Quan điểm sử dụng

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu định hướng sử dụng đất cát ven biển huyên thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 71)

4. Thực trạng và định h−ớng sử dụng đất cát ven biển

4.3.1. Quan điểm sử dụng

- Sử dụng đất trong bối cảnh phát triển nông nghiệp hàng hoá gắn với thị tr−ờng và h−ớng tới xuất khẩu

+ Việt Nam trong giai đoạn chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị tr−ờng. Riêng ngành nông nghiệp đang tích cực thực hiện Nghị quyết 05 (Khoá IX của Trung −ơng Đảng) và Nghị quyết 09 của Chính phủ về đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

+ Tuy đời sống ở Thạch Hà còn khó khăn nh−ng trong bối cảnh hiện nay cũng đã xuất hiện những cơ hội phát triển nh−: có vị trí khá thuận lợi cho giao l−u kinh tế; đất đai phù hợp cho một số cây hàng hoá có giá trị mà hiện nay trên thị tr−ờng −a chuộng; vung ven biển có lợi thế để nuôi trồng thuỷ sản.

- Lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế cao là tiêu chí hàng đầu cho lựa chọn loại hình sử dụng đất cát biển

+ Phải cân nhắc lựa chọn trồng cây gì nuôi con gì để đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với hoàn cảnh của vùng, cũng nh− ng−ời sản xuất (hộ nông dân, các đơn vị kinh tế).

+ Hiệu quả ở đây phải xét trên nhiều góc độ, ngoài các chỉ tiêu phân tích về hiệu quả đã trình bày của Luận văn, cần chú ý một số điểm chính nh− sau:

* Vùng ven biển dân còn nghèo, ít vốn nên khi khi đề ra định h−ớng phát triển cần xét tính khả thi về vốn đầu t− của hộ nông dân.

* Khi sản xuất hàng hoáhải tạo cho nông dân cơ hội tiếp cân thông tin thị tr−ờng, tránh tình trạng phát triển tự phát ồ ạt.

* Vùng đất cát ven biển Thạch Hà phải tính đến chiến l−ợc chuyển đổi mạnh đất lúa sang trồng cây CNNN có hiệu quả kinh tế cao.

- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất l−ợng, hạ giá thành sản phẩm

Đây là h−ớng chuyển đổi quan trọng hiện nay khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trên đ−ờng hội nhập khu vực và thế giới. Sản xuất nông nghiệp phải theo h−ớng tăng năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất l−ợng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng trong n−ớc cũng nh− n−ớc ngoài. áp dụng TBKT là con đ−ờng ngắn nhất, hiệu quả nhất để đạt đ−ợc những tiêu chí vừa nêu.

- Các biện pháp canh tác phải phù hợp trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt

Điều kiện khí hậu, thời tiết miềnTrung đặc biệt khắc nghiệt, nhất là vùng cát ven biển, do đó trong sản xuất phải đặc biệt chú ý tuyển chọn những loại cây trồng, giống cây trồng chịu đ−ợc nóng và khô hạn.

- Khai thác sử dụng gắn với cải tạo theo h−ớng bền vững môi tr−ờng tài nguyên ven biển

Để phát huy đ−ợc tiềm năng của đất CVB, trong quá trình khai thác sử dụng chú ý những yếu tố cơ bản sau:

+ Phải bảo đảm đủ ẩm cho đất để cây trồng phát triển.

+ Cải tạo môi tr−ờng vùng cát bằng phủ xanh đất trống, đặc biệt đối với những vùng cồn cát, bãi cát để chống hiện t−ợng hoang mạc hoá làm mất đất canh tác.

+ Không đ−ợc quá lạm dụng đất CVB trong nuôi trồng thuỷ sản dẫn đến mất cân bằng n−ớc (trong nông nghiệp cũng nh− ngành kinh tế khác), ô nhiễm môi tr−ờng.

4.3.2. Một số dự báo làm căn cứ để định hớng sử dụng đất cát ven biển

- Dự báo sử dụng đất của huyện Thạch Hà đến 2010: đây là ph−ơng án quy hoạch đất tổng quát nhằm phân bổ đất đai cho các ngành trên địa bàn huyện Thạch Hà đã đ−ợc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa ph−ơng.

Bảng 22. Quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Hà đến 2010

Đơn vị: ha Loại đất 2002 2005 2010 S.S 10/02 Tỷ lệ(%) Tổng DTTN 42500 42500 42500 0 0 1. Đất nông nghiệp 16731 17170 18139 1408 8,4 2. Đất LN 4750 5736 7833 3083 64,9 3. Đất chuyên dùng 4816 5157 5649 833 17,2 4. Đất ở 933 1012 1081 148 15,8 5. Đất CSD 15267 13422 9795 -5472 -35,8 Nguồn: Sở Địa chính tỉnh Hà Tĩnh [25] Ghi chú: tăng (+); giảm (-)

+ Đến năm 2010 đất nông nghiệp của huyện Thạch Hà tăng 1408 ha (8,4 % ) chủ yếu là khai thác mặt n−ớc hoang hoá ở các xã ven biển và đất trống các xã gò đồi phía Tây.

+ Đất lâm nghiệp tăng 3083 ha là do phát triển trồng rừng phòng hộ trên cồn cát.

+ Đất chuyên dùng trên địa bàn toàn huyện tăng 833 ha, trong đó tập trung chính vào cải thiện thuỷ lợi và đ−ờng giao thông nông thôn.

- Dự báo dân số và nhu cầu một số mặt hàng nông sản thiết yếu

+ Dự báo dân số: đến năm 2005 huyện Thạch Hà khoảng 202,6 nghìn ng−ời và đến 2010 con số này là 210,3 nghìn ng−ời. Tốc độ tăng dân số bình quân cho cả giai đoạn 2002-2010 khoảng 0,75 %/năm, riêng các xã vùng CVB tốc độ tăng dân số 0,8%.

Bảng 23. Dự báo dân số huyện Thạch Hà đến năm 2010

Đơn vị: ng−ời

Hiện trạng Dự kiến quy mô dân số Đơn vị hành chính 2002 2005 2010 Tăng b.q (%/năm) 1.Toàn huyện 198.122 202.613 210.326 0,75 2. Vùng đất cát ven biển 97.099 99.448 103.394 0,80

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Hà [25]

Những cân đối cơ bản về nhu cầu tiêu dùng l−ơng thực, thực phẩm thiết yếu thể hiện ở bảng 24. Nh− vậy, phần lớn các sản phẩm nông nghiệp đ−ợc tiêu thụ nội vùng, nhất là l−ơng thực. Riêng các sản phẩm lạc, vừng, thuỷ sản, thịt lợn sẽ đ−ợc tiêu thụ ngoại vùng và xuất khẩu.

Bảng 24. Dự báo nhu cầu l−ơng thực, thực phẩm đến năm 2010 vùng ven biển Thạch Hà

Đơn vị tính: tấn

Ghi chú (1): Theo bảng tiêu chuẩn cân đối l−ơng thực, thực phẩm của Bộ NN&PTNT

Hạng mục Năm 2005 Năm 2010 Bảng cân đối (1)

(g/ng−ời/ngày)

1. Gạo cho ng−ời 17350,69 18039,15 478

2 Củ 1161,55 1207,64 32

3. Đ−ờng 1451,94 1509,55 40

4. Đậu đỗ 290,39 301,91 8

5. Rau xanh các loại 7078,21 7359,07 195

Trái cây 4609,91 4792,83 127

7.Thịt 2177,91 2264,33 60

8. Cá, hải sản 1125,25 1169,90 51

9. Sữa, và trứng 1851,22 1924,68 31

+ Một số dự báo thị tr−ờng tiêu thụ nông sản trong n−ớc và thế giới

* Thị tr−ờng trong n−ớc: Các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng nh− lúa, lạc, vừng, thịt lợn, hàng thủy hải sản dùng cho xuất khẩu, hiện nay nguồn cung ch−a đáp ứng đủ cầu. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để vùng ven biển đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất các mặt hàng mang tính đặc sản của địa ph−ơng.

* Thị tr−ờng ngoài n−ớc: Thị tr−ờng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của n−ớc ta không ngừng đ−ợc củng cố mở rộng và đi vào phát triển cả theo chiều sâu. Chúng ta đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA, ký kết hiệp định th−ơng mại song ph−ơng Việt Nam-Hoa Kỳ và đang trên lộ trình đàm phán gia nhập Tổ chức th−ơng mại thế giới (WTO) trong thời gian ngắn nhất (2005-2006). Đó là các nhân tố thuận lợi chung cho xuất khẩu hàng hoá của Thạch Hà. Sau đây đi sâu phân tích một số thị tr−ờng mục tiêu:

Thị tr−ờng Mỹ: đây là thị tr−ờng đầy tiềm năng, nh−ng cũng không ít rào cản th−ơng mại. Hiện nay Mỹ là n−ớc nhập khẩu lớn nhất hàng thủy sản của Việt Nam.

Thị tr−ờng Nhật Bản: là thị tr−ờng lớn thứ hai sau Mỹ về nhập hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam. Những sản phẩm truyền thống của vùng xuất sang thị tr−ờng này là vừng, lạc, tôm.

Thị tr−ờng Trung Quốc: Là thị tr−ờng nhiều tiềm năng, có nhu cầu lớn về nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của n−ớc ta. Tuy vậy, phần nhiều hàng nông sản của ta xuất sang Trung Quốc qua đ−ờng tiểu ngạch, khi gặp rủi ro các chủ hàng của ta chịu thất thiệt nhiều nhất.

Thị tr−ờng Lào: Tuy với dân số chỉ hơn 5 triệu dân, nh−ng Lào là thị tr−ờng chứa đựng nhiều tiềm năng cho xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Hà Tĩnh. Thị tr−ờng Lào có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nh− lạc nhân, hoa quả (cam, chanh, b−ởi,...), rau xanh (cà chua, bắp cải, su hào, cải xanh,...), rau gia vị (hành, tỏi, ớt quả,...). Với lợi thế có của khẩu quốc tế Cầu Treo, giao thông thuận tiện, cự ly gần, nếu tổ chức sản xuất tốt các mặt hàng trên, thì việc xuất khẩu sang thị tr−ờng Lào sẽ có tính cạnh tranh cao, đồng thời Lào còn là trung chuyển hàng hoá nông sản sang Thái Lan, Căm-Pu-Chia, Myanmar, Vân Nam Trung Quốc thuộc hành lang Đông - Tây của tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).

+ Dự báo về phát triển và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới

Với đà phát triển khoa học kỹ thuật nh− hiện nay, ng−ời nông dân cũng nh− những nhà sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nói chung có thể thừa h−ởng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới từ trong n−ớc và thế giới.

* Công nghệ sinh học: trong trồng trọt sẽ đ−ợc −u tiên áp dụng nh− các giống lúa thuần, lúa lai nhập nội hoặc lai tạo trong n−ớc, giống lạc mới năng suất cao nh− L12,16, 17,18, các giống khoai tây sạch bệnh cao sản của Hà Lan, Trung Quốc, giống khoai lang Nhật Bản cho năng suất tới 20 tấn (đã xây dựng mô hình ở đất cát biển miền Trung), các giống cây ăn quả chất l−ợng cao sạch bệnh, công nghệ trồng lạc phủ ni lông... sẽ đ−ợc áp dụng rộng rãi trong vùng. Đó là động lực to lớn tạo ra hiệu quả cao trong sản xuất trồng trọt.

Trong chăn nuôi, ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp sẽ phổ biến, giống con lai nh− lợn h−ớng nạc, bò lai Sind lấy thịt, vịt siêu thịth, siêu trứng, ngan ngoại nhập sẽ áp dụng trên quy mô lớn.

Trong nuôi trồng thuỷ sản sẽ h−ớng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất áp dụng ph−ơng pháp nuôi công nghiệp khai thác tiềm năng đất ven biển để nuôi tôm. Ưu tiên giống sạch bệnh, cơ cấu giống đa dạng, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị tr−ờng (giống tôm thẻ chân trắng năng suất cao và khả năng kháng bệnh có thể áp dụng trong vùng). Nguồn thức ăn sẽ đ−ợc kiểm duyệt d− l−ợng kháng sinh, kiểm soát dịch bệnh để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Bộ Thuỷ sản đã có Dự án xây dựng trại sản xuất tôm giống tại miền Trung sẽ là điều kiện tốt để cung cấp giống tốt giá hạ cho ng− dân trong vùng.

* Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên môi tr−ờng: đ−ợc đặt ra ở các khâu sản xuất, chế biến bảo quản ngày càng trở lên bức xúc, nhất là vùng ven biển Thạch Hà có điều kiện tự nhiên khắc.

4.3.3. Phơng hớng, mục tiêu sử dụng đất CVB huyện Thạch Hà đến năm 2010

- Phơng hớng chung

+ Phát huy lợi thế vùng đất cát ven biển đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo h−ớng giảm mạnh diện tích trồng lúa trên đất cát kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày trong đó −u tiên cây lạc, vừng và rau quả thực phẩm vụ đông nhất là những giống rau cao cấp đem lại giá trị hàng hoá cao. Bảo đảm an ninh l−ơng thực bằng thâm canh tăng năng suất, sản l−ợng lúa, ngô, khoai lang.

+ Đẩy mạnh áp dụng TBKT trong sản xuất nông - lâm - thủy sản theo h−ớng mạnh dạn áp dụng có tính chất đột phá các giống mới, công nghệ mới, tạo ra sự tăng tr−ởng cao về năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất l−ợng sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất cát ven biển lên 1,5 - 2 lần so với hiện nay.

+ Phát triển sản xuất theo h−ớng quy hoạch thành vùng có quy mô đủ lớn, tập trung đầu t− phát triển theo h−ớng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ ở cả thị tr−ờng trong n−ớc và xuất khẩu.

+ Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp dôi d− bằng tăng hệ số sử dụng đất, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò thịt, lợn, gia cầm, đồng thời đẩy mạnh chế biến bảo quản nông sản, ngành nghề thủ công, phát triển dịch vụ - th−ơng mại - du lịch trên địa bàn ven biển.

+ Phát triển trồng rừng phòng hộ ven biển trên cồn cát, bãi biển để vừa phòng chống thiên tai vừa tạo cảnh quan đẹp để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái biển.

- Mục tiêu sử dụng đất cát ven biển huyện Thạch Hà đến năm 2010 + Mục tiêu về kinh tế

* Phát triển nông nghiệp với tốc độ cao hơn mức bình quân chung của huyện từ 5 - 7%/năm, nâng hệ số sử dụng đất cát ven biển lên 2,3-2,5 lần, nâng giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 30-50 triệu đồng một năm.

* ổn định diện tích đất trồng lúa với quy mô 2500 ha đến 3000 ha ở những vùng có điều kiện t−ới. Tập trung thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống mới, cơ cấu mùa vụ, nâng năng suất lúa bình quân năm lên trên 40 tạ/ha vào năm 2010.

* Mở rộng vùng trồng lạc tập trung theo h−ớng chuyên canh, nâng cao năng suất, sản l−ợng để phục vụ xuất khẩu, dự kiến diện tích đạt 2500 – 3000 ha, năng suất từ 3 - 3,5 tấn/ha, đồng thời phát triển cây vừng hàng hóa theo h−ớng xuất khẩu.

* Tiến tới hình thành vùng chuyên canh rau quả thực phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu rau cho thị tr−ờng thị xã Hà Tĩnh và v−ơn tới các thành phố ven biển miền Trung. Dự kiến đạt 2000 ha với năng suất trung bình từ 8 - 10 tấn/ha/vụ, tập trung ở các xã ven đ−ờng Quốc lộ 1A.

* Về chăn nuôi, coi NTTS là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, mở rộng diện tích NTTS lên khoảng 1000 ha vào năm 2010, năng suất trung bình đạt 10 tạ/ha. Khuyến khích chăn nuôi lợn h−ớng nạc, bò lấy thịt và gia cầm (nhất là vịt lấy thịt, lấy trứng, ngan siêu thịt) với qui mô vừa trong nông hộ.

+ Mục tiêu về xã hội: tạo thêm 7- 8 nghìn việc làm cho lao động nông thôn bằng tăng vụ, tăng việc làm trong NTTS, trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại...

+ Mục tiêu về môi tr−ờng: trồng 500-800 ha rừng phòng hộ ven biển (bình quân mỗi năm trồng 50-100 ha).

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu định hướng sử dụng đất cát ven biển huyên thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)