Sản xuất hạt giống lúa lai F

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS với các dòng r mới chọn tạo tại việt nam (Trang 33 - 35)

c. Ph−ơng pháp lai “Lin ex Testers” theo mô hình Kempthorme (1957)

2.7.3.Sản xuất hạt giống lúa lai F

Ch−ơng trình lúa lai d−ới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với sự trợ giúp của FAO đã hình thành hệ thống nghiên cứu, phát triển lúa lai trong cả n−ớc. Việc hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1 và làm thuần các dòng bố mẹ b−ớc đầu đ−ợc quan tâm và đạt kết quả đáng khích lệ. từ chỗ ruộng sản xuất F1 chỉ đạt 5 – 6 tạ/ha vào năm 1995 đến năm 1997 đã có một số cơ sở đạt năng suất 35 – 36tạ/ha [8]. Theo kết quả nghiên cứu tổ hợp lai Việt Lai 20 của Nguyễn Văn Hoan (2002), vụ mùa năm 1998 bắt đầu sản

xuất thử 500m2, năng suất đạt 1603kg/ha. Năm 1999 trên diện tích 5000m2 đã nâng đ−ợc năng suất lên 2360kg/ha trong đó có 1000 m2 đạt 2770kg/ha. Năm 2000 đã tổ chức sản xuất chính thức 1,5ha năng suất đạt 2493kg/ha. Song quan sát thấy các dòng bố mẹ còn yếu, ch−a đủ số bông và ch−a đủ phấn. Vụ mùa 2001 đã tổ chức sản xuất thử trên 4 điểm trong đó có 3 điểm tập trung là Hải Phòng, Hà Tây và Hà Nội. Đã điều chỉnh số dảnh cấy trên khóm bố lên 14 dảnh cơ bản/ khóm, phun GA3 với l−ợng 60 – 70g/ha, quan sát thấy các hàng bố tạm đủ cung cấp phấn cho hàng mẹ, năng suất trung bình đã đạt 4432kg/ha, một năng suất hạt lai rất hấp dẫn ở vụ mùa [9].

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trang Nông là đơn vị đầu tiên ký hợp đồng sản xuất lúa lai với nông dân ở thôn ấp Cầu, xã Khánh Hậu, Thị xã Tân An, tỉnh Long An với 2 tổ hợp là Trang Nông 15 và Trang Nông 16. Từ đó, diện tích sản xuất hàng năm của địa ph−ơng ổn định khoảng 50ha, năng suất bình quân 2,2-3,3 tấn/ha. Sau kết quả này, đến năm 2000 Công ty Giống cây trồng Miền Nam với sự giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu lúa lai đã sản xuất tổ hợp Bắc −u 64 ở Trại giống lúa Cờ Đỏ (Cần Thơ) đạt năng suất 3 tấn/ha. Tại các tỉnh huyên hải Nam Trung bộ, vụ xuân 2002 diện tích sản xuất hạt giống lai F1 đã đ−ợc mở rộng khoảng 300 ha với các tổ hợp lai nh−: Bắc −u 64, Bắc −u 903, Nhị −u 63, Nhị −u 838. Tại đồng bằng Sông Cửu Long, vụ xuân 2002 diện tích sản xuất hạt giống lai cũng lên tới hơn 200ha. Nông dân Nam bộ sử dụng kỹ thuật gieo xạ theo hàng dòng mẹ bằng máy gieo do Viện Lúa đồng bằng Sông Cửu Long cải tiến, dòng bố gieo mạ thâm canh. Ph−ơng thức sản xuất này đã thu đ−ợc năng suất hạt lai cao trên 3 tấn/ha, cá biệt có gia đình đạt trên 5 tấn/ha[30].

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS với các dòng r mới chọn tạo tại việt nam (Trang 33 - 35)