Năng suất và các yếu tố tạo thành năng suất trong ruộng nhân dòng cuả các dòng bố mẹ (xuân 2004)

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS với các dòng r mới chọn tạo tại việt nam (Trang 50 - 52)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.6. Năng suất và các yếu tố tạo thành năng suất trong ruộng nhân dòng cuả các dòng bố mẹ (xuân 2004)

cuả các dòng bố mẹ (xuân 2004)

Số bông hữu dục trên khóm là một trong những chỉ tiêu quan trọng đẻ tạo năng suất cây lúa cao. Số liệu bảng 4.6 cho thấy các dòng T1S-96, T29S, T47S, P5S, T4S có khả năng đẻ khoẻ, tỷ lệ thành bông cao, biến động giữa các dòng không cao từ 5,2 – 7,1 bông/ khóm.

Dòng có khả năng đẻ khoẻ nhất là T29S (7,1bông/khóm), trong khi đó dòng T15S đẻ nhánh yếu và tỷ lệ thành bông thấp (4,5 bông/khóm), do dòng này chột trong quá trình vận chuyển và khả năng chịu rét yếu nên phục hồi và đẻ nhánh chậm. Các dòng cho phấn đẻ nhánh từ 5,3 – 6,2 bông/khóm.

Số hạt trên bông là chỉ tiêu quyết định đến năng suất của cây lúa. Nếu bông lúa to, hạt xếp xít, tổng số hạt trên bông cao khi ấy cây lúa sẽ có tiềm năng năng suất cao. Qua theo dõi chúng tôi thấy rằng dòng T47S, P5S, T4S là những dòng có số hạt trên bông cao: 132,3 – 152,2 hạt/ bông. Độ chênh lệch giữa các dòng từ 20 - 40 hạt/bông. Các dòng cho phấn có số hạt/bông ở mức độ trung bình khoảng 118,1 – 190,9 hạt/bông, có khoảng chênh lệch giữa dòng cao nhất và dòng nhỏ nhất rất lớn 72,8 hạt/bông.

Tỷ lệ chắc trên bông giữa các dòng theo dõi đ−ợc qua bảng 4.6 chênh lệch khá lớn (52,0 – 79,1 %), điều này chứng tỏ rằng khả năng tự thụ của các

dòng đồng đều và cao, rất thuận lợi cho quá trình nhân dòng để thu hạt dòng mẹ phục vụ cho công tác sản xuất giống lúa lai F1.

Dòng T4S, P5S có tỷ lệ hạt chắc cao từ 71,0 – 71,1%. Các dòng cho phấn R1, R7 có tỷ lệ hạt chắc rất cao 84,4 – 88,4% có thể sử dụng làm vật liệu trong sản xuất hạt lúa lai F1 tốt.

Khối l−ợng 1000 hạt là một trong những yếu tố góp phần quyết định nâng suất cây lúa. Dòng T1S-96, T29S, T47S, T15S, T4S có khối l−ợng 1000 hạt ở mức độ trung bình nhỏ từ 21,2 – 24,0 gram. Dong P5S có khối l−ợng 1000 hạt rất nhỏ 19 gram, dạng hạt thon dài, tỷ lệ gạo trong cao nên sử dụng làm vật liệu chọn giống chất l−ợng. Dòng cho phấn R1, R7 có khối l−ợng 1000 hạt cao 29,7gram và 30,8 gram, nh−ng dòng R3 có khối l−ợng 1000 hạt trung bình nhỏ là 20,9 gram, dạng hạt thon nên sử dụng làm vật liệu để tạo ra những tổ hợp có chất l−ợng gạo ngon.

Bảng 4.6. Năng suất và các yếu tố tạo thành năng suất của các dòng bố mẹ (xuân 2004) Tên dòng Số bông / khóm Số hạt/ bông Tỷ lệ chắc/ bông (%) Khối l−ợng 1000 hạt (g) Năng suất cá thể (g/khóm) Năng suất thực thu (tạ/ha) T1S-96 5,7 115,9 65,5 25,6 11,7 26,3 T29S 7,1 109,9 52,0 23,4 10,2 29,9 T47S 6,5 132,3 66,7 22,8 13,1 34,5 P5S 5,2 152,2 71,7 19,0 10,5 39,6 T4S 5,4 137,7 71,0 21,2 9,9 33,3 T15S 4,5 119,0 79,1 23,3 9,5 22,4 R1 6,2 131,4 84,4 29,7 13,4 41,4 R3 6,0 190,9 63,6 20,9 14,5 37,9 R7 5,3 118,1 88,4 30,8 14,3 42,6

Năng suất thực thu: kết quả theo dõi ở bảng 4.6 cho thấy, năng suất thực thu của các dòng EGMS đạt từ 22,4 – 39,6 tạ/ha. Dòng P5S, T4S có năng suất thực thu đạt 33,3 – 39,6 tạ/ha, vì tỷ lệ đậu hạt của 2 dòng này cao, có thể nhân nhanh để phục vụ cho công tác sản xuất hạt lai F1. Dòng T15S cho năng suất thấp nhất (22,4 tạ/ha). Các dòng cho phấn có năng suất từ 37,9 – 42,6 tạ/ha.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS với các dòng r mới chọn tạo tại việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)