại, trong mùa khô mực n−ớc các sông hạ thấp hơn so với độ cao mặt ruộng phải dùng hệ thống trạm bơm để cung cấp n−ớc t−ới cho đồng ruộng.

Ngoài những nguồn n−ớc trên mặt đất, Đông Anh có tầng chứa n−ớc với l−u l−ợng lớn. N−ớc ngầm có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp n−ớc cho sản xuất và đời sống nhân dân. Nguồn n−ớc ngầm này luôn đ−ợc bổ sung, cung cấp từ nguồn n−ớc giầu có của sông Hồng.

4.1.1.4 Khí hậu thời tiết

Đông Anh có cùng chung chế độ khí hậu thời tiết của thành phố Hà Nội, điển hình là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ có gió mùa Đông Nam, khí hậu ẩm −ớt, m−a nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu có gió mùa Đông Bắc, thời tiết là khô - lạnh và ít m−a, nh−ng cuối mùa lại m−a phùn, ẩm −ớt. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đông Anh có bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông.

Điều kiện khí hậu vùng Đông Anh xem trong phụ lục 2, 3 kết quả cho thấy: Đông Anh có nền nhiệt độ cao và m−a nhiều. Nhiệt độ bình quân qua các năm không thay đổi nhiều và ở năm 2005 nhiệt độ trung bình trong năm là 24,20C, tổng nhiệt độ qua các năm từ 8.000 - 9.0000C.

Nhiệt độ trung bình cao nhất ở tháng 6 là 30,30C và nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng 16,20C ở tháng 1, các tháng mùa hè có nền nhiệt độ bình quân từ 23,80C tới 29,10C. Các tháng mùa đông lạnh , qua các năm nhiệt độ bình quân các tháng 12, 1, 2 th−ờng d−ới 200C và tháng 1 lạnh nhất bình quân 16,20C. Theo Đào Thế Tuấn thì vùng này có thể trồng đ−ợc 2 vụ cây −a nóng và một vụ cây −a lạnh (dẫn theo Đỗ Thị Tám, 2001) [35].

M−a là nguồn cung cấp n−ớc chủ yếu cho hoạt động sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện. L−ợng m−a trung bình năm 2005 là 1764,3 mm, mùa m−a tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 với l−ợng m−a là 1520,5 mm chiếm

53

86,18 % l−ợng m−a cả năm. Tháng có l−ợng m−a trung bình cao nhất là tháng 8 và tháng 9 (trên 300mm). Do l−ợng m−a vào các tháng này rất lớn nên nhiều diện tích đất trong đê ở chân ruộng thấp, trũng bị ảnh h−ởng nặng. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau với tổng l−ợng m−a là 243,8 mm, chiếm 13,82% l−ợng m−a cả năm. Tháng có l−ợng m−a trung bình thấp nhất là tháng 1 (11,4 mm).

Độ ẩm t−ơng đối bình quân 79%, tháng 2, 3, 4 và 8 th−ờng có độ ẩm cao hơn 80%, tháng 12 có độ ẩm trung bình thấp nhất là 69%. Tổng số giờ nắng cả năm là 1285,2 giờ, trong đó số giờ nắng trung bình ở tháng 12, 1, 2, 3, 4 là thấp. Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 2 (21,2 giờ). Tháng có số giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 5 (190,9 giờ).

Nhìn chung, thời tiết Đông Anh thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: l−ơng thực, hoa, cây ăn quả, rau màu. Những đợt dông, bão của mùa hè và gió mùa Đông bắc của mùa đông cũng gây những trở ngại nhất định cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân.

4.1.1.5 Đặc điểm đất

ở Đông Anh đất đai đ−ợc hình thành trên nền phù sa cổ và phù sa đ−ợc bồi đắp hàng năm của hệ thống sông Hồng. Huyện Đông Anh đ−ợc xếp vào tiểu vùng đất bạc mầu trong khu vực Đồng bằng sông Hồng [27], [20]. Kết quả điều tra cho thấy, phân loại đất Đông Anh đ−ợc chia thành 8 loại đất:

- Đất phù sa sông Hồng đ−ợc bồi đắp hàng năm (Phb): Đất đ−ợc phân bố ở ven đê sông Hồng và sông Đuống thuộc các xã: Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Tầm Xá, Xuân Canh, Đông Hội và Mai Lâm. Hàng năm khi mùa m−a đến mực n−ớc sông dâng cao, hầu hết các vùng đất này đều ngập. Sau khi n−ớc rút đi thì để lại một l−ợng phù sa đáng kể. Loại đất này có diện tích 956,07 ha, chiếm 8,98% diện tích điều tra. Đặc điểm của đất này có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, đất ít chua, hàm l−ợng mùn và chất dinh d−ỡng từ trung bình đến giầu, kết cấu tơi xốp giữ n−ớc, giữ phân tốt.

54

- Đất phù sa sông Hồng ít đ−ợc bồi đắp hàng năm (Ph

ib): Đất có diện tích 477,22 ha, chiếm 4,48% diện tích, phân bố tập trung ở ven đê sông Cà Lồ nằm ở các xã: Xuân Nộn, Bắc Hồng, Nguyên Khê và Thuỵ Lâm và một số ít đất bãi ven sông Hồng thuộc xã Tầm Xá. Đặc điểm chung của đất này là có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, đất ít chua, hàm l−ợng mùn và chất dinh d−ỡng t−ơng đối cao, kết cấu tơi xốp giữ n−ớc, giữ phân tốt.

- Đất phù sa sông Hồng không đ−ợc bồi đắp hàng năm, không lây, không loang lổ (Ph ): Đất có diện tích 1774,07 ha chiếm 16,66% diện tích đất, phân bố ở trong đê thuộc các xã: Đại Mạch, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, Cổ Loa, Dục Tú và Thuỵ Lâm, đ−ợc phát triển trên đất phù sa cổ và phù sa cũ. Đặc điểm của loại đất này là tầng canh tác trung bình, có thành phần cơ giới trung bình và nhẹ, hàm l−ợng dinh d−ỡng khá đến trung bình. Loại đất này phù hợp cho việc trồng cây hoa mầu, cây công nghiệp ngắn ngày, rau các loại, cây ăn quả, cây cảnh…

- Đất phù sa sông Hồng không đ−ợc bồi đắp hàng năm, có tầng loang lổ (Ph l): Đất có diện tích là 1849,92 ha , chiếm khoảng 17,38%, đất chịu ảnh h−ởng của canh tác không hợp lí do thiếu n−ớc t−ới dẫn đến đất bị biến đổi xuất hiện tầng loang lổ đỏ vàng. Loại đất này phân bố ở các xã: Kim Chung, Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc, Đông Hội, Tiên D−ơng, Liên Hà và Thuỵ Lâm. Đất có độ dày tầng đất trung bình, phân bố trên địa hình cao, vàn cao... đất có hàm l−ợng chất dinh d−ỡng trung bình.

- Đất phù sa sông Hồng không đ−ợc bồi đắp hàng năm có tầng lây (Ph g): Loại đất này có 1351,22 ha chiếm 12,69%, phân bố ở địa hình vàn và vàn thấp, loại đất này tập trung ở các xã: Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Xuân Canh, Đông Hội, Dục Tú, Liên Hà, Vân Hà, Thuỵ Lâm, Tiên D−ơng, Kim Nỗ và Vân Nội. Loại đất bị biến đổi do trồng lúa n−ớc, đất chua, các chất dinh d−ỡng trung bình đến nghèo. Đất này hạn chế đến năng suất lúa do đất chua nghèo lân.

55

- Đất phù sa sông Hồng không đ−ợc bồi đắp hàng năm úng n−ớc (Ph n): Đất có diện tích 594,00 ha chiếm 5,58% diện tích đất, phân bố ở địa hình trũng và thuộc các xã: Cổ Loa, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú và Thuỵ Lâm. Đất bị biến đổi do thời gian bị ngập lâu, đất chua đến rất chua. Vùng đất này cần có h−ớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng để tránh rủi ro do ngập úng.

- Đất xám bạc màu (B): Đây là loại đất có diện tích lớn nhất trong tổng số các loại đất của huyện Đông Anh, diện tích 3261,33 ha, chiếm 30,63% diện tích đất. Đất này đ−ợc phân bố ở các xã: Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Vân Nội, Uy Nỗ, Tiên D−ơng, Xuân Nộn, Cổ Loa và Xuân Canh. Loại đất này phát triển trên đất phù sa cổ và phù sa cũ. Đất xám bạc màu ở Đông Anh có đặc điểm là tầng canh tác mỏng, có màu xám trắng, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, giữ phân, giữ n−ớc kém. Về tính chất nông hoá thổ nh−ỡng thì đây là loại đất xấu, chất hữu cơ trên tầng mặt rất ít, đất chua, hàm l−ợng các chất tổng số nghèo, khả năng hấp thụ kém. Loại đất này nghèo chất dinh d−ỡng nên phải đ−ợc bón phân và t−ới n−ớc nhiều hơn so với các loại đất khác có năng suất cao.

- Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ (F): Đất này có diện tích

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 48 - 55)