Số lá trên thân chính, thời gian sinh tr−ởng và thời gian trỗ bông nở hoa của các dòng bố mẹ

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS với các dòng r mới chọn tạo tại việt nam (Trang 44 - 46)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3. Số lá trên thân chính, thời gian sinh tr−ởng và thời gian trỗ bông nở hoa của các dòng bố mẹ

hoa của các dòng bố mẹ

Số lá trên thân chính và thời gian sinh tr−ởng có mối t−ơng quan chặt chẽ với nhau. Các giống cảm ôn nếu có ít lá thì thời gian sinh tr−ởng ngắn, nếu có nhiều lá thì thời gian sinh tr−ởng dài. Theo dõi chính xác số lá trên thân chính và thời gian sinh tr−ởng từ gieo đến trỗ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bố trí thời vụ sản xuất hạt lai F1. Qua theo dõi chúng tôi thấy các dòng T1S-96, T29S, P5S, T4S thuộc nhóm có thời gian sinh tr−ởng ngắn và cực ngắn. Đây là đặc tính quý của các dòng EGMS, làm cơ sở cho việc tạo giống lúa lai có thời gian sinh tr−ởng ngắn phù hợp với cơ cấu cây trồng 3 vụ/năm ở Vĩnh Phúc. Ngoài ra nó cũng rất thích hợp cho việc sản xuất hạt lai F1 trong vụ mùa và nhân dòng mẹ trong vụ xuân chính vụ. Các dòng cho phấn thuộc nhóm có thời gian sinh tr−ởng trung bình (149 – 154 ngày), không dài hơn quá nhiều so với các dòng EGMS, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí thời vụ gieo trồng trong quá trình sản xuất hạt lai F1 và dễ dàng bố trí bố (mẹ) trỗ bông trùng khớp.

Số lá trên thân chính: ở Miền Bắc n−ớc ta chỉ tiêu số lá trong từng thời vụ t−ơng đối ổn định nên th−ờng xuyên đ−ợc dùng để theo dõi tốc độ sinh tr−ởng của các dòng bố mẹ. Theo dõi chính xác chỉ tiêu này giúp cho việc bố trí thời điểm gieo bố mẹ hợp lý để điều khiển bố mẹ trỗ bông trùng khớp trong quá trình sản xuất hạt lai F1. Số liệu theo dõi bảng 4.3 cho thấy các dòng EGMS trong vụ mùa là 13,0 – 14,5 lá và vụ xuân là 12,2 – 14,4 lá, dòng cho phấn trong vụ mùa 14,0 – 15,4 lá, vụ xuân 13,9 – 14,6 lá. Số lá của 2 dòng T1S-96 và T47S có sự khác nhau rất rõ, số lá trên thân chính của dòng T47S trong vụ xuân nhiều hơn dòng T1S-96 trên 1 lá. Ng−ợc lại trong vụ mùa dòng T1S-96 có số lá trên thân chính (14,5 lá) nhiều hơn dòng T47S 1 lá. Nh− vậy quá trình sinh tr−ởng phát triển của hai dòng này có phản ứng ng−ợc nhau với nhiệt độ và quang chu kỳ.

Thời gian trỗ bông của quần thể càng nhanh và tập trung thì sẽ tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn thụ tinh an toàn khi sản xuất hạt lai F1, bởi đặc thù thời tiết trong vụ mùa của chúng ta diễn biến thất th−ờng. Hầu hết các dòng EGMS có thời gian trỗ bông 8-10 ngày, trong khi đó các dòng R có thời gian trỗ từ 5 – 9 ngày. Nh− vậy để đảm bảo có đủ phấn cung cấp cho dòng mẹ cần phải gieo bố 2 lần cách nhau 4 – 6 ngày. Thời gian từ gieo đến trỗ của các dòng mẹ trong vụ mùa từ 60 – 85 ngày, dòng T1S-95 dài nhất là 85 ngày, dòng T4S và P5S ngắn nhất là 60 ngày. Dòng R1 có thời gian từ gieo đến trỗ 82 ngày, kém T1S-96 là 3 ngày nếu sản xuất hạt lai F1 phải bố trí gieo sau T1S-96. Dòng R1 có thời gian sinh tr−ởng từ gieo đến trỗ dài hơn các dòng EGMS còn lại từ 4-12 ngày. Dòng R3 và R7 có thời gian từ gieo đến trỗ sấp xỉ nhau là 76 và 78 ngày. Căn cứ vào kết quả này có thể tính toán khoảng cách gieo bố mẹ cho từng tổ hợp lai.

Bảng 4.3. Số lá trên thân chính, thời gian từ gieo đến trỗ và thời gian trỗ bông nở hoa

Tên dòng

Số lá/thân chính Thời gian trỗ của quần thể Thời gian từ gieo đến trỗ Vụ mùa Vụ Xuân Thời gian trỗ 1 bông (ngày) Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân T1S-96 14,5 13,1 5 8 7 85 110 T29S 13,0 12,2 4 8 8 62 102 T47S 13,5 14,4 6 10 9 68 115 P5S 13,0 12,9 5 9 8 60 100 T4S 13,0 12,9 4 9 7 60 100 T15S 14,0 13,8 6 9 8 65 112 R1 15,4 14,6 5 6 7 82 124 R3 14,0 13,9 5 9 8 76 119 R7 14,5 14,1 5 5 8 78 120

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS với các dòng r mới chọn tạo tại việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)