4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2.1. Các tính trạng hình thá
Để nâng cao năng suất các giống lúa lai, cần quan tâm đến đặc điểm hình thái cây lúa. Bởi vì hình thái là sự tổng hợp của một kiểu gen nhất định d−ới ảnh h−ởng của nhiều yếu tố môi tr−ờng tác động tạo nên. Cải tiến kiểu hình
nhằm tạo ra một bộ khung vững chắc hợp lý để mỗi có thể hoàn thành chu kỳ sống hữu ích của mình. Để cải tiến đ−ợc đặc điểm hình thái nhà chọn giống cần phác hoạ ra một mô hình lý t−ởng, rồi sau đó tìm hiểu bản chất của từng tính trạng và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Việc mô tả các đặc điểm hình thái của con lai F1 giúp nhà chọn giống có thể đánh giá đúng các tổ hợp và khả năng di truyền các tính trạng hình thái từ bố mẹ sang con lai. Trên cơ sở đó nhà chọn giống có thể chọn đúng bố mẹ cho mục tiêu của mình. Kết quả mô tả đặc điểm hình thái của con lai F1 đ−ợc trình bày ở bảng 4.8, phân tích bảng này thấy rằng:
Tính trạng độ lớn của thân ở hầu hết các con lai F1 có xu h−ớng giống dòng bố. Nh− vậy có thể sơ bộ kết luận rằng tính trạng này là do dòng bố quyết định. Độ lớn của thân có liên quan đến khả năng chống đổ của cây lúa, những tổ hợp có độ lớn từ trung bình đến to t−ơng đối thích hợp với những vùng có khả năng thâm canh cao và đất trũng.
Kiểu đẻ nhánh, màu sắc lá của hầu hết các tổ hợp có xu h−ớng di truyền theo dòng mẹ. Kiểu đẻ nhánh của cấy lúa cần đ−ợc quan tâm, các giống đẻ xoè có hiệu suất quang hợp cá thể tốt vì bộ lá trải rộng hứng đ−ợc nhiều ánh sáng hơn, nh−ng cấy các giống này cùng một mật độ với các giống đẻ gọn, lá đứng thì các lá sẽ lấn át lẫn nhau, cản trở ánh sáng chiếu đều đến các tầng lá. Vì vậy mà hiệu suất quang hợp sẽ kém hơn so với giống đẻ chụm, lá đứng. Những tổ hợp có kiểu lá to, dài, lòng mo, góc lá đòng hẹp: T47S/R1, T47S/R3, T47S/R7, T4S/R1, T4S/R7. Hai tổ hợp T4S/R7, P5S/R7 có độ lớn thân từ trung bình đến to, đẻ nhánh chụm, màu sắc lá xanh đậm, lá to, dài, lòng mo và góc lá đòng hẹp. Đây là những đặc điểm rất thuận lợi cho những vùng thâm canh. Những tổ hợp đẻ nhánh xoè, lá to, dài, mỏng, m−ớt nh−: P5S/R1 và T15S/R7 nếu cấy với mật độ dày thì quần thể sẽ trở lên rậm rạp tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Bảng 4.8. Một số tính trạng hình thái của con lai F1 Tổ hợp Độ lớn của thân Kiểu đẻ nhánh Màu sắc lá Dạng lá Kiểu xếp hạt Râu đầu hạt T1S-96/R1 To Chụm Xanh đậm To, ngắn, mỏng Xít Ngắn T29S/R1 Trung bình Chụm Xanh sáng To, ngắn Trung
bình
Ngắn
T47S/R1 To Xoè Xanh đậm To, ngắn, lòng
mo
Xít Ngắn
P5S/R1 To Xoè Xanh đậm To, ngắn Xít Ngắn
T4S/R1 Trung bình Chụm Xanh đậm To, dài, hơi lòng mo
Xít Ngắn
T15S/R1 To Xoè Xanh sáng Nhỏ, dài Th−a Ngắn
T1S-96/R3 Trung bình Chụm Xanh đậm To, dài Xít Không T29S/R3 Nhỏ Chụm Xanh sáng To, dài, mỏng Trung
bình
Không
T7S/R3 Nhỏ Chụm Xanh sáng To, đứng, lòng mo
Xít Không
P5S/R3 Trung bình Chụm Xanh đậm Nhỏ, dài Xít Không
T4S/R3 Nhỏ Chụm Xanh đậm To, đứng Xít Không
T15S/R3 Trung bình Xoè Xanh sáng To, dài, lòng mo Trung bình
Không
T1S-96/R7 To Chụm Xanh đậm To, dài Trung
bình
Không
T29S/R7 Trung bình Chụm Xanh sáng To, ngắn Trung bình
Không
T47S/R7 To Xoè Xanh đậm To, dài, hơi lòng mo
Trung bình
Không
P5S/R7 To Chụm Xanh đậm To, dài, hơi lòng mo
Xít Không
mo
T15S/R7 Trung bình Xoè Xanh sáng To, dài, mỏng Trung bình
Không
BTST(đ/c) Trung bình Chụm Xanh đậm To, ngắn Xít Không Độ xếp hạt và đầu râu: hầu hết các tổ hợp đều có kiểu xếp hạt từ trung bình đến xếp xít. 6/18 tổ hợp có râu đều là con của R1 vì vậy có thể nhận xét rằng tính trạng râu đầu hạt do gen trội kiểm soát, gen trội này chắc chắn nằm trong dòng bố R1 có râu dài.