Sử dụng đất cát ven biển trong nuôi trồng thuỷ sản

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu định hướng sử dụng đất cát ven biển huyên thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 57)

4. Thực trạng và định h−ớng sử dụng đất cát ven biển

4.1.3.4. Sử dụng đất cát ven biển trong nuôi trồng thuỷ sản

- Cơ cấu đất đai

Với 27 km bờ biển, nhiều sông ngòi, đã tạo ra cho Thạch Hà tiềm năng và thuận lợi trong nuôi trồng thủy sản. Theo số liệu điều tra của Sở Thủy sản Hà Tĩnh, diện tích có khả năng đ−a vào nuôi trồng thủy sản Thạch Hà khoảng gần 1,7 nghìn ha, nh−ng năm 2002 nuôi trồng mới đạt 262,09 ha (chi tiết xem bảng 19).

Bảng 19. Diện tích NTTS vùng ven biển huyện thạch Hà năm 2002

ĐVT: ha STT Tên xã Diện tích 1 Hộ Độ 52,97 2 Thạch Bằng 41,38 3 Thạch Sơn 30,25 4 Thạch Mỹ 14,49 5 Thạch Bàn 15 6 Thạch Trị 100 7 Thạch Châu 8 Cộng 262,09

Nguồn: Số liệu thống kê phòng NN huyện Thạch Hà

+ Về đối t−ợng nuôi: Thạch Hà mới chỉ quan tâm phát triển các đối t−ợng tôm sú, ch−a đa dạng hóa đối t−ợng nuôi.

+ Tình hình đầu t−: chủ yếu là quảng canh, nh−ng nguồn giống tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Một số ít diện tích đ−ợc áp dụng theo hình thức bán thâm canh, quảng canh cải tiến. Nuôi tôm sú phải đầu t− lớn, qua khảo sát thực tế cho thấy bình quân chi phí trung gian tới 59,97 triệu đồng/ha/1vụ (bảng 20). Trong cơ cấu chi phí trong IC thì giống và thức ăn chiếm tỷ lệ cao (giống chiếm 23,1%; thức ăn chiếm 39,2).Về công lao động, chủ đầm tôm phải thuê thêm nhân công, qua khảo sát khoảng 26,9 % lao động phải thuê bên ngoài.

- Kết quả và hiệu quả nuôi tôm sú trên đất cát ven biển

Bảng 20. Chi phí SX và hiệu quả 1 ha nuôi tôm sú trên đất cát ven biển

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm (I) Nhóm (II) Nhóm (III) B.q chung I. Chi phí ( TC) 1000đ 54,0 62,48 89,62 62,17

1. Chi phí trung gian (IC) tr.đ 44,37 52,95 77,90 59,97

2. Chi phí lđ ( W) tr.đ 7,13 7,00 7,89 7,23

- Lao động gia đình công 381,00 367,00 252,00 352,30 - Lao động thuê công 95,00 100,00 274,00 130,19

-Tổng công công 476,00 467,00 526,00 482,49

3. Lãi vay (FF) tr.đ 1,21 1,24 2,55 1,47

4. Thuế đất (T) tr.đ 0,99 0,99 0,99 0,99

5. Khấu hao ( A) 0,30 0,30 0,30 0,30

II. Kết quả và hiệu quả

1. Năng suất bq ( NS) tạ/ha 9,50 13,20 17,70 12,23

2. GTSX ( GO) tr.đ 57,0 79,2 106,2 73,37

3. Giá trị gia tăng ( VA) tr đ 12,63 26,25 28,3 13,4 4.Thu nhập hỗn hợp ( MI) tr.đ 8,70 22,22 20,35 8,69 5. Lợi nhuận ròng ( Pr) tr.đ 2,97 16,72 16,58 11,19 7.GO/TC lần 1,05 1,27 1,19 1,18 8. GO/IC lần 1,28 1,50 1,36 1,22 9. VA/IC lần 0,28 0,50 0,76 0,22 10. MI/công lđ 1000đ/kg 22,85 60,54 80,75 24,68 11.Giá thành tôm 1000đ/kg 56,80 47,30 50,60 50,80

Ghi chú: I: IC d−ới 50 tr đ/ha , DT:9,42 ha, số hộ: 18 II : IC d−ới 75 tr đ/ha DT 6,17 ha, số hộ: 9 III. IC trên 75 tr đ/ha DT 3,6 ha, số hộ : 3

Giá trị sản xuất và giá trị gia tăng ở nhóm III cao nhất (GTSX đạt 106,2 triệu đồng/ha cao hơn nhóm I là 1,85 lần và cao hơn nhóm II là 1,34 lần). Thu nhập nhập hỗn hợp cho ngày công lao động gia đình trung bình đạt 24,68 nghìn đồng, cao nhất vẫn là nhóm III, đạt 80,75 nghìn đồng/công.

Hiện nay trên thị tr−ờng thuỷ sản, tôm là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và đang đ−ợc giá, th−ờng dao động từ 45 nghìn đến 120 nghìn đồng/kg tuỳ thuộc vào phân loại, tôm càng to giá càng cao, thông th−ờng tôm sú nuôi th−ờng đạt giá bán trung bình 60 nghìn đồng 1 kg. Nh− vậy, tỷ suất lợi nhuận đạt trung bình 18%.

4.1.4. Đánh giá tình hình sử dụng đất cát ven biển trong nông nghiệp của các thành phần kinh tế

Trong vùng nghiên cứu, tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp chủ yếu là hộ nông dân, các thành phần kinh tế khác nh− HTX, các doanh nghiệp, cũng tham gia nh−ng th−ờng th−ờng thực hiện những khâu tr−ớc và sau quá trình sản xuất trực tiếp (nh− dịch vụ đầu vào đầu ra cho nông dân, chuyển giao TBKT, xây dựng mô hình sản xuất). Hộ gia đình cá nhân sử dụng khoảng 83,8% diện tích, UBNN xã chỉ quản lý khoảng 1%, các tổ chức n−ớc ngoài thuê lâu dài để nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nếu coi trang trại là một thành phần kinh tế thì trong vùng cát ven biển hiện nay có 11 trang trại hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản , ngoài ra không có trang trại nào hoạt động trong lĩnh vực khác. Nên trong báo cáo chỉ đi sâu đánh giá tình hình sử dụng đất của trang trại, cụ thể nh− sau:

- Về quy mô đất đai: tổng diện tích của 11 trang trại nuôi tôm là 95,25 ha, nh− vậy bình quân mỗi trang trại 8,64 ha, lớn nhất là trang trại gia đình ông Nguyễn Văn Hảo ở Hộ Độ (quy mô 50 ha), trang trại có quy mô nhỏ nhất (0,3 ha) là của hộ Nguyễn Văn Chất.

- Về vốn: tổng vốn của 11 trang trại nuôi tôm là 2.765 triệu trong đó vốn chủ trang trại là 1770 triệu đồng (chiếm 64%), còn lại là vốn vay ngân hàng. Nh− vậy bình quân 1 trang trại có vốn 251,4 triệu đồng, với mức vốn này nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô trung bình 8,65 ha/trang trại là thấp (xem phụ biểu số 14).

- Về lao động: nhìn chung các trang trại chỉ đáp ứng đ−ợc khoảng 50% lao động để tổ chức sản xuất, còn lại phải thuê lao động phổ thông (hoặc thuê m−ớn th−ờng xuyên hay thuê m−ớn thời vụ), nh− trang trại 50 ha thuê tới 23 lao động th−ờng xuyên. Trung bình mỗi trang trại thuê 3-4 lao động. Cho nên kinh tế trang trại phát triển sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn.

- Về kết quả và hiệu quả hoạt động trang trại nuôi trồng thuỷ sản: trung bình một trang trại đem lại doanh thu một năm 120,45 triệu đồng, trừ chi phí còn lại thu nhập bình quân 34,91 triệu đồng trên một trang trại, thu nhập hỗn hợp 1 lao động đạt 4,47 triệu đồng/ năm. Qua kết quả này đi đến nhận xét hiệu quả sử dụng đất trong kinh tế trang trại hiện nay còn thấp, nguyên nhân chính là do hiệu suất sử dụng mặt bằng còn lãng phí (do những công trình phụ trợ khác nh− nhà cửa, CSHT...trong trang trại chiếm dụng nhiều diện tích).

Kết quả khảo sát còn cho thấy những trang trại có diện tích hẹp, hiệu quả sử dụng lao động cũng nh− đất đai tốt hơn những trang trại lớn. Xét 5 trang trại có diện tích lớn nhất (nhóm I) với 6 trang trại còn lại (nhóm II) cho thấy thu nhập bình quân của 5 trang trại lớn nhất cao gấp 1,69 lần bình quân của 6 trang trại còn lại nh−ng nếu xét thu nhập bình quân trên 1 ha diện tích trang trại thì đối với 5 trang trại lớn chỉ đạt 2,72 tr đ/ha còn 6 trang trại còn lại là 12,92 tr đ/ha, nh− vậy ở trang trại lớn sử dụng đất đai hiệu quả thấp hơn trang trại nhỏ. Về thu nhập hỗn hợp cho một lao động gia đình chủ trang trại thì đối với 5 trang trại lớn cao hơn 5,8 lần đối với 6 trang trại nhỏ, chỉ số này phản ánh trình độ ng−ời lao động và trình độ quản lý ở 5 trang trại lớn cao hơn so với 6 trang trại nhỏ còn lại, họ sử dụng lao động làm thuê nhiều hơn cho sản xuất còn lao động chủ trang trại thực hiện công tác quản lý là chính. Điều này cho ta nhận xét giá thuê đất trong thời gian dài là thấp nên những nhà đầu t− có vốn họ sẵn sàng thuê nhiều diện tích nh−ng thực hiện các hoạt động sản xuất mang tình chất cầm chừng (vì hiệu quả đầu t− trong nông nghiệp là thấp và dễ gặp rủ ro) mà chờ đợi một sự chuyển đổi mục đích sử dụng nào khác trong t−ơng lai hiệu quả cao gấp bội (ví dụ chuyển đổi sang đất ở, hay xây dựng các công trình ...). Đây là vấn đề thời sự đang nóng bỏng ở nhiều nơi

trong cả n−ớc mà rất cần sự điều chỉnh bằng những chính sách hợp lý của Chính Phủ và các cấp chính quyền địa ph−ơng trong sử dụng đất.

4.1.5. Nhận xét chung về thực trạng sử dụng đất cát ven biển huyện Thạch Hà

- Về tiềm năng: đất CVB Thạch Hà chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất trong tổng DTTN (chiếm 34,4%). Đất CVB nghèo dinh d−ỡng, độ phì nhiêu tiềm tàng và hữu hiệu của đất thấp. Hơn nữa, đây là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ảnh h−ởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng: nhất là thuỷ lợi còn nhiều hạn chế, hầu nh− toàn vùng đất CVB vẫn trong tình trạng thiếu n−ớc t−ới.

- Về cơ cấu sử dụng đất: đến nay đã đ−a vào sử dụng 70,59% trong tổng diện tích 14.600ha đất CVB, đặc biệt diện tích cồn cát mới chỉ sử dụng khoảng 29,98%. - Loại hình sử dụng đất cát ven biển trong nông nghiệp: đa dạng, nh−ng chủ yếu vẫn là trồng lúa n−ớc, năng suất lúa so với bình quân chung toàn huyện chỉ bằng 76,26%. Cây CNNN có −u thế trên đất cát ven biển, nh−ng tiến bộ kỹ thuật nhất là khâu giống, kỹ thuật thâm canh ch−a đ−ợc áp dụng rộng rãi. Vùng đất CVB không có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (vì ít đất trống), chăn nuôi lợn và gia cầm còn mang tính tự cấp tự túc, thiếu đầu t−, nhất là khâu giống mới (lợn h−ớng nạc, bò lai Sind, vịt siêu trứng, ngan ngoại) không đ−ợc đáp ứng đủ.

- Về Lâm nghiệp: vai trò chính là phòng hộ ven biển. Đến nay diện tích rừng phòng hộ mới chỉ đạt trên 1000ha, thấp xa so với tiềm năng. V−ớng mắc chủ yếu trong phát triển rừng là do các cơ chế phân cấp quản lý cũng nh− năng lực đầu t− (kể cả bằng nguồn ngân sách, đầu t− trực tiếp từ ng−ời dân) còn quá thấp so với vai trò quan trọng của công tác phát triển lâm nghiệp.

4.2. Đánh giá tiềm năng đất cát ven biển huyện Thạch Hà cho phát triển nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản - lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản

- Tiềm năng mở rộng diện tích

Vùng đất cát ven biển còn khoảng trên 6 nghìn ha đất trống nh−ng khả năng đ−a vào sử dụng cho nông - lâm nghiệp chỉ 3088 ha (t−ơng ứng 51,5%).

+ Cho trồng lúa: có khả năng mở rộng 300 ha, tập trung ở các xã Thạch Mỹ (85,57ha ), Thạch Đỉnh (29ha), Việt Xuyên (35ha), Thạch Sơn (31ha), Thạch Khê (34ha), Thạch Trị (49 ha), Thạch Lạc (48ha), nhiều xã ven biển khác không còn khả năng mở rộng đất trồng lúa nh− Thạch Châu, Thạch Kim, Thạch Hội, Thạch Văn...

Bảng 21.Tiềm năng đất cát ven biển ch−a sử dụng của huyện Thạch Hà

Đơn vị tính: ha Đơn vị hành chính Cây HN Cây LN Đồng cỏ NTTS Trồng rừng Tổng cộng I. Toàn vùng CVB 406 17,48 133,33 511,27 2169,73 3237,81

II. Riêng 6 xã điều tra 140,5 1,5 94,8 90,98 752,43 1564,22

1. Thạch Bằng 0,30 0 0 6,73 52,58 59,61 2. Thạch Bàn 27,16 1,5 0 38,5 148,77 215,93 3.Thạch Đỉnh 29,36 0 94,8 19,57 123,34 267,07 4. Thạch Khê 34,22 0 0 25,19 31,39 90,8 5. Thạch Trị 49,46 0 0 0,99 396,35 446,8 6.Thạch Hải 0 0 34,63 8,94 440,44 484,01

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Viện QH & TKNN [45]

+ Cho trồng cây ăn quả: chủ yếu là cải tạo v−ờn tạp trong khu dân c−, hiện nay toàn vùng có 1746,87ha. Ngoài ra không còn đất trống để dành cho trồng cây lâu năm nói chung và cây ăn quả nói riêng.

+ Cho nuôi trồng thuỷ sản: tiềm năng còn khá lớn, có thể khai thác thêm trên 511 ha mặt n−ớc hoang hoá cho mục đích sử dụng này, cụ thể: xã Thạch Bằng (6,7 ha), Thạch Mỹ (32 ha), Thạch Sơn (110 ha), Thạch Bàn (38 ha), Thạch Đỉnh (19,5 ha), Thạch Hải (8,9 ha), Thạch Khê (25 ha), Thạch lạc (56 ha), Thạch Hội (51 ha) Hộ Độ (67 ha), còn lại (96,9 ha) nằm rải rác ở các xã khác trong vùng ven biển. Đồng thời sẽ chuyển đổi từ trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản trên 400 ha, tập chung chủ yếu ở 2 xã Thạch Bàn và Thạch Bằng.

+ Dành cho trồng cỏ để chăn nuôi: cũng chỉ giới hạn khai thác đ−ợc khoảng 133 ha ở 2 xã Thạch Hải và Thạch Đỉnh.

+ Đất lâm nghiệp: đất cát ven biển có thể đ−ợc 2169 ha, dùng cho trồng rừng phòng hộ ven biển, trong đó ở Thạch Hải (440 ha), Thạch Đỉnh (123 ha), Thạch

Bàn (148 ha), Thạch Trị (384 ha), Thạch Lạc (238 ha), Thạch Hội (147 ha), Thạch Văn (460 ha).

- Tiềm năng về nâng cao năng suất đất đai

Nhìn chung năng suất cây trồng trên đất cát ven biển Thạch Hà còn thấp hơn so với tiềm năng.

+ Đối với cây lúa: vẫn là cây chủ lực nhất ở vùng này vì vai trò vô cùng quan trọng trong an ninh l−ơng thực. Do hạn chế lớn nhất là khâu thuỷ lợi, đến nay hầu hết các xã ven biển ch−a chủ động t−ới đ−ợc tất cả diện tích lúa, nhất là vụ xuân nên ảnh h−ởng tới năng suất. Chính quyền địa ph−ơng và Cơ quan chức năng thuỷ lợi đã lập Dự án cấp n−ớc t−ới cho vùng ven biển nếu trong thời gian tới Dự án đ−ợc thực hiện sẽ tạo điều kiện để nâng năng suất lúa cao hơn so với hiện nay. Giống cũng là khâu quan trọng để cải thiện năng suất chất l−ợng lúa của vùng. Dự kiến năng suất lúa của vùng ven biển Thạch Hà tăng 25-30% hiện nay.

+ Đối với cây lạc: là cây chủ lực thứ hai sau cây lúa, trong những năm qua một số mô hình trồng lạc giống tiến bộ ở xã Thạch Châu nh− giống L14, L17, L18 năng suất cao, chất l−ợng tốt đã đ−ợc Bộ NN & PTNN khuyến cáo, công nghệ trồng lạc có che phủ nilon nâng cao năng suất lạc một cách đột biến, nếu thâm canh sẽ có thể đạt 30 - 35 tạ/ha thậm chí cao hơn trên diện tích đại trà.

+ Đối với các cây trồng khác: nh− ngô, khoai lang, rau đậu thực phẩm...đều có thể nâng cao năng suất hơn nhiều so với hiện nay nhờ tăng c−ờng khâu giống tốt, kỹ thuật thâm canh và cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẽ đ−ợc cải thiện. Sau cuộc làm việc của Thủ T−ớng Phan Văn Khải (tháng 7/2004) với Bộ NN&PTNT, trong ch−ơng trình hành động từ nay đến năm 2010 Ngành nông nghiệp đã đ−a ra nhóm các giải pháp −u tiên để phát triển trong đó đặc biệt chú trọng công tác áp dụng giống mới năng suất cao chất l−ợng tốt đ−a vào sản xuất.

- Nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp: hiện nay hệ số sử dụng đất nông nghiệp vùng đất cát ven biển ch−a cao (1,91 lần), do nguyên nhân chính là tỷ lệ diện tích đ−ợc t−ới thấp do hệ thống các công trình đầu mối thiếu. Mặt khác, nông dân trong vùng vẫn còn nặng truyền thống trồng lúa theo kiểu " tích cốc phòng cơ", nên th−ờng không mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo h−ớng sản

xuất hàng hoá. H−ớng chính cần nghiên cứu với vùng đất cát ven biển để tăng vụ, phải biến hạn chế của đất cát ven biển trong sản xuất tự cấp tự túc tr−ớc đây thành lợi thế trong sản xuất nông sản hàng hoá ngày nay, đó là đất cát ven biển hạn chế trong trồng lúa nh−ng lại phù hợp cho cây trồng cạn, đặc biệt là lạc, vừng đậu đỗ rau quả thực phẩm là những cây hiện nay có giá trị hàng hoá và xuất khẩu. Đất cát là loại đất sạch, nếu cải tạo đồng ruộng tốt, tập trung đầu t−, xây dựng thành những vùng chuyên canh cây trồng hàng hoá (nh− CNNN, rau quả thực phẩm cao cấp an toàn theo h−ớng công nghệ cao) sẽ nâng hiệu quả kinh tế lên 2-3 lần trong t−ơng lai. Cụ thể nếu chuyển đổi đ−ợc 50 - 70 % diện tích đất cát ven biển đang trồng lúa sang trồng các cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị xuất khẩu −u tiên cây lạc giống mới và chuyển đổi vùng cát trũng sang nuôi trồng thuỷ sản thì hệ số sử dụng đất sẽ tăng cao hơn 1,3 - 1,5 lần so với hiện nay.

4.3. Định h−ớng sử dụng đất cát ven biển huyện Thạch Hà

4.3.1. Quan điểm sử dụng

- Sử dụng đất trong bối cảnh phát triển nông nghiệp hàng hoá gắn với thị tr−ờng và h−ớng tới xuất khẩu

+ Việt Nam trong giai đoạn chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị tr−ờng. Riêng ngành nông nghiệp đang tích cực thực hiện Nghị quyết 05 (Khoá IX của Trung −ơng Đảng) và Nghị quyết 09 của Chính phủ về đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

+ Tuy đời sống ở Thạch Hà còn khó khăn nh−ng trong bối cảnh hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu định hướng sử dụng đất cát ven biển huyên thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 57)