Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS với các dòng r mới chọn tạo tại việt nam (Trang 37 - 39)

3. Vật liệu, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.4.1.Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1. Khảo sát các dòng bố mẹ trong điều kiện vụ mùa và bố trí lai theo sơ đồ “Lines x Testers” tại Viện Sinh học Nông nghiệp.

* Mục đích. Nắm đ−ợc một số đặc điểm của bố mẹ trong điều kiện vụ mùa và thu hạt lai F1 để bố trí thí nghiệm vụ sau.

Các dòng bố gieo mạ 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Các dòng mẹ gieo cách dòng bố dựa vào thời gian từ gieo đến trỗ của vụ tr−ớc để gieo sao cho đạt đ−ợc sự trùng khớp t−ơng đối nhằm thu đ−ợc hạt lai F1 của cả 18 tổ hợp lai.

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Thời gian qua các giai đoạn sinh tr−ởng: thời gian từ gieo đến trỗ; thời gian trỗ, bông nở hoa và đánh giá sơ bộ sự trùng khớp của bố mẹ.

Thí nghiệm 2. Khảo sát các dòng bố mẹ trong điều kiện vụ xuân 2004 tại xã Minh Quang huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.

* Mục đích. Nhận biết đ−ợc các đặc điểm sinh tr−ởng phát triển, đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu, năng suất, chất l−ợng của các dòng bố mẹ.

* Bố trí thí nghiệm nghiên cứu theo ph−ơng pháp quan sát tập đoàn, diện tích 5m2 không nhắc lại, mật độ 45 khóm/m2 các dòng cách nhau 30 cm. Phân bón và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của viện Sinh học Nông nghiệp.

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Thời gian qua các giai đoạn sinh tr−ởng: thời gian từ gieo đến trỗ, thời gian trỗ và thời gian sinh tr−ởng.

- Đặc điểm nông sinh học: số lá trên thân chính, chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu, chiều dài bông, chiều dài lá đòng, chiều rộng lá đòng, dài cổ bông.

- Đặc điểm hình thái: màu sắc thân, lá, kiểu đẻ nhánh, hình dạng bông, góc lá đòng, màu sắc hạt, mỏ hạt.

- Mức độ nhiễm sâu bệnh: loại sâu bệnh, mức độ nhiễm. - Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất các dòng bố mẹ - Chất l−ợng xay xát của các dòng bố mẹ

Thí nghiệm 3. So sánh năng suất các tổ hợp lai, đánh giá khả năng tổ hợp chung và khả năng phối hợp riêng trên một số tính trạng số l−ợng và năng suất.

* Mục đích

- Tìm ra tổ hợp lai có −u thế lai cao về năng suất, chất l−ợng và thời gian sinh tr−ởng phù hợp.

- Đánh giá khả năng tổ hợp chung, khả năng tổ hợp riêng trên các tính trạng số l−ợng và năng suất.

* Bố trí thí nghệm theo ph−ơng pháp so sánh giống chính quy, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), diện tích mỗi ô 5m2, nhắc lại 3 lần, mật độ cấy 50khóm/m2, cấy 1 dảnh/khóm, Kẹp các dòng EGMS và các dòng cho phấn (R) bên cạnh để theo dõi. Nền thí nghiệm cùng một khu đất, nền phân bón giống nhau. Bón phân theo tỷ lệ N:P:K là 1 : 0,75 : 0,5 với mức bón 120kg N/ha.

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Thời gian qua các giai đoạn sinh tr−ởng: thời gian từ gieo đến trỗ, thời gian trỗ và thời gian sinh tr−ởng.

- Đặc điểm nông sinh học: số lá trên thân chính, chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu; chiều dài bông, chiều dài lá đòng, chiều rộng lá đòng, dài cổ bông.

- Đặc điểm hình thái: màu sắc thân, lá, kiểu đẻ nhánh; hình dạng bông; góc lá đòng; màu sắc hạt; mỏ hạt.

- Mức độ nhiễm sâu bệnh: loại sâu bệnh, mức độ nhiễm. - Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất con lai F1 - Chất l−ợng xay xát của con lai F1

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS với các dòng r mới chọn tạo tại việt nam (Trang 37 - 39)