Đánh giá tiềm năng đất cát ven biển huyệnThạch Hà cho phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu định hướng sử dụng đất cát ven biển huyên thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 64)

4. Thực trạng và định h−ớng sử dụng đất cát ven biển

4.2. Đánh giá tiềm năng đất cát ven biển huyệnThạch Hà cho phát triển

- lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản

- Tiềm năng mở rộng diện tích

Vùng đất cát ven biển còn khoảng trên 6 nghìn ha đất trống nh−ng khả năng đ−a vào sử dụng cho nông - lâm nghiệp chỉ 3088 ha (t−ơng ứng 51,5%).

+ Cho trồng lúa: có khả năng mở rộng 300 ha, tập trung ở các xã Thạch Mỹ (85,57ha ), Thạch Đỉnh (29ha), Việt Xuyên (35ha), Thạch Sơn (31ha), Thạch Khê (34ha), Thạch Trị (49 ha), Thạch Lạc (48ha), nhiều xã ven biển khác không còn khả năng mở rộng đất trồng lúa nh− Thạch Châu, Thạch Kim, Thạch Hội, Thạch Văn...

Bảng 21.Tiềm năng đất cát ven biển ch−a sử dụng của huyện Thạch Hà

Đơn vị tính: ha Đơn vị hành chính Cây HN Cây LN Đồng cỏ NTTS Trồng rừng Tổng cộng I. Toàn vùng CVB 406 17,48 133,33 511,27 2169,73 3237,81

II. Riêng 6 xã điều tra 140,5 1,5 94,8 90,98 752,43 1564,22

1. Thạch Bằng 0,30 0 0 6,73 52,58 59,61 2. Thạch Bàn 27,16 1,5 0 38,5 148,77 215,93 3.Thạch Đỉnh 29,36 0 94,8 19,57 123,34 267,07 4. Thạch Khê 34,22 0 0 25,19 31,39 90,8 5. Thạch Trị 49,46 0 0 0,99 396,35 446,8 6.Thạch Hải 0 0 34,63 8,94 440,44 484,01

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Viện QH & TKNN [45]

+ Cho trồng cây ăn quả: chủ yếu là cải tạo v−ờn tạp trong khu dân c−, hiện nay toàn vùng có 1746,87ha. Ngoài ra không còn đất trống để dành cho trồng cây lâu năm nói chung và cây ăn quả nói riêng.

+ Cho nuôi trồng thuỷ sản: tiềm năng còn khá lớn, có thể khai thác thêm trên 511 ha mặt n−ớc hoang hoá cho mục đích sử dụng này, cụ thể: xã Thạch Bằng (6,7 ha), Thạch Mỹ (32 ha), Thạch Sơn (110 ha), Thạch Bàn (38 ha), Thạch Đỉnh (19,5 ha), Thạch Hải (8,9 ha), Thạch Khê (25 ha), Thạch lạc (56 ha), Thạch Hội (51 ha) Hộ Độ (67 ha), còn lại (96,9 ha) nằm rải rác ở các xã khác trong vùng ven biển. Đồng thời sẽ chuyển đổi từ trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản trên 400 ha, tập chung chủ yếu ở 2 xã Thạch Bàn và Thạch Bằng.

+ Dành cho trồng cỏ để chăn nuôi: cũng chỉ giới hạn khai thác đ−ợc khoảng 133 ha ở 2 xã Thạch Hải và Thạch Đỉnh.

+ Đất lâm nghiệp: đất cát ven biển có thể đ−ợc 2169 ha, dùng cho trồng rừng phòng hộ ven biển, trong đó ở Thạch Hải (440 ha), Thạch Đỉnh (123 ha), Thạch

Bàn (148 ha), Thạch Trị (384 ha), Thạch Lạc (238 ha), Thạch Hội (147 ha), Thạch Văn (460 ha).

- Tiềm năng về nâng cao năng suất đất đai

Nhìn chung năng suất cây trồng trên đất cát ven biển Thạch Hà còn thấp hơn so với tiềm năng.

+ Đối với cây lúa: vẫn là cây chủ lực nhất ở vùng này vì vai trò vô cùng quan trọng trong an ninh l−ơng thực. Do hạn chế lớn nhất là khâu thuỷ lợi, đến nay hầu hết các xã ven biển ch−a chủ động t−ới đ−ợc tất cả diện tích lúa, nhất là vụ xuân nên ảnh h−ởng tới năng suất. Chính quyền địa ph−ơng và Cơ quan chức năng thuỷ lợi đã lập Dự án cấp n−ớc t−ới cho vùng ven biển nếu trong thời gian tới Dự án đ−ợc thực hiện sẽ tạo điều kiện để nâng năng suất lúa cao hơn so với hiện nay. Giống cũng là khâu quan trọng để cải thiện năng suất chất l−ợng lúa của vùng. Dự kiến năng suất lúa của vùng ven biển Thạch Hà tăng 25-30% hiện nay.

+ Đối với cây lạc: là cây chủ lực thứ hai sau cây lúa, trong những năm qua một số mô hình trồng lạc giống tiến bộ ở xã Thạch Châu nh− giống L14, L17, L18 năng suất cao, chất l−ợng tốt đã đ−ợc Bộ NN & PTNN khuyến cáo, công nghệ trồng lạc có che phủ nilon nâng cao năng suất lạc một cách đột biến, nếu thâm canh sẽ có thể đạt 30 - 35 tạ/ha thậm chí cao hơn trên diện tích đại trà.

+ Đối với các cây trồng khác: nh− ngô, khoai lang, rau đậu thực phẩm...đều có thể nâng cao năng suất hơn nhiều so với hiện nay nhờ tăng c−ờng khâu giống tốt, kỹ thuật thâm canh và cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẽ đ−ợc cải thiện. Sau cuộc làm việc của Thủ T−ớng Phan Văn Khải (tháng 7/2004) với Bộ NN&PTNT, trong ch−ơng trình hành động từ nay đến năm 2010 Ngành nông nghiệp đã đ−a ra nhóm các giải pháp −u tiên để phát triển trong đó đặc biệt chú trọng công tác áp dụng giống mới năng suất cao chất l−ợng tốt đ−a vào sản xuất.

- Nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp: hiện nay hệ số sử dụng đất nông nghiệp vùng đất cát ven biển ch−a cao (1,91 lần), do nguyên nhân chính là tỷ lệ diện tích đ−ợc t−ới thấp do hệ thống các công trình đầu mối thiếu. Mặt khác, nông dân trong vùng vẫn còn nặng truyền thống trồng lúa theo kiểu " tích cốc phòng cơ", nên th−ờng không mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo h−ớng sản

xuất hàng hoá. H−ớng chính cần nghiên cứu với vùng đất cát ven biển để tăng vụ, phải biến hạn chế của đất cát ven biển trong sản xuất tự cấp tự túc tr−ớc đây thành lợi thế trong sản xuất nông sản hàng hoá ngày nay, đó là đất cát ven biển hạn chế trong trồng lúa nh−ng lại phù hợp cho cây trồng cạn, đặc biệt là lạc, vừng đậu đỗ rau quả thực phẩm là những cây hiện nay có giá trị hàng hoá và xuất khẩu. Đất cát là loại đất sạch, nếu cải tạo đồng ruộng tốt, tập trung đầu t−, xây dựng thành những vùng chuyên canh cây trồng hàng hoá (nh− CNNN, rau quả thực phẩm cao cấp an toàn theo h−ớng công nghệ cao) sẽ nâng hiệu quả kinh tế lên 2-3 lần trong t−ơng lai. Cụ thể nếu chuyển đổi đ−ợc 50 - 70 % diện tích đất cát ven biển đang trồng lúa sang trồng các cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị xuất khẩu −u tiên cây lạc giống mới và chuyển đổi vùng cát trũng sang nuôi trồng thuỷ sản thì hệ số sử dụng đất sẽ tăng cao hơn 1,3 - 1,5 lần so với hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu định hướng sử dụng đất cát ven biển huyên thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)