Các tính trạng số l−ợng

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS với các dòng r mới chọn tạo tại việt nam (Trang 61 - 63)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.4. Các tính trạng số l−ợng

Chiều cao cây thấp là một trong những tính trạng quan trọng trong chọn tạo giống lúa có năng suất cao, những giống lúa có dạng hình cây thấp, thân cây

cứng sẽ chống đổ tốt. Nếu giống lúa có dạng hình cây cao, thân yếu khả năng chống đổ kém, lúa đổ tr−ớc khi chín thì năng suất sẽ giảm, thời gian đổ càng sớm ảnh h−ởng đến năng suất càng nhiều do tỷ lệ lép cao. Kết quả trình bày ở bảng 4.11 cho thấy, tất cả các tổ hợp lai có chiều cao cây từ 87,8 – 101,7 cm đều thuộc dạng bán lùn, có khả năng chống đổ tốt. Tổ hợp P5S/R7, T4S/R7 có chiều cao cây 89,3cm và 91,4 cm là chiều cao t−ơng đối lý t−ởng cho những vùng thâm canh cao nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng.

Chiều dài bông: chiều cao cây và chiều dài bông là những tính trạng có quan hệ mật thiết với nhau. Các kết quả nghiên cứu về lúa lùn cho rằng ở lúa có 2 kiểu gen lùn trong tự nhiên và một số kiểu gen lùn do gây đột biến nhân tạo hoặc đột biến tự nhiên. Gen lùn đ−ợc phân lập từ các giống lúa có nguồn gốc xuất xứ ở Trung Quốc, Đài Loan do 1 cặp gen lặn kiểm soát. Khi cặp gen lặn này ở trạng thái đồng hợp tử sẽ làm cho các lóng rút ngắn lại nh−ng không rút ngắn chiều dài bông, vì vậy khi lai các giống có gen lùn kể trên với các giống khác vẫn thu đ−ợc những dạng thấp cây bông dài. Các tổ hợp lai trong thí nghiệm của chúng tôi có chiều dài bông trung bình từ 21,1 – 23,3cm, không khác nhau đáng kể. Nhìn vào số liệu không thấy rõ tác động khác nhau của các dòng bố mẹ đến con lai.

Các tổ hợp lai có cổ bông ngắn đến rất ngắn, một số tổ hợp trỗ ch−a thoát hết khỏi bẹ lá đòng nh−: T47S/R1, P5S/R1, T15S/R1, P5S/R3, T1S-96/R7, T4S/R7. Tuy nhiên mức độ nghẹn đòng không đáng kể nên ch−a gây thiệt hại

đến năng suất. Tổ hợp có chiều dài cổ bông cao nhất là T1S-96/R3 (2,7cm), các tổ hợp còn lại có chiều dài cổ bông từ 0,3 – 1,9cm.

Dài lá đòng: theo Yoshida, 1972 nhiều nhà nghiên cứu Tsunoda (1959) và Hurata (1961) nhận thấy: các giống lúa có lá mọc thẳng, góc lá nhỏ, lá đòng

Bảng 4.11. Một số tính trạng số lợng Lá đòng (cm) STT Tổ hợp Chiều cao cây (cm) Chiều dài bông (cm) Chiều dài cổ bông (cm) Dài Rộng 1 T1S-96/R1 91,3 ± 6,1 20,7 ± 5,0 0,3 ± 1,2 29,2 ± 3,6 1,3 ± 3,9 2 T29S/R1 89,4 ± 3,2 21,9 ± 4,6 0,8 ± 3,0 27,4 ± 6,3 1,4 ± 4,6 3 T47S/R1 99,8 ± 4,0 22,5 ± 5,6 -0,3 ± 1,9 32,1 ± 5,2 1,5 ± 6,4 4 P5S/R1 91,0 ± 4,5 20,1 ± 3,2 -0,6 ± 3,1 26,6 ± 3,9 1,5 ± 4,5 5 T4S/R1 87,8 ± 4,4 21,6 ± 5,2 1,2 ± 5,8 25,1 ± 4,8 1,4 ± 4,9 6 T15S/R1 95,1 ± 3,4 22,5 ± 4,9 -0,8 ± 5,1 31,9 ± 6,1 1,3 ± 4,9 7 T1S-96/R3 97,3 ± 3,2 22,4 ± 4,1 2,7 ± 2,1 34,2 ± 4,8 1,4 ± 4,5 8 T29S/R3 89,6 ± 5,6 21,4 ± 6,8 0,9 ± 1,5 26,9 ± 8,6 1,3 ± 4,9 9 T47S/R3 101,7 ± 4,6 23,2 ± 4,1 1,0 ± 3,5 33,7 ± 5,8 1,5 ± 4,3 10 P5S/R3 93,1 ± 3,3 20,4 ± 5,1 -0,7 ± 2,0 30,7 ± 7,1 1,3 ± 4,9 11 T4S/R3 94,3 ± 4,4 23,3 ± 6,3 1,9 ± 4,7 29,3 ± 6,2 1,3 ± 4,9 12 T15S/R3 88,2 ± 3,9 22,8 ± 5,0 1,0 ± 3,4 27,1 ± 7,3 1,3 ± 2,5 13 T1S-96/R7 96,0 ± 4,9 22,6 ± 5,5 -0,4 ± 2,5 29,0 ± 5,6 1,3 ± 5,2 14 T29S/R7 92,9 ± 3,4 21,4 ± 6,0 -0,2 ± 2,1 27,7 ± 6,8 1,5 ± 4,5 15 T47S/R7 95,8 ± 5,1 23,0 ± 4,8 -0,3 ± 2,1 32,0 ± 8,8 1,5 ± 8,1 16 P5S/R7 91,4 ± 4,6 20,8 ± 4,3 -0,7 ± 4,3 27,2 ± 5,4 1,4 ± 7,2 17 T4S/R7 89,3 ± 3,6 22,3 ± 5,9 -0,6 ± 3,3 26,7 ± 5,3 1,5 ± 4,5 18 T15S/R7 89,7 ± 5,6 21,1 ± 5,1 1,4 ± 5,1 28,8 ± 5,1 1,3 ± 7,2 19 BTST(đ/c) 97,5 ± 3,2 23,8 ± 4,1 1,9 ± 2,0 29,5 ± 5,2 1,5 ± 4,0

ngắn ít gây hiện t−ợng che lẫn nhau nên có năng suất quang hợp của quần thể cao hơn, khả năng quang hợp có hiệu quả nhất là hai, ba lá trên cùng.

Trong các quần thể rộng trồng lúa năng suất quang hợp không những chỉ phụ thuộc vào c−ờng độ quang hợp mà còn phụ thuộc vào độ lớn diện tích lá và cấu trúc của quần thể (theo Trần Thị Lợi – luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, 2002). Qua theo dõi chúng tối thấy độ biến động chiều dài lá đòng giữa các tổ hợp không lớn. Một số tổ hợp có lá đòng dài nh−: T1S-96/R3, T47S/R3, T47S/R7, T47S/R1, T15S/R1, tăng diện tích lá giúp cho quá trình quang hợp có hiệu quả.

Rộng lá đòng là một trong những chỉ tiêu có mối quan hệ đến quá trình quang hợp và khả năng hạn chế sâu bệnh phá hại. Những tổ hợp có bộ lá đòng có bản lá to nh−: T29S/R7, T47S/R1, T47S/R3, P5S/R1, T4S/R7 khó thích ứng với những vùng có chân đất tốt và thâm canh cao.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS với các dòng r mới chọn tạo tại việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)