5.1. Kết luận
1. Đặc điểm hình thái nông sinh học của các dòng bố mẹ
* Các dòng mẹ tham gia nghiên cứu đều có đặc điểm hình thái nông sinh học tốt, tính trạng chiều cao cây, số lá, thời gian sinh tr−ởng, đặc tính nở hoa, khả năng nhận phấn ngoài cao, rất thuận lợi cho việc sản xuất hạt lai F1.
* Dòng T4S, P5S có khả năng tự thụ cao nên thuận lợi cho việc nhân dòng nhanh, với số l−ợng lớn.
* Hai dòng T4S, P5S có khả năng đẻ nhánh khoẻ, tỷ lệ thành bông cao, khối l−ợng 1000 hạt thấp, hạt thon dài có thể sử dụng để tạo ra những tổ hợp có năng suất cao, chất l−ợng tốt.
* Dòng R7 có các đặc tính nông sinh học tốt, đẻ nhánh khoẻ, cao cây, thời gian sinh tr−ởng trung bình, năng suất cao, chất l−ợng khá, không nhiễm sâu bệnh.
2. Đặc điểm hình thái nông sinh học của con lai F1
* Hai tổ hợp T4S/R7, P5S/R7 có các đặc tính hình thái nông sinh học tốt, tính trạng số lá và thời gian sinh tr−ởng rất phù hợp với cơ cấu 3 vụ/năm, tính trạng chiều cao cây trung bình là 89,3 – 91,4cm thích hợp với vùng thâm canh, thời gian đẻ nhánh ở vụ xuân ngắn và tập trung, khả năng đẻ nhánh trung bình, chịu thâm canh cao, khả năng kháng sâu bệnh khá, năng suất cao đạt 66,5 – 70,5 tạ/ha, chất l−ợng tốt.
* Hai tổ hợp P5S/R7, T4S/R7 cho −u thế lai thực âm về chiều cao cây và chiều dài, rộng lá đòng rất thuận lợi cho những vùng thâm canh tăng năng suất. Các tổ hợp này cũng cho −u thế lai d−ơng cao trên các tính trạng hạt chắc/bông,
năng suất thực thu, cho −u thế lai âm trên tính trạng khối l−ợng 1000 hạt. Đây là những giống có năng suất cao, chất l−ợng tốt.
3. Khả năng tổ hợp các tính trạng của 6 dòng EGMS và 3 dòng R lai thử trong thí nghiệm nh− sau
* Trên tính trạng năng suất thực thu, số hạt chắc/bông hai dòng T4S và P5S có khả năng tổ hợp chung cao, tính trạng số bông/khóm dòng P5S có khả năng tổ hợp chung cao, số hạt/bông dòng T4S có khả năng tổ hợp chung cao.
* Các tính trạng năng suất thực thu, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc/bông chủ yếu do gen không cộng tính kiểm soát. Tính trạng số bông/khóm, khối l−ợng 1000 hạt và chiều cao cây thể hiện vai trò quan trọng của cả gen cộng tính và không cộng tính.
* Vai trò của các dòng mẹ (lines) chiếm −u thế trong việc kiểm soát các tính trạng bông/ khóm, chiều cao cây. Trong khi đó, các tính trạng Số hạt/ bông, khối l−ợng 1000 hạt vai trò chủ yếu do dòng bố (Testers) chiếm −u thế trong việc kiểm soát các tính trạng này.
5.2. Đề nghị
1. Tiếp tục chọn lọc để duy trì dòng thuần và đánh giá dòng T4S, P5S ở những vùng sinh thái khác nhau để có h−ớng sử dụng một cách cụ thể.
2. Các tổ hợp lúa lai có triển vọng đã đ−ợc xác định trong nghiên cứu này là T4S/R7, P5S/R7 cần đ−ợc khảo nghiệm ở các vùng sinh thái để đánh giá và khai thác tiềm năng của giống.